Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Tái hòa nhập cộng đồng trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 84 - 90)

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế còn gặp nhiều nhiều khó khăn, thách thức. Các vùng miền có điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội đặc trƣng, không đồng đều. Do vậy cơ sở vật chất trong việc giáo dục, cải tạo phạm nhân của nƣớc ta còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu. Số phạm nhân đƣa vào các cơ sở giam giữ với tính chất, tội phạm ngày càng đa dạng, phức tạp. Kinh phí đầu tƣ để xây dựng, sửa chữa các công trình phục vụ công tác quản lý, giam giữ còn hạn chế; thiếu nhà xƣởng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo, tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân. Tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thƣờng, phức tạp, nhất là dịch bệnh covid-19.

So với tổng thể chung của nền kinh tế, lao động tại các trại giam chỉ là khu vực sản xuất nhỏ với nhiều bất lợi, lại chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, phụ thuộc vào thời tiết. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn nên đã tác động rất lớn đến công tác tổ chức lao động của các trại giam, nhất là các ngành nghề gia công các mặt hàng cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, những năm gần đây, do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán ở Miền Trung, Tây Nguyên, nhất là tình hình xâm thực mặn ở Tây Nam Bộ đã tác động tiêu cực cho không chỉ về hoạt động sản xuất mà còn cho đời sống của ngƣời chấp hành án phạt tù và cán bộ, chiến sĩ các cơ quan

THAHS. Tại nhiều trại giam, do diện tích canh tác bị thu hẹp, nhiễm mặn, hơn nữa, thời gian, công sức phải tập trung cho việc chống hạn, cung ứng nƣớc sạch, nên đã ảnh hƣởng đến năng suất canh tác, nuôi trồng, cung cấp nguyên liệu, sản lƣợng sản xuất các ngành nghề nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng.

Công tác hỗ trợ tái hòa nhập nhƣ hỗ trợ vay vốn, tạo công ăn việc làm tại các địa phƣơng còn gặp nhiều trở ngại. Thực chất việc giải quyết việc làm cho đối tƣợng tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả không cao là do phần lớn ngƣời mãn hạn tù không có chuyên môn nghề nghiệp, yếu kém về trình độ văn hóa không đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp còn có tâm lý e ngại không dám tiếp nhận ngƣời chấp hành xong hình phạt tù về làm việc Những hạn chế này đòi hỏi chính quyền các cấp cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, tích cực tác động, làm cầu nối giúp đỡ cho từng đối tƣợng cụ thể trong công tác tái hòa nhập cộng đồng.

Bên cạnh đó, Luật THAHS năm 2019 bổ sung nhiều quy định mới, có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ, ngành nên việc phối hợp còn chƣa đồng bộ; số lƣợng văn bản quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành nhiều dẫn đến việc áp dụng còn chồng chéo, lúng túng trong triển khai thực hiện. Đối với mặt tổ chức chƣa có cơ quan đầu mối chuyên trách để thống nhất trong việc quản lý hoạt động tái hòa nhập cộng đồng từ trại giam về với địa phƣơng.

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến đƣờng lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nƣớc về công tác tổ chức tái hòa nhập cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tù vẫn chƣa thực sự đƣợc phổ biến rộng rãi đến cộng đồng mà mới chỉ dừng lại ở những ngƣời làm luật và một số cá nhân liên quan. Hầu nhƣ mọi ngƣời đều có tâm lý thờ ơ, không quan tâm. Tại các địa phƣơng các mô hình giúp đỡ ngƣời mãn hạn tù sớm hòa nhập cộng đồng của

các cơ quan, đoàn thể và gia đình chƣa đƣợc triển khai, nhân rộng nhiều nơi còn chƣa có để áp dụng.

Để góp phần vào sự thành công của công tác tái hòa nhập thì đội ngũ cán bộ làm công tác cải tạo, giáo dục, hƣớng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng làm nghề nhƣng thiếu nhiệt tình, chƣa quan tâm nhiều đến dạy họ kỹ năng sống, đào tạo nghề còn lạc hậu không đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của xã hội, chƣa tƣ vấn cho họ các kỹ năng để vƣợt qua khó khăn, thử thách cho nên kết quả của việc tái hòa nhập còn kém, họ rất khó khăn trong việc trở lại với cộng đồng dân cƣ. Biên chế cán bộ, chiến sĩ làm công tác THAHS của Công an các địa phƣơng và các trại giam còn thiếu; trình độ, năng lực cán bộ chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, tâm lý giáo dục, kỹ năng xử lý tình huống. Một bộ phận nhỏ cán bộ thiếu tu dƣỡng, rèn luyện, ý thức phấn đấu và trách nhiệm với công việc chƣa cao, vi phạm quy trình, chế độ công tác.

Trên thực tế, gia đình vẫn là nhân tố ảnh hƣởng lớn nhất đến hiệu quả của hoạt động tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế không ít ngƣời sau khi ra tù không có nơi để về cũng nhƣ không đƣợc quan tâm, giúp đỡ từ gia đình vì đa phần họ đều có hoàn cảnh gia đình phức tạp, nhiều gia đình còn bỏ mặc họ từ đó dẫn đến tâm lý chán nản dễ sa ngã vào con đƣờng xấu và có nguy cơ tái phạm cao. Từ những hành động thiếu cụ thể dẫn đến việc chính quyền địa phƣơng, doanh nghiệp, cộng đồng dân cƣ không mấy mặn mà, giúp đỡ ngƣời mãn hạn tù. Từ đó khiến ngƣời mãn hạn tù không thoát ra khỏi cảm giác tội lỗi, không đƣợc tha thứ, lạc long tiếp tục quay lại con đƣơng lầm lỗi. Mặt khác ngƣời mãn hạn tù sau khi trở về địa phƣơng nhiều trƣờng hợp không về hoặc không đến trình diện, chuyển đi nơi khác nhằm che giấu quá khứ của mình nên xảy ra tình trạng địa phƣơng không biết họ đang làm gì? Và cƣ trú tại đâu, đây cũng là bất cập trong việc quản lý cƣ trú của địa phƣơng.

Việc thực hiện quy định về tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tại nhiều nơi còn lúng túng. Hệ thống pháp luật về hình sự và THAHS hiện hành mặc dù đã đƣợc củng cố, đã quy định rõ ràng cụ thể về cơ chế đảm bảo cũng nhƣ trách nhiệm thực hiện trong công tác tái hòa nhập cộng đồng nhƣng chƣa có quy định cụ thể về cơ quan đầu mối, về quỹ đảm bảo thực hiện và các chế tài xử lý các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện các hành vi trái quy định pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng.

Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ vào công tác quản lý, giám sát, giáo dục ngƣời chấp hành án hình sự tại cộng đồng còn hạn chế, còn tâm lý phó mặc cho lực lƣợng Công an, coi đây là nhiệm vụ của Công an; Chƣa có chế độ, chính sách đối với ngƣời tham gia quản lý, giám sát, giáo dục ngƣời chấp hành án nên không khuyến khích, động viên họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Thêm vào đó số lƣợng ngƣời phạm tội trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng và nhiều trƣờng hợp tái phạm tái phạm, nguy hiểm đòi hỏi làm tốt hai công tác tổ chức thi hành án phạt tù và hoạt động tái hòa nhập cộng đồng là vấn đề cấp bách nhằm ổn định trật tự an toàn xã hội.

Trách nhiệm và nhận thức của một số bộ phận trong các cơ quan nhà nƣớc còn chƣa thực sự đầy đủ, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ còn hạn chế trong công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tù và phòng ngừa tội phạm. Hoạt động tái hòa nhập cộng đồng của Việt Nam còn chƣa có sự thu hút, kêu gọi các nguồn lực sẵn có trong xã hội để đầu tƣ cho công tác tái hòa nhập. Công tác phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan các Bộ, ngành, chính quyền các cấp trong công tác THAHS ở một số địa phƣơng chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao.

Nguồn kinh phí không nhiều dẫn đến cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tái hòa nhập cộng đồng vì thế dẫn đến chƣa đáp ứng

đƣợc nhu cầu giam giữ, cải tạo, giáo dục và dạy nghề với số lƣợng phạm nhân ngày càng tăng tạo áp lực lớn cho các trại giam, tạm giam trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nƣớc nói chung. Nhà nƣớc cũng chƣa có những quan tâm đúng mức và nguồn ngân sách đầu tƣ vào các cơ sở giam giữ hay trung tâm dạy nghề còn rất hạn chế. Cho nên hoạt động tái hòa nhập cho phạm nhân trong trại giam hầu nhƣ còn rất lạc hậu và chƣa đáp ứng đƣợc nhƣ cầu của xã hội. Vì hầu hết hiện nay các cơ sở kinh doanh đều đòi hỏi công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm làm việc lâu năm và có khả năng sử dụng đƣợc các máy móc kĩ thuật tiên tiến để đáp ứng đƣợc nhƣ cầu sản xuất. Nhà nƣớc ta chƣa có những chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc hƣớng nghiệp, đào tạo nghề hay các chính sách hỗ trợ vốn, ƣu đãi thuế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Hoạt động tái hòa nhập cộng đồng của ngƣời chấp hành xong hình phạt tù là hoạt động xuyên suốt toàn bộ quá trình tái hòa nhập cộng đồng từ khi chấp hành án đến khi trở về với cộng đồng. Giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập là một bƣớc đệm quan trọng để sau khi ra tù ngƣời bị kết án có khả năng thích ứng với cuộc sống bình thƣờng, không bị bỡ ngỡ hay lạc hậu so với xã hội. Hoạt động này cũng không thể thành công đƣợc nếu thiếu sự quan tâm, tạo điều kiện cũng nhƣ tổ chức các chƣơng trình giúp đỡ ngƣời mãn hạn tù trở về hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng hơn của các cấp, các ngành có thẩm quyền. Nếu Nhà nƣớc tổ chức tốt hoạt động tái hòa nhập cộng đồng thì những công sức, chi phí trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử ngƣời phạm tội cũng nhƣ toàn bộ hoạt động giáo dục, cải tạo ngƣời bị kết án tại trại cải tạo mới có hiệu quả, ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở thành ngƣời lƣơng thiện, có ý thức tuân thủ pháp luật, không tiếp tục phạm tội mới và hoạt động này mới thực sự có ý nghĩa.Vì vậy, tái hòa nhập cộng đồng là khâu cuối cùng của toàn bộ quá trình thực hiện trọn vẹn bản án hình sự. Chỉ có làm tốt công tác này thì mới giảm đƣợc lƣợng phạm nhân tái phạm tội giúp ổn định trật tự an ninh xã hội.

Hoạt động tái hòa nhập cộng đồng tại Việt Nam trong những năm qua đã cũng đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên cả nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên thì hoạt động tái hòa nhập cộng đồng trên từng địa bàn vẫn còn có một số hạn chế, khó khăn bởi nguyên nhân khách quan và chủ quan; những hạn chế trong hệ thống các quy định của pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng. Từ những phân tích trên, tác giả đƣa ra các yêu cầu và giải pháp bảo đảm hiệu quả tái hòa nhập cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tại Chƣơng 3.

Chƣơng 3

YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QỦA TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tái hòa nhập cộng đồng trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)