luật Thi hành án hình sự Việt Nam
2.2.1. Những kết quả đạt được
2.2.1.1. Thực hiện tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù
Các cơ quan chức năng, các tổ chức và cá nhân có liên quan đã thƣờng xuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nƣớc; giáo dục, trang bị các kiến thức, kỹ năng sống và hỗ trợ các thủ tục pháp lý; các quy định về xóa án tích, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân … cho các phạm nhân, nhất là các phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù. Tổ chức các buổi giáo dục pháp luật và giáo dục công dân cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.
Chỉ tính riêng các trại giam, tính đến năm 2020 đã tổ chức 1.963 lớp giáo dục pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ cho 629.046 lƣợt phạm nhân; 69 lớp dạy văn hóa xóa mù chữ cho 1.751 lƣợt phạm nhân (đã cấp chứng chỉ cho 581 phạm nhân); 932 lớp giáo dục công dân cho 26.111 phạm nhân mới đến chấp hành án, 578 lớp cho 55.022 lƣợt phạm nhân đang chấp hành án và 557
lớp cho 23.206 lƣợt phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; 366 lớp truyền thông phòng, chống tác hại của ma túy và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS cho 118.740 lƣợt phạm nhân [8].
Bảng 2.1: Số liệu kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù của phạm nhân tại các trại giam, trại tạm giam ở Việt Nam từ 2016 - 2020
Thời gian Số ngƣời đang chấp hành án phạt tù Xếp loại rèn luyện Tốt Khá Trung bình Kém 2016 137.131 18.870 (13,76%) 94.058 (68,59%) 16.168 (11,79%) 8.035 (5,86%) 2017 137.259 22.181 (16,16%) 111.989 (81,59%) 16.306 (11,88%) 5.311 (3,87%) 2018 135.887 24.391 (17,95%) 95.370 (70,18%) 11.609 (8,54%) 4517 (3,32%) 2019 132.684 23.419 (17,65%) 93.410 (70,4%) 12.472 (9,4%) 3383 (2,55%) 2020 137.159 16.253 (14,05%) 83.668 (72,35%) 13.092 (11,32%) 2632 (2,28%) Tỉ lệ trung bình 15,91% 72,62% 10,59% 3,58%
(Nguồn: Báo cáo công tác thi hành án của Chính phủ các năm 2016 – 2020)
Số liệu thống kê kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù của các phạm nhân tại các trại giam, trại tạm giam ở Việt Nam từ 2016 - 2020 cho thấy công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân của cơ quan chức năng đã đạt đƣợc những thành tích nhất định. Số ngƣời chấp hành án phạt tù xếp loại khá từ năm 2016 - 2020 luôn chiếm tỉ lệ cao nhất (tỉ lệ trung bình trong 05 năm là 72,62%), các phạm nhân xếp loại kém chiếm tỉ lệ thấp nhất (tỉ lệ trung bình trong 05 năm là 3,58%). Đặc biệt trong công tác cải tạo qua mỗi năm, số phạm nhân xếp loại
kém liên tục giảm, năm 2016 số xếp loại kém chiếm tỉ lệ 5,86%, đến năm 2020 số này chỉ còn là 2,28%. Mặc dù số phạm nhân xếp loại kém có chiều hƣớng giảm nhƣng lƣợng giảm qua từng năm là chƣa đáng kể. Bên cạnh đó tỉ lệ phạm nhân có kết quả cải tạo tốt trong 05 năm qua chỉ chiếm trung bình 15,91%, số lƣợng này vẫn còn thấp hơn nhiều so với phạm nhân cải tạo loại khá. Qua việc phân tích này cho thấy các trại giam, trại tạm giam cần phải có phƣơng hƣớng và triển khai thực hiện đẩy mạnh công tác giáo dục cải tạo tốt hơn nữa để chất lƣợng cải tạo của phạm nhân có sự biến chuyển tích cực. Nhƣng điều quan trọng các cơ quan và cán bộ có trách nhiệm đề cao việc coi trọng chất lƣợng hơn số lƣợng trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.
Các cơ quan chức năng đã làm tốt công tác xét đề nghị đặc xá, xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân; đảm bảo việc thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với phạm nhân. Các trại giam, trại tạm giam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Liên hiệp thanh niên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao cho phạm nhân; phối hợp tổ chức sự kiện truyền thông “Khởi nghiệp chắp cánh tƣơng lai” cho phạm nhân nữ; tổ chức Ngày hội đọc sách và cuộc thi “Viết cảm nhận về sách”; tổ chức hội trại “Thắp sáng ƣớc mơ hoàn lƣơng”; triển khai chƣơng trình giáo dục phạm nhân nữ, giáo dục phạm nhân là ngƣời dƣới 18 tuổi và trong độ tuổi thanh niên; phối hợp Sở Tƣ pháp, Hội Luật gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tƣ vấn, giáo dục cho phạm nhân … Các hoạt động phối hợp đã đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu đời sống tinh thần, văn hóa, thông tin cho phạm nhân, có tác dụng tích cực cho giáo dục cải tạo phạm nhân. Bên cạnh đó, các trại giam đã tổ chức Hội nghị gia đình phạm nhân nhằm tăng cƣờng sự phối hợp với thân nhân phạm nhân theo quy định của Luật THAHS để động viên, giáo dục, giúp phạm nhân yên tâm học tập, cải tạo tiến bộ.
Những năm qua Bộ Công an đã quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác dạy nghề, hƣớng nghiệp cho các phạm nhân, nhất là các phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù; các ngành chức năng, chính quyền các cấp đã vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xung quanh địa bàn đóng quân tham gia hỗ trợ cho các phạm nhân trƣớc khi tái hòa nhập cộng đồng, nhƣ: giới thiệu, tƣ vấn việc làm, hỗ trợ về vốn sản xuất… . Tuy nhiên từ đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, nhiều tổ chức, cá nhân đang hợp tác với các trại giam tổ chức cho phạm nhân lao động, học nghề trong trại giam phải tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất … dẫn đến thiếu việc làm để tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân. Mặt khác, diện tích đất đai đƣợc giao các trại giam quản lý, kinh phí bố trí cho đào tạo nghề, dạy nghề cho phạm nhân và các điều kiện khác còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nên công tác tổ chức cho phạm nhân lao động, học nghề ở các trại giam, trại tạm giam vẫn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là tổ chức cho phạm nhân lao động thủ công, nông, lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp và với mục đích chính là thông qua lao động để giáo dục cải tạo phạm nhân.
Kết quả lao động, học nghề của phạm nhân đƣợc sử dụng theo đúng quy định tại Thông tƣ liên tịch số 12/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân. Trong đó trích 16% bổ sung mức ăn, thƣởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động; 40% tạo nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện, công cụ phục vụ giáo dục, lao động, dạy nghề; 10% lập Quỹ hòa nhập cộng đồng chi hỗ trợ phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; 10% để tổ chức đào tạo, dạy nghề, bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù … Bộ Công an đã chỉ đạo các trại giam sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí trích từ kết quả lao động, học nghề năm 2019 của phạm nhân để đầu tƣ xây dựng các công trình,
nhà xƣởng, trang thiết bị phục vụ tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân. Các trại giam đã tổ chức 73 lớp dạy nghề cho 2.345 phạm nhân (đã hoàn thành và đƣợc cấp chứng chỉ nghề) với các ngành nghề nhƣ: May công nghiệp, điện công nghiệp, điện dân dụng, cơ khí, mộc [8].
Qua sự tổng hợp và phân tích tình hình trong những năm qua, có thể nhận thấy công tác tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành án phạt tù tại Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Những thành quả nêu trên xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó, sự hoàn thiện quy định của pháp luật về đào tạo nghề đối với ngƣời chấp hành hình phạt tù và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và cộng đồng là nhân tố quyết định. Có thể đánh giá kết quả đạt đƣợc xuất phát từ các yếu tố chính sau:
Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật chung không ngừng đƣợc
hoàn thiện. Pháp luật về lao động đối với ngƣời chấp hành hình phạt tù ngày càng đồng bộ, minh bạch, khả thi. Trên cơ sở hiến định về quyền con ngƣời, quyền công dân, pháp luật về hình sự đã xác định rõ chính sách hình sự trong áp dụng hình phạt và nguyên tắc thi hành các hình phạt. Theo đó, “Đối với ngƣời bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành ngƣời có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể đƣợc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trƣớc thời hạn có điều kiện” (điểm e, khoản 1 Điều 3 BLHS 2015);
1… bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng. 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật. 3. Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân và ngƣời chấp hành xong hình phạt tù, (Điều 3 Nghị định số 49/2020/NĐ- CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ).
Nhƣ vậy, Pháp luật về THAHS đã tạo khung pháp lý đầy đủ bảo đảm thi hành nghiêm bản án có hiệu lực pháp luật. Trong đó, quyền, nghĩa vụ của ngƣời chấp hành hình phạt tù đã đƣợc cụ thể trong Luật THAHS. Hệ thống pháp luật hoàn thiện là nền tảng để thực hiện có hiệu quả việc tổ chức lao động, sản xuất tại các trại giam, bảo đảm các mục tiêu đặt ra đối với công tác thi hành hình phạt tù và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời chấp hành hình phạt tù, cũng nhƣ bảo đảm thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù.
Thứ hai, hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án phạt tù đƣợc kiện toàn,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ quản lý, giáo dục cải tạo ngƣời chấp hành hình phạt tù. Với thực trạng ngƣời bị kết án phạt tù có chiều hƣớng gia tăng và luôn ở mức cao trong những năm vừa qua, hệ thống trại giam đã đƣợc tăng cƣờng cả về quy mô và tổ chức.
Bên cạnh những yêu cầu của mô hình tổ chức thuộc lực lƣợng vũ trang, để đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ: quản lý giam giữ, giáo dục, tổ chức lao động và thực hiện các chế độ đối với chấp hành hình phạt tù. Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan đã tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, kỷ luật, kỷ cƣơng và chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, chiến sĩ các trại giam. Thống kê cho thấy, giai đoạn 2011 – 2018, số cán bộ, chiến sĩ các trại giam đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng tại các học viện, nhà trƣờng trong và ngoài ngành Công an rất lớn. Đồng thời, nội dung, chƣơng trình đào tạo cũng đƣợc cải tiến. Cụ thể: Năm 2011: 3.000 ngƣời; Năm 2012: 3.500 ngƣời; Năm 2013: Bộ Công an đã chỉ đạo hệ thống học viện, nhà trƣờng thuộc ngành Công an đƣa vào chƣơng trình giảng dạy chuyên ngành THAHS; Năm 2015: 2.766 cán bộ, chiến sĩ tham dự thi tuyển vào các học viện trong ngành Công an và 2.563 ngƣời theo học đại học hệ tại chức; Năm 2016: 2.468 cán bộ, chiến sĩ đƣợc
đào tạo dài hạn và 990 ngƣời theo học hệ đại học tại chức; Năm 2017: 1.835 ngƣời; Năm 2018: 1.994 ngƣời (Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về công tác
thi hành án từ năm 2011 đến 2018). Hệ thống tổ chức cơ quan THAPT đƣợc
tăng cƣờng; biên chế tổ chức các trại giam đƣợc kiện toàn, năng lực cán bộ, chiến sĩ làm công tác thi hành án phạt tù từng bƣớc đƣợc nâng cao.
Thứ ba, về điều kiện cơ sở vật chất và chế độ, chính sách. Xuất phát từ
mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả giáo dục cải tạo ngƣời chấp hành hình phạt tù, những năm qua, việc đầu tƣ cơ sở vật chất cho hệ thống trại giam đã bảo đảm sự đồng bộ. Chính phủ đã dành nguồn ngân sách đầu tƣ rất lớn cho xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống trại giam. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của trại giam về giam giữ, học tập, học nghề, tổ chức lao động, vui chơi, giải trí, thăm gặp thân nhân, chăm sóc y tế ... .
Thứ tư, cơ chế giám sát, kiểm sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
lao động đối với ngƣời chấp hành hình phạt tù ngày càng đƣợc hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả.
Về giám sát, tại các kỳ họp cuối năm, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao thông qua việc xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án. Đồng thời, Quốc hội cũng thực hiện việc chất vấn Bộ trƣởng Bộ Công an, Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp về công tác này. Qua các hoạt động giám sát trên, Quốc hội đã đánh giá đầy đủ kết quả đạt đƣợc, đồng thời, nêu rõ những hạn chế, khuyết điểm trong công tác thi hành án. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan tiếp thu, qua đó kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành hình phạt tù và tổ chức lao động của hệ thống trại giam đạt hiệu quả cao hơn.
Về kiểm sát, theo quy định của Luật THAHS, từ năm 2011 đến nay, thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án phạt tù và tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành
án phạt tù của các trại giam thuộc Bộ Công an đƣợc chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam. Việc thay đổi cơ chế thực hiện kiểm sát đối với các trại giam đã đề cao vai trò chủ động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và nâng cao tính hiệu quả trong công tác kiểm sát thi hành hình phạt tù. Qua hoạt động kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân đã kịp thời phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và đặc biệt là thi hành án. Việc kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối với các trại giam đã có sự chuyển biến theo hƣớng ngày càng tăng cƣờng và hiệu quả hơn, cụ thể trong giai đoạn 2016 - 2020 đã ban hành hơn 71.000 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục, phòng ngừa; hiệu lực các bản kiến nghị đƣợc nâng lên và vƣợt trên 15% chỉ tiêu Nghị quyết 96 của Quốc hội. Qua đó, kịp thời phát hiện, kiến nghị, yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành hình phạt tù của các trại giam.
Những yếu tố nêu trên đã góp phần bảo đảm tính hiệu quả thực hiện pháp luật về thi hành hình phạt tù nói chung trong đó có thực hiện pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng nói riêng; bảo đảm tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của ngƣời đang chấp hành hình phạt tù.
2.2.1.2. Thực hiện tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù
Công an các đơn vị, địa phƣơng tiếp tục tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù theo Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày