TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
2.1.Quy định về tái hòa nhập cộng đồng trong pháp luật Thi hành án hình sự Việt Nam án hình sự Việt Nam
2.1.1. Quy định về tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn trước khi Luật Thi hành án hình sự năm 2019 được ban hành
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các quy định về hoạt động tái hòa nhập cộng đồng vẫn chƣa đƣợc quy định rõ ràng nhƣng bƣớc đầu cũng đã có những quy định việc giáo dục, cải tạo phạm nhân. Ngày 07/11/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 150/SL thiết lập hệ thống cơ quan thi hành án phạt tù, quy định “Phạm nhân phải giam giữ trong các trại giam để trừng trị và giáo hoá”. Theo Pháp lệnh Cảnh sát nhân dân số 34/LCT ngày 16/7/1962, nhiệm vụ quản lý trại giam đƣợc giao cho lực lƣợng Cảnh sát. Ngày 20/6/1961, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TVQH về việc tập trung để giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội, trong đó quy định:
Việc giáo dục cải tạo thực hành theo phƣơng châm kết hợp lao động với giáo dục chính trị, nhằm mục đích khuyến khích ngƣời đƣợc giáo dục cải tạo cố gắng lao động sản xuất, học tập nghề nghiệp, cải tạo tƣ tƣởng để trở thành ngƣời lƣơng thiện. Những ngƣời đƣợc giáo dục cải tạo không bị coi nhƣ phạm nhân có án phạt tù, nhƣng trong thời gian giáo dục cải tạo không đƣợc hƣởng quyền công dân. Trong thời gian giáo dục cải tạo, những ngƣời đƣợc giáo dục cải tạo đƣợc hƣởng một chế độ thích đáng về lao động, học tập, ăn ở, và phải tuân theo kỷ luật giáo dục cải tạo; nếu vi phạm kỷ luật đó thì tùy trƣờng hợp nặng nhẹ sẽ bị truy tố trƣớc Tòa án nhân dân hoặc bị xử lý về hành chính [41].
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Thông tƣ số 121/CP ngày 09/8/1961 quy định: “Mỗi ngày mỗi ngƣời phải tham gia lao động sản xuất trong 8 giờ”.
Tại Công văn số 120/TTg-NC ngày 22/12/1964, Phủ Thủ tƣớng giao “Bộ Công an xây dựng thí điểm 1, 2 khu sản xuất theo hình thức hợp tác”. Đây là hình thức liên kết tổ chức lao động giữa trại cải tạo với các xí nghiệp, nhà máy và do Bộ Công an hƣớng dẫn về tổ chức, quản lý.
Năm 1970, hệ thống trại giam đƣợc giao cho Cục Cảnh sát quản lý trại giam thống nhất quản lý. Để đáp ứng yêu cầu giáo dục cải tạo ngƣời chấp hành hình phạt tù, cơ quan này đã ban hành quy định 17 loại chế độ trong trại giam: nội quy trại cải tạo, chế độ lao động, học nghề, khen thƣởng, kỷ luật và các chế độ khác. Trong đó, nghĩa vụ lao động của ngƣời chấp hành hình phạt tù nhằm tăng gia sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất của trại giam. Ngày 16/8/1975, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 279/TTg trong đó có nội dung “giao cho ngành Cảnh sát thuộc Bộ Nội vụ xây dựng một số cơ sở kinh tế mới để sử dụng một cách có lợi nhất nguồn nhân lực ... bao gồm những phạm nhân còn hạn tù, những phần tử tập trung giáo dục cải tạo”. Bộ Nội vụ đã phối hợp với một số địa phƣơng, nông, lâm trƣờng, xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã thành lập một số khu sản xuất gần trại giam vừa quản lý giam giữ, vừa tổ chức lao động với quy mô lao động từ 250 đến 350 phạm nhân.
Giai đoạn 1980 - 1990, nền kinh tế Việt Nam bị khủng hoảng trầm trọng, đời sống dân nhân vô cùng khó khăn. Nhiều trại giam có tình trạng thiếu đói trầm trọng, dẫn đến nhiều phạm nhân bệnh tật, chết vì suy kiệt. Bộ Nội vụ đã có Chỉ thị số 123-BNV/C24 ngày 27/4/1989 về tăng cƣờng công tác cải tạo phạm nhân, trong đó đặt ra mục tiêu “bảo đảm việc tự túc nuôi phạm nhân, phấn đấu tự túc từng phần tiến tới tự túc hoàn toàn đạt mức sống
phương, đơn vị có nhu cầu sử dụng phạm nhân để sản xuất xây dựng phải
thực hiện chế độ hợp đồng với trại”. Nhƣ vậy, việc liên kết giữa trại giam với
các đơn vị kinh tế để cho phạm nhân lao động nhằm cải tạo, giáo dục họ đã đƣợc áp dụng từ những đất nƣớc còn chiến tranh.
Năm 1993, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội khóa IX đã ban hành Pháp lệnh Thi hành án phạt tù (số 10-L/CTN ngày 08/3/1993).
Tại Điều 22 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù quy định:
Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, ngƣời bị kết án tù phải lao động. Chế độ lao động và việc sử dụng kết quả lao động của họ do Chính phủ quy định [42].
Tại Điều 23 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù quy định:
Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, ngƣời kết án tù đƣợc học pháp luật, giáo dục công dân, học văn hoá, học nghề, đƣợc thông tin về chính sách, thời sự phù hợp với điều kiện của trại giam.
Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện chƣơng trình giáo dục quy định tại Điều này [42]. Nhƣ vậy, hệ thống pháp luật đã có nhiều tiến bộ, quy định ngày càng rõ hơn về việc xác định việc lao động của ngƣời chấp hành án phạt tù.
Năm 2007, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội khóa XII đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993 (số 01/2007/UBTVQH12 ngày 19/10/2007). Về chế độ lao động cũng đƣợc quy định cụ thể hơn. Điều 22 Pháp lệnh và Quy chế trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ đã bổ sung quy định cấm sử dụng lao động nữ đối với công việc nặng nhọc, độc hại; bổ sung quy định áp dụng chế độ kế toán, thống kê đối với mọi khoản thu, chi từ hoạt động lao động, dạy
nghề. Đồng thời, bãi bỏ quy định cho trại giam đƣợc tổ chức cho phạm nhân lao động tự nguyện để cải thiện bữa ăn. Việc sử dụng kết quả lao động cũng đƣợc sửa đổi cơ bản, trong đó tập trung ƣu tiên cho phạm nhân, ngoài ra tập trung cho việc mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện, công cụ lao động và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức lao động, dạy nghề cho ngƣời chấp hành hình phạt tù.
Luật THAHS (số 53/2010/QH12) đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Việc ban hành Luật này ghi nhận bƣớc phát triển quan trọng của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam trong thời điểm đó, phù hợp với các đạo luật có liên quan nhƣ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Hình sự năm 2009, Luật Tổ chức tòa án nhân dân dân, Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân, khắc phục cơ bản những tồn tại, hạn chế trong hoạt động thi hành án trƣớc đó, tạo hành lang pháp lý mới bảo đảm cho bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật đƣợc thi hành, tính thống nhất của chính sách hình sự và thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa; kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo ngƣời phạm tội; giáo dục mọi công dân pháp luật, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Theo đó thuật ngữ “hòa nhập cộng đồng” đã đƣợc quy định cụ thể tại tại điểm b khoản 1 Điều 30 Luật THAHS năm 2010, nhƣ sau: “Lập quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm
nhân khi chấp hành xong án phạt tù” [29]. Đây là một trong những chính sách
hỗ trợ của Đảng, Nhà nƣớc dành cho phạm nhân và ngƣời chấp hành xong hình phạt tù. Sau đó việc thực hiện quy định này đã đƣợc Chính phủ hƣớng dẫn tại Nghị định 80/2011/NĐ-CP theo đó, quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù đã đƣợc xác định vào điều chỉnh, cụ thể là: “… Quy định cụ thể các điều kiện, biện pháp
đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù...” [7] và các văn bản hƣớng dẫn: Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân; Nghị định số 20/2012/NĐ-CP ngày 20/3/2012 của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu về THAHS; Thông tƣ số 39/2013/TT- BCA ngày 04/02/2013 của Bộ Công an quy định về giáo dục và tƣ vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù; Thông tƣ liên tịch số 02/2013 ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội – Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân. Đồng thời, Thủ tƣớng Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05/12/2018 quy định về tăng cƣờng các biện pháp bảo đảm đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thƣờng trực Ban Bí thƣ và xác định công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phƣơng. Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã quy định những nhiệm vụ trọng tâm đối với các cơ quan có liên quan có trách nhiệm thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục, dạy nghề và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, phù hợp để thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.
Trên cơ sở các quy định này, công tác thi hành án hình sự đã đƣợc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả hơn, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và
thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội.
2.1.2. Quy định về tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn Luật Thi hành án hình sự năm 2019 được ban hành cho đến nay án hình sự năm 2019 được ban hành cho đến nay
Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, với tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp mới của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, đánh dấu một bƣớc tiến mới trong lịch sử lập hiến của nƣớc ta. Hiến pháp năm 2013 đã phản án đƣợc ý chí, nguyện vọng, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tạo nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nƣớc trong thời kỳ phát triển mới.
Hiến pháp 2013 đã khẳng định:
Quyền con ngƣời, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điều 14); Mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16) [30].
Đây đƣợc coi là những nguyên tắc căn bản nhằm đề cao trách nhiệm của Nhà nƣớc trong mối quan hệ với quyền con ngƣời, quyền công dân. Đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi ngƣời và công dân bảo vệ và thực hiện quyền con ngƣời và quyền công dân của mình.
Trên cơ sở Hiến Pháp 2013, Quốc hội đã ban hành các văn bản: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015...để tiếp tục thực hiện chủ trƣơng của Đảng về việc giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội trong môi trƣờng xã hội.
Tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017) đã quy định về vấn đề chấp hành hình phạt và hoạt động tái hòa nhập xã hội đối với ngƣời phạm tội, nhƣ sau:
e) Đối với ngƣời bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành ngƣời có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể đƣợc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trƣớc thời hạn có điều kiện.
g) Ngƣời đã chấp hành xong hình phạt đƣợc tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lƣơng thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì đƣợc xóa án tích [31].
Nhƣ vậy, việc thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con ngƣời, quyền cơ bản của công dân; chiến lƣợc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật hình sự, chiến lƣợc cải cách tƣ pháp và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã mang lại những chuyển biến lớn, tích cực về kinh tế, xã hội. Luật THAHS năm 2010 đã bộc lộ những bất cập, cần khắc phục.
Do vậy, để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục những khó khăn, bất cập trong thực tiễn thi hành án hình sự những năm qua, Luật THAHS năm 2019 (số 41/2019/QH14) đƣợc Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/1/2020 thay thế Luật THAHS năm 2010. Luật THAHS năm 2019 gồm 16 chƣơng, 207 điều, trong đó có nhiều nội dung mới nhằm khắc phục bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác thi hành án, thể hiện tính nhân văn sâu sắc bảo đảm quyền lợi của phạm nhân, đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công
dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Đặc biệt, lần đầu tiên Luật THAHS đã quy định về tái hòa nhập cộng đồng tại Điều 45, cụ thể:
1. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trƣớc khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, đƣợc đặc xá, tha tù trƣớc thời hạn có điều kiện. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm:
a) Tƣ vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; b) Định hƣớng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm;
c) Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam. 2. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm:
a) Kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp;
b) Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.