Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế sâu rộng. Đồng thời, số lƣợng ngƣời phạm tội ngày càng gia tăng, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, nhất là tội phạm phi truyền thống, tội phạm xuyên biên giới đã đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi hệ thống pháp luật phải giải quyết, trong đó có quy định về tái hòa nhập cộng đồng. Do vậy, để bảo đảm mục tiêu giáo dục ngƣời chấp hành hình phạt tù có nhận thức, hiểu biết pháp luật để không tái phạm, tác giả đề xuất các yêu cầu nâng cao hiệu quả tái hòa nhập cộng đồng của ngƣời mãn hạn tù, cụ thể nhƣ sau:
3.1.1. Nắm vững các quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thực hiện pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng
Khoản 1 điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định:
Ở nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con ngƣời, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Cũng trong Hiến pháp 2013 tại khoản 1 điều 20 nêu rõ:
Mọi ngƣời có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đƣợc pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định:
dựng nền tƣ pháp trong sách, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bƣớc hiện đại; bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân [10].
Do đó, nguyên tắc bảo đảm quyền con ngƣời đối với ngƣời chấp hành án phạt tù, đề cao tính nhân đạo, kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong quá trình thi hành án phạt tù; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của là yêu cầu cơ bản trong thi hành án hình sự. Vấn đề này luôn đƣợc pháp luật Việt Nam quy định. Việc áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo, chế độ lao động, học nghề trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của ngƣời chấp hành án phạt tù sẽ tạo động lực cho họ tích cực lao động, học tập, tự rèn luyện để trở về cộng đồng xã hội, có ý thức tôn trọng pháp luật, thấy rõ sự nghiêm minh của pháp luật.
3.1.2. Nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa thực hiện pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng trong tình hình mới
Trách nhiệm lao động của ngƣời chấp hành án phạt tù là nghĩa vụ bắt buộc tại trại giam, trại tạm giam. Đây là một phƣơng thức giáo dục cũng nhƣ khâu quan trọng để chuẩn bị tái hòa nhập xã hội cho ngƣời bị kết án tù. Với truyền thống nhân đạo, pháp luật Việt Nam luôn đề cao yếu tố trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo ngƣời chấp hành án phạt tù. Do vậy, việc nhận thức đúng đắn về mục đích và ý nghĩa của việc tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù là vô cùng quan trọng. Có nhận thức đúng và đầy đủ thì hoạt động này mới đạt đƣợc hiệu quả mà pháp luật đã đặt ra, đồng thời bảo đảm mục đích răn đe và phòng ngừa chung.
3.1.3. Phối hợp thực hiện đồng bộ giữa chế độ lao động với các chế độ khác đối với người chấp hành án phạt tù độ khác đối với người chấp hành án phạt tù
giam, trại tạm giam tổ chức khoa học, đồng bộ giữa chế độ lao động với các chế độ khác, bảo đảm sau khi họ chấp hành xong hình phạt có thể thích nghi ngay với xã hội và có cơ hội tìm kiếm việc làm nhanh chóng. Do vậy, cần thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, công tác tổ chức lao động phải gắn liền với nhiệm vụ dạy
nghề, phải coi dạy nghề vừa là tiền đề nhƣng cũng là kết quả của quá trình tổ chức lao động. Bởi lẽ, nghề nghiệp đƣợc trang bị sẽ là “nguồn vốn” quan trọng nhất để ngƣời chấp hành án phạt tù tái hòa nhập xã hội.
Thứ hai, việc dạy nghề không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành nghề
đang lao động sản xuất, mà phải hƣớng tới những ngành nghề ngƣời chấp hành án phạt tù có thể sử dụng sau này. Đây cũng là điều khó khăn trong điều kiện hiện nay, khi mà các trại giam chủ yếu vẫn là canh tác nông, lâm nghiệp hoặc sản xuất, chế biến nông sản, gia công, tiểu thủ công nghiệp.
Thứ ba, các ngành nghề lao động đối với ngƣời chấp hành án phạt tù
vẫn chủ yếu thủ công, nặng nhọc, thời gian lao động phải bảo đảm nhƣ lao động ngoài xã hội nhƣng trong điều kiện bị giam giữ và lao động mang tính chất cƣỡng bức. Với những đặc điểm tâm, sinh lý nhƣ đã phân tích, nhất là sự mặc cảm của ngƣời chấp hành án phạt tù, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thăm gặp, liên lạc với thân nhân, học văn hóa, học pháp luật, ... sẽ không bảo đảm tái phục hồi sức lao động mà còn dễ dẫn đến trạng thái tâm lý bất mãn, chống đối, ảnh hƣởng đến năng suất, hiệu quả lao động và an ninh, trật tự trong trại giam. Bởi vậy, việc áp dụng chế độ lao động phải hợp lý, tuân thủ đúng quy định pháp luật.
3.1.4. Huy động rộng rãi tổ chức, cá nhân tham gia quá trình thực hiện pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng hiện pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng
Trong bối cảnh hiện nay, huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vào hoạt động tổ chức lao động tại các trại giam là yêu cầu tất yếu.
Quá trình tái hòa nhập cộng đồng bao gồm giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng, là quá trình luôn hƣớng tới xã hội và cộng đồng, chịu sự chi phối tác động của các nhóm trong xã hội và ngƣợc lại (liên quan tới các yếu tố tình cảm gia đình, quan hệ sản xuất, trật tự an ninh - xã hội). Do đó xuyên suốt trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng của ngƣời chấp hành xong hình phạt tù luôn có trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân để đảm bảo công tác tái hòa nhập đƣợc hiệu quả.
Bên cạnh đó ở nƣớc ta, cơ sở vật chất trong việc giáo dục, cải tạo phạm nhân còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu. Số phạm nhân đƣa vào các cơ sở giam giữ với tính chất, tội phạm ngày càng đa dạng, phức tạp. Kinh phí đầu tƣ để xây dựng, sửa chữa các công trình phục vụ công tác quản lý, giam giữ còn hạn chế. Tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thƣờng, phức tạp, công tác hỗ trợ tái hòa nhập nhƣ hỗ trợ vay vốn, tạo công ăn việc làm tại các địa phƣơng còn gặp nhiều trở ngại. Để khắc phục những khó khăn, thách thức trong công tác tái hòa nhập cộng đồng kể trên cần có sự góp sức của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội đồng hành với cơ quan chuyên trách.
3.2. Các giải pháp bảo đảm hiệu quả tái hòa nhập cộng đồng
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong hình phạt tù đồng của người chấp hành xong hình phạt tù
Từ những bật cập ở chƣơng 2 cho thấy việc cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật là vô cùng cần thiết nhất là hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động tái hòa nhập cộng đồng của ngƣời chấp hành xong hình phạt tù từ cả nhu cầu chủ quan và khách quan trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nƣớc. Đây cũng là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến Pháp 2013 về việc đề cao các quyền của con ngƣời và cả các quyền của ngƣời phạm tội.
Căn cứ vào quan điểm, định hƣớng, chính sách, sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta để hoàn thiện các quy định pháp luật về tái hòa nhập, có cái nhìn
đúng đắn, thẳng thắn về trách nhiệm của từng cơ quan nhà nƣớc trong hoạt động tổ chức tái hòa nhập xã hội cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tù. Đồng thời kiểm điểm, khắc phục những hạn chế trong công tác cán bộ nhƣ còn chƣa thực sự nhiệt huyết, trình độ chuyên môn yếu kém, năng lực hạn chế…
Công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời phạm tội luôn đòi hỏi tính tổ chức cao và tính xã hội rộng. Do đó, để công tác này thực sự hiệu quả đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền, ngƣời có thẩm quyền tăng cƣờng lãnh đạo, trau dồi trình độ nghiệp vụ của mình. Hiện nay, công tác tái hòa nhập xã hội đối với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù thực hiện dƣới chỉ đạo chung của các cấp ủy Đảng và chính quyền. Ngoài các tổ chức Đảng, chính quyền địa phƣơng cũng phải lên kế hoạch chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tại địa phƣơng mình hỗ trợ, giúp đỡ và thực hiện các biện pháp, chƣơng trình huy động nguồn lực, tạo công ăn việc làm và động viên về mặt tâm lý để giúp ngƣời mãn hạn tù ổn định làm ăn và sinh sống. Luật THAHS năm 2019 đã quy định rõ về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tái hòa nhập xã hội đối với ngƣời phạm tội; "Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tố quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức trong THAHS và các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt
động THAHS theo quy định của pháp luật" [34].
Nhiệm vụ trọng tâm của THAHS là cách ly ngƣời phạm tội ra khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, để cải tạo, dạy dỗ, giao dục họ trở về làm con ngƣời lƣơng thiện có ích cho gia đình, cho xã hội và cho đất nƣớc. Trong thời gian này họ đƣợc học về văn hóa, pháp luật, các kỹ năng cần thiết mà trƣớc đây khi chƣa chấp hành án họ đã có cái nhìn sai lệch dẫn đến con đƣờng phạm pháp. Qua đó có thể thấy đƣợc bản chất nhân đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc xử lý ngƣời phạm tội.
công tác này còn hạn chế, chƣa thống nhất, đồng bộ, thiếu tính sáng tạo và chƣa có giá trị pháp lý cao. Vì thế, chƣa tạo đƣợc hành lang pháp lý để các cơ quan, đoàn thể và mọi ngƣời chấp hành theo, chƣa phát huy đƣợc sự chung tay, góp sức trong công tác tái hòa nhập cộng đồng giúp ngƣời mãn hạn tù nhanh chóng tạo lập cuộc sống ổn định. Cho nên, việc xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn trong công tác tái hòa nhập cộng đồng sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi để mọi ngƣời chung tay góp sức giúp đỡ ngƣời mãn hạn tù trở về với cộng đồng hơn thế nữa còn giúp họ thiết lập những điều kiện cần thiết để khôi phục lại quyền tự do mà mình đã bị tƣớc bỏ trong một khoảng thời gian nhất định. Cùng với sự hoàn thiện việc học hỏi, tham khảo, chọn lọc những mô hình hay, những kinh nghiệm quý báu từ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới sẽ giúp hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành án phạt tù của Việt Nam gặt hái đƣợc nhiều thành công.
Từ những định hướng nêu trên tác giả có những kiến nghị sau:
- Trong thời gian tới để công tác này đạt kết quả tốt hơn thì Ủy ban nhân dân tỉnh cần phải chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu ban hành quy trình tiếp nhận, quản lý giáo dục người chấp hành xong án phạt tù về địa phương; chỉ đạo việc thành lập các quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy
định tại Điều 23 Nghị định 49/2020/NĐ-CP và xem xét dành một phần kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc theo Điều 5 Nghị định 49/2020/NĐ-CP; chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc thực hiện Nghị định; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện; chỉ đạo xây dựng các giải pháp để huy động sự tham gia đóng góp
của toàn xã hội trong công tác giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng tái hòa nhập cộng đồng.
- Công an cấp huyện phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan
xây dựng quy chế để thực hiện nghị định, có những công tác chỉ đạo chuyên
nhiệm vụ và các hành động cụ thể của mình để góp phần thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả. Đối với những nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại trên địa bản Ủy ban nhân dân các cấp cần tập trung làm rõ, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định, minh bạch và hiệu quả.
- Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng của ngƣời chấp hành xong hình phạt tù luôn phải gắn liền với pháp luật hình sự và THAHS. Do đó, để hoàn thiện pháp luật về THAHS phải đặt trong mối quan hệ với pháp luật hình sự. Trọng phạm vi này các cơ quan cấp Bộ, đặc biệt là Bộ Công an làm đầu mối xem xét, đánh giá và thực hiện công tác tham mƣu xây dựng các dự thảo, ban hành các văn bản hƣớng dẫn luật quy định rõ
trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ tham gia công tác tái hòa nhập cộng đồng; hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các
khâu, liên thông giữa các cấp; Bên cạnh đó xây dựng các quy định về chính sách, chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác tái hòa nhập cộng đồng nhằm đảm bảo hiệu quả công việc, đảm bảo về trách nhiệm, mang ý nghĩa khích lệ cho những công sức mà họ đã đóng góp cho công tác này. Căn cứ theo những cơ sở đó từng bƣớc chuyên môn hóa công tác tái hòa nhập cộng đồng dành cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tù.
- Quy định chế tài xử phạt đối với các đối tượng không làm đúng chức trách, nhiệm vụ căn cứ theo quy định về tổ chức, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn. Áp dụng Nghị định 112/2020/NĐ-CP để xử lý các cán
bộ vi phạm tùy theo mức độ hậu quả mà áp dụng các hình thức xử lý: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, giáng chức, bãi nhiệm, hạ bậc lƣơng, buộc thôi việc (Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP). Cơ quan có thẩm quyền áp dụng
các thủ tục tố tụng theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong những hành vi của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Đề ra các chƣơng trình khuyến khích chính quyền địa phƣơng, các cơ quan tổ chức, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ xây dựng các chƣơng trình, mô hình giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù quay về địa phƣơng làm ăn sinh sống.
- Nhà nƣớc tập trung tuyên truyền, khuyến khích, động viên các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp xóa bỏ mặc cảm tạo công ăn việc làm cho ngƣời mãn hạn tù và đề xuất nhiều chính sách nhƣ: Ƣu đãi về nguồn vốn, thuế, …