Phối hợp thực hiện đồng bộ giữa chế độ lao động với các chế độ

Một phần của tài liệu Tái hòa nhập cộng đồng trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 91 - 92)

độ khác đối với người chấp hành án phạt tù

giam, trại tạm giam tổ chức khoa học, đồng bộ giữa chế độ lao động với các chế độ khác, bảo đảm sau khi họ chấp hành xong hình phạt có thể thích nghi ngay với xã hội và có cơ hội tìm kiếm việc làm nhanh chóng. Do vậy, cần thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, công tác tổ chức lao động phải gắn liền với nhiệm vụ dạy

nghề, phải coi dạy nghề vừa là tiền đề nhƣng cũng là kết quả của quá trình tổ chức lao động. Bởi lẽ, nghề nghiệp đƣợc trang bị sẽ là “nguồn vốn” quan trọng nhất để ngƣời chấp hành án phạt tù tái hòa nhập xã hội.

Thứ hai, việc dạy nghề không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành nghề

đang lao động sản xuất, mà phải hƣớng tới những ngành nghề ngƣời chấp hành án phạt tù có thể sử dụng sau này. Đây cũng là điều khó khăn trong điều kiện hiện nay, khi mà các trại giam chủ yếu vẫn là canh tác nông, lâm nghiệp hoặc sản xuất, chế biến nông sản, gia công, tiểu thủ công nghiệp.

Thứ ba, các ngành nghề lao động đối với ngƣời chấp hành án phạt tù

vẫn chủ yếu thủ công, nặng nhọc, thời gian lao động phải bảo đảm nhƣ lao động ngoài xã hội nhƣng trong điều kiện bị giam giữ và lao động mang tính chất cƣỡng bức. Với những đặc điểm tâm, sinh lý nhƣ đã phân tích, nhất là sự mặc cảm của ngƣời chấp hành án phạt tù, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thăm gặp, liên lạc với thân nhân, học văn hóa, học pháp luật, ... sẽ không bảo đảm tái phục hồi sức lao động mà còn dễ dẫn đến trạng thái tâm lý bất mãn, chống đối, ảnh hƣởng đến năng suất, hiệu quả lao động và an ninh, trật tự trong trại giam. Bởi vậy, việc áp dụng chế độ lao động phải hợp lý, tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Tái hòa nhập cộng đồng trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)