Những khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 68)

phố Hải Phòng.

Hiện nay, tranh chấp HĐTD đang là một trong những dạng tranh chấp phổ biến, thƣờng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lƣợng các vụ án dân sự, kinh doanh thƣơng mại tại một số TAND cấp huyện, trong đó có TAND quận Ngô Quyền. Tính chấp của các vụ án tranh chấp HĐTD ngày càng phức tạp nên Tòa án gặp rất nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong việc giải quyết loại án này.

2.4.1. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ quy định của pháp luật

2.4.1.1.Vướng mắc trong các quy định pháp luật nội dung

Hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật đƣợc áp dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp HĐTD và tranh chấp khác liên quan đến TCTD tại

62

Tòa án. Chỉ riêng BLDS, BLTTDS, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng đã có hàng chục các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Chƣa kể mỗi năm có rất nhiều các thông tƣ, nghị định, thậm chí là văn bản hƣớng dẫn đƣợc ban hành cho những trƣờng hợp đặc thù, hƣớng dẫn riêng cho giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và xửlý nợ xấu. Một số vấn đề pháp luật quy định chƣa đầy đủ, rõ ràng, thiếu tính thống nhất. Với khối lƣợng văn bản nhiều và rải rác nhƣ vậy rất khó cho Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án, áp dụng pháp luật một cách thống nhất và chính xác. Tình trạng này đến nay tuy đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng vẫn chƣa hoàn toàn có sự đồng bộ, thống nhất. Hơn nữa, tranh chấp HĐTD hiện nay, nhất là những tranh chấp liên quan đến xử lý nợ xấu chủ yếu là tranh chấp phát sinh từ HĐTD đƣợc xác lập từ trƣớc ngày BLDS 2015 có hiệu lực pháp luật nên Tòa án vẫn phải áp dụng các quy định pháp luật có hiệu lực tại thời điểm xác lập hợp đồng để giải quyết tranh chấp. Các quy định về lãi suất, phạt vi phạm vẫn chƣa thực sự rõ ràng, thống nhất giữa các văn bản pháp luật nên vẫn có trƣờng hợp giữa các Tòa án có phán quyết khác nhau về cách tính lãi suất, phạt vi phạm.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp HĐTD hiện nay cho thấy chủ yếu là tranh chấp có liên quan đến hợp đồng bảo đảm, tài sản bảo đảm. Trong khi đó, pháp luật về giao dịch bảo đảm, đặc biệt là về xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều hạn chế. Pháp luật về giao dịch bảo đảm vẫn chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong việc xử lý tài sản bảo đảm, chƣa có sự phân biệt giữa cơ chế xử lý tài sản là bất động sản và cơ chế xử lý tài sản là động sản; quy định về điều kiện thu giữ tài sản bảo đảm nhƣng chƣa sát với thực tế. Nghị quyết số 42/2017/QH14 là cơ sở pháp lý cao nhất, thể hiện quyết tâm của cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp trong việc giải phóng khối tài sản bảo đảm khổng lồ của nợ xấu còn tồn đọng. Tuy nhiên, các cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý nhà nƣớc lại chƣa kịp thời trong việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn

63

một số lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của mình, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả triển khai Nghị quyết này.

Về chủ thể tham gia giao dịch dân sự, BLDS năm 2015 chỉ điều chỉnh quan hệ nhân thân, tài sản đối với cá nhân và pháp nhân, còn các chủ thể khác nhƣ hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân lại không quy định điều chỉnh nhƣ trƣớc đây. Trong khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, các quy định pháp luật về thuế, các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc... vẫn còn thừa nhận những chủ thể này tham gia giao dịch. Nhƣ vậy, đã có sự quy định không thống nhất về chủ thể đƣợc phép giao dịch dân sự. Ngoài ra, chƣa có quy định điều chỉnh về hiệu lực của những giao dịch do hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân đã thực hiện trƣớc ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực (từ ngày 01/01/2017) sẽ tiếp tục có hiệu lực hay không? các bên vẫn tiếp tục thực hiện giao dịch đã ký kết hay các giao dịch sẽ phải thực hiện lại theo đúng chủ thể do BLDS năm 2015 quy định bằng việc để thành viên của các chủ thể này đại diện ra giao dịch lại? Việc chƣa có quy định về vấn đề này sẽ gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp đối với những giao dịch do hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân thực hiện trƣớc đây, đảm bảo cho quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ thế chấp.

2.4.1.2. Bất cập, vướng mắc trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự

a. Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

Tranh chấp HĐTD và những tranh chấp dân sự liên quan đến TCTD là vô cùng phong phú và phức tạp, không phân biệt giá trị vay lớn hay nhỏ thì mỗi hồ sơ cũng có những khó khăn nhất định vì phần lớn trƣớc khi nộp đơn khởi kiện, TCTD và bên vay đã thƣơng lƣợng, hòa giải nhiều lần nhƣng không thành. Ở giai đoạn tố tụng tại Tòa án, thông thƣờng các bên không thể hòa giải đƣợc với nhau hoặc bên vay, bên chủ sở hữu tài sản không hợp tác với Tòa án trong việc giải quyết vụ án, cố tình vắng mặt, cố tình sử dụng quyền pháp lý theo hƣớng lợi dụng quyền để kéo dài thời gian giải quyết

64

nhằm chiếm dụng vốn vay hoặc gây khó khăn cho ngân hàng và cho cả Tòa án. Trong khi đó, BLTTDS quy định thời hạn giải quyết là 04 tháng, gia hạn không quá 02 tháng đối với vụ án dân sự về tranh chấp HĐTD. Những vụ án kinh doanh thƣơng mại về tranh chấp HĐTD thông thƣờng rất phức tạp, giá trị hợp đồng vay lớn, tài sản bảo đảm khoản vay và việc xác định đƣơng sự phức tạp nhƣng thời hạn giải quyết là 02 tháng, gia hạn không quá 01 tháng, nhƣ vậy thời hạn giải quyết tối đa chỉ 03 tháng là quá ngắn. Thực tế, rất ít trƣờng hợp các vụ án tranh chấp HĐTD giải quyết đúng trong thời hạn quy định nêu trên mà đa số các Thẩm phán phải tìm lý do để tạm đình chỉ vụ án, sau đó lại ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án để đƣợc tính lại thời hạn từ đầu.

b. Quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Quy định về thẩm quyền của Tòa án trong trƣờng hợp nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án.Tình huống cụ thể: Ngân hàng A chi nhánh trên địa bàn quận Ngô Quyền ký HĐTD cho 3 công ty là B, C, D trụ sở cùng tại quận Hải An vay, sử dụng tài sản bảo đảm là X, Y, Z tọa lạc tại quận Hải An. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp là nơi đặt chi nhánh của Ngân hàng A. Ngân hàng A khởi kiện tại TAND quận Ngô Quyền theo thỏa thuận tại hợp đồng. Trong quá trình giải quyết, phía bị đơn cho rằng TAND quận Ngô Quyền không có thẩm quyền giải quyết mà thẩm quyền giải quyết thuộc về TAND quận Hải An. Căn cứ Điều 40 BLTTDS thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong trƣờng hợp ... “b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết”. Nhƣ vậy, chi nhánh tổ chức trong nội hàm của Điều

luật này đƣợc hiểu là bị đơn hay cả nguyên đơn và bị đơn? Hiểu nhƣ vậy có tùy tiện không khi trong mục b không chỉ ra nhƣng các mục a, c, d... đều chỉ ra rõ: “a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng

65

hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”, “c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết”, “d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết.”...

Quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: Thực tiễn cho thấy đa số ngƣời khởi kiện sử dụng cơ sở pháp lý tại khoản 2 Điều 12 Luật Cƣ trú năm 2006 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2013) và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ để đề nghị Công an xã, phƣờng, thị trấn xác nhận một cá nhân đang sinh sống tại một địa chỉ cụ thể nào đó, tức là chứng minh nơi cƣ trú của ngƣời bị kiện để từ đó làm cơ sở yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cƣ trú giải quyết vụ án. Theo khoản 2 Điều 12 Luật Cƣ trú sửa đổi năm 2013, trƣờng hợp không xác định đƣợc nơi cƣ trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này, tức là không xác định đƣợc nơi thƣờng trú và tạm trú, thì “nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”. Điều này có nghĩa rằng, nếu có nơi thƣờng trú và (hoặc) tạm trú rồi thì không cần xác định nơi cƣ trú của công dân là nơi ngƣời đó đang sinh sống nữa. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trƣờng hợp, một cá nhân có nơi thƣờng trú, hoặc có nơi tạm trú, hoặc vừa có nơi thƣờng trú vừa có nơi tạm trú, ngoài ra họ còn đang sinh sống tại một địa chỉ khác không phải là nơi đăng ký thƣờng trú và tạm trú. Nhƣ vậy, đây không phải là trƣờng hợp “không xác định đƣợc nơi đăng ký thƣờng trú và (hoặc) tạm trú” của một cá nhân mà là trƣờng hợp vừa “xác định đƣợc nơi đăng ký thƣờng trú và (hoặc) tạm trú” vừa “xác định đƣợc nơi đang sinh sống” của một cá nhân. Nhƣ vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn thƣờng trú, nơi bị đơn tạm trú hay nơi bị đơn đang sinh sống? Thực tế nhiều Tòa án, ngoài việc yêu cầu ngƣời khởi kiện cung cấp các căn cứ để chứng minh nơi cƣ trú của ngƣời bị kiện nhƣ sổ hộ khẩu, giấy tờ đăng ký tạm trú, hoặc giấy tờ xác nhận thƣờng trú hay tạm trú thì Tòa án còn yêu

66

cầu ngƣời khởi kiện cung cấp cho mình địa chỉ nơi ngƣời bị kiện đang sinh sống để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án, gây khó khăn và mất thời gian cho ngƣời khởi kiện.

c. Quy định về giải quyết vụ án tranh chấp nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo thủ tục rút gọn.

TAND quận Ngô Quyền chƣa thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo thủ tục rút gọn, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, học viên cũng nhận thấy một số khó khăn, vƣớng mắc làm ảnh hƣởng đến quá trình giải quyết loại vụ việc này. Việc thụ lý và giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn hiện nay theo quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng. Tiêu chí để xác định nợ xấu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 42/2017/QH14/2017/QH14 có các đặc trƣng sau đây: Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết nợ này đã hết hạn; tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hƣớng xấu dẫn đến nhiều khả năng ngân hàng không thu hồi đƣợc cả vốn lẫn lãi; tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) đƣợc đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trãi nợ gốc và lãi; thông thƣờng về thời gian là các khoản nợ quá hạn từ ngày thứ 91 trở lên. Nhƣ vậy, có thể hiểu Tòa án có thẩm quyền căn cứ tiêu chí để xác định nợ xấu trên cơ sở văn bản đánh giá của TCTD, việc phân loại nhóm nợ dựa trên đánh giá về mức độ rủi ro của các TCTD. Theo đó, Tòa án sẽ có khó khăn trong việc xem xét, đánh giá tiêu chí xác định nhóm của TCTD là đúng hay sai để áp dụng Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP khi thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn. Nếu chỉ xác định khoản nợ đã quá hạn trong thời hạn nhất định để xác định là nợ xấu sẽ đơn giản và dễ xem xét điều kiện để thụ lý. Thông thƣờng, các TCTD khởi kiện yêu cầu bị đơn và ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ, nhƣng nguyên đơn không cung cấp đƣợc họ tên của những ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (là những

67

ngƣời thực tế đang quản lý, sử dụng tài sản đảm bảo này). Nguyên đơn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bàn giao tài sản nhƣng bị đơn không đến Tòa án theo giấy triệu tập, không hợp tác khi Tòa án giải quyết vụ án và không chấp nhận thực hiện nghĩa vụ bàn giao tài sản. Khi đó, Tòa án phải chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thƣờng thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án đƣợc tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thƣờng. Nhƣ vậy, thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hƣởng đến thời gian thực hiện lại các thủ tục tố tụng.

2.4.2. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ thực tiễn

2.4.2.1. Khó khăn trong xác định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Pháp luật chỉ quy định chung ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ngƣời tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhƣng việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; nhƣng thực tế, trong các vụ án tranh chấp HĐTD, những ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rất đa dạng, đặc biệt là liên quan đến tài sản bảo đảm nhƣ là bên thứ ba sở hữu tài sản bảo đảm, ngƣời đang giữ tài sản bảo đảm, ngƣời đang sinh sống tại nơi có đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm hoặc là các chủ nợ khác cùng nhận bảo đảm bằng tài sản bảo đảm cho khoản vay tại TCTD là nguyên đơn trong vụ án…. Vì vậy, Tòa án gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong việc xác định đúng và đầy đủ ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Có thể dẫn chứng một số vụ án cụ thể sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vụ án 1: Ngân hàng A khởi kiện đối với công ty B, C, D và yêu cầu phát

mại tài sản bảo đảm cho khoản nợ là bất động sản X do ông E và bà F đứng tên đồng sở hữu. Trong quá trình Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụán đã tiến hành xác minh đối với bất động sản X. Căn cứ kết quả xác minh do công an địa phƣơng cung cấp thì tại địa chỉnơi bất động sản X tọa lạc, hộ khẩu có tên ông E, bà F và các ngƣời con là M, N, L nhƣng thực tếcƣ trú tại thời điểm xác minh chỉcó ông E, bà F và ngƣời con N. Tòa án sơ thẩm đã đƣa toàn bộ ông

68

E, bà F và M, N, L tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tại thời điểm thụ lý vụ án M và L không thực tế cƣ trú tại bất động sản X là tài sản bảo đảm của HĐTD tranh chấp mà chỉ có tên trên hộ khẩu thƣờng trú tại địa chỉnày. Nhƣ vậy, M và L có phải là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án này hay không?

Quan điểm của học viên là Tòa án đã tiến hành xác minh cho thấy M và L không cƣ trú tại căn nhà này, không đóng góp công sức vào khối tài sản này thì họ không phải đồng sở hữu và cũng không có quyền lợi, nghĩa vụ gì trong vụ án. Vì vậy, Tòa án không cần đƣa M, L vào tham gia tố tụng với tƣ cách là

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 68)