Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 82 - 86)

2.5.2.1. Từ phía Tòa án

Thẩm phán là ngƣời trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hồ sơ vụ án và thƣờng có vai trò chủ tọa trong các phiên tòa giải quyết tranh chấp HĐTD; do đó, để có một bản án chất lƣợng đòi hỏi Thẩm phán phải có vốn kiến thức vững chắc, am hiểu pháp luật và phải luôn cập nhật kiến thức mới, thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng năng lực nghiệp vụ. Thực tế cho thấy, một số thẩm phán chƣa thực sự phát huy hết năng lực của mình trong việc giải quyết tranh chấp, nghiên cứu văn bản pháp luật, vẫn còn tình trạng gây khó khăn cho TCTD trong việc thụ lý hồ sơ, xác định tƣ cách đƣơng sự, việc ủy quyền giữa Ngân hàng và tổ chức mua bán nợ, chƣa nắm vững kỹ năng giải quyết án dẫn đến vụ án bị kéo dài hoặc bị hủy, sửa...

76

Khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án phần lớn cũng xuất phát từ phía các TCTD khi nguồn nhân lực chủ chốt trong hoạt động tín dụng không đƣợc đảm bảo yêu cầu về năng lực chuyên môn cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp. Khi các TCTD cho khách hàng vay tiền, các cán bộ tín dụng chỉ chú trọng việc tìm kiếm khách hàng; trong khi đó việc thẩm định, đánh giá biện pháp bảo đảm tiền vay còn hạn chế, chƣa phân tích, đánh giá các điều kiện về biện pháp bảo đảm tiền vay. Bên cạnh đó, trình độ thẩm định của nhân viên TCTD còn chƣa cao, một số còn chú trọng tƣ lợi cá nhân trong hoạt động cho vay nên có những sai sót và thiếu chặt chẽ dẫn đến kết quả thẩm định chƣa đạt yêu cầu. Khi Tòa án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ thì xác định các tài sản bảo đảm đó của ngƣời khác hoặc liên quan đến quyền sở hữu của nhiều ngƣời, nhiều đối tƣợng khác nhau... nên rất khó khăn khi xử lý tài sản bảo đảm.

TCTD trong một số trƣờng hợp chƣa kiểm tra kỹ lƣỡng tài sản thế chấp khi cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay và thẩm định giá trị tài sản thế chấp, đặc biệt đối với khoản tín dụng rất lớn. Cụ thể: Không tiến hành kiểm tra, thẩm định đểxác định đúng đắn tình trạng tài sản thế chấp nên không xác định việc đƣơng sự có xây thêm, sửa chữa tài sản là nhà ở đang thế chấp; có trƣờng hợp tài sản thế chấp đang đƣợc cho thuê, tài sản thế chấp đã đƣợc gán nợ, tài sản thế chấp đã bán cho ngƣời khác; hoặc trƣờng hợp tài sản thế chấp đƣợc hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhƣng do một ngƣời là vợ hoặc chồng đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tài sản thế chấp là tài sản chung của các đồng thừa kế nhƣng do một ngƣời đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản thế chấp có một phần thuộc sở hữu hợp pháp của ngƣời khác trong khi ngƣời vay, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không thông báo cho Tòa án, ngân hàng cũng không nắm đƣợc thông tin. Những yếu tố trên đã gây không ít khó khăn cho Tòa án khi giải quyết vụ án, xác định ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...

77

Một số TCTD khi ký kết hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay là quyền sử dụng đất của hộ gia đình, chƣa yêu cầu đầy đủ những ngƣời có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình ký hợp đồng thế chấp hoặc một thành viên trong gia đình ký thay cho các thành viên còn lại sau đó đƣơng sự cho rằng không phải là chữ ký của mình và yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết hoặc bên thế chấp đang cho thuê đất, cầm cố đất nhƣng TCTD vẫn nhận thế chấp để cho vay, dẫn đến hợp đồng thế chấp bị ngƣời thứ ba tranh chấp.

2.5.2.3. Từ phía đương sự và các cơ quan liên quan.

Quá trình giải quyết tại Tòa án, nhiều vụ án, bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không hợp tác, trốn tránh gây khó khăn, kéo dài việc giải quyết tranh chấp; TCTD khi ký HĐTD, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng bảo lãnh để bảo đảm cho khoản vay đã không tuân thủ chặt chẽ các nghiệp vụ cho vay theo quy định dẫn đến tranh chấp với bên thứ ba, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm và giải quyết tại Tòa án.Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án phải tập trung làm rõ những yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn và những ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan bằng việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, trong rất nhiều vụ án mặc dù đƣơng sự đã cất công đi lại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ giao nộp cho Tòa án nhƣng đều bị từ chối với đủ mọi lý do và việc từ chối đó cũng chỉ bằng lời nói, thái độ, cử chỉ. Vì vậy đƣơng sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhƣng vẫn không thu đƣợc chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Tòa án thu thập. Khi Tòa án yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu chứng cứ để giải quyết vụ án, nhiều trƣờng hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc yêu cầu không hợp tác, không trả lời văn bản của Tòa án, không cung cấp các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu hoặc có trả lời, cung cấp nhƣng không đúng theo yêu cầu.

78

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Đối với TCTD muốn tồn tại và phát triển các hoạt động tín dụng thì phải quan tâm đến việc hạn chế những tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng. Về phía Tòa án, pháp luật về giải quyết các tranh chấp xảy ra trong HĐTD tại Tòa áncũng có vai trò hết sức to lớn giúp giảm thiểu sự rủi ro trong việc giải quyết nợ xấu thu hồi vốn; qua đó, giúp cho các TCTD tồn tại và phát triển, đồng thời còn góp phần giúp cho thị trƣờng tiền tệ ổn định. Qua nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của TAND quận Ngô Quyền, luận văn đã phân tích, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế đƣợc rút ra trong quá trình xét xử, từ đó làm cơ sở để đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp cụ thể ở Chƣơng 3.

79

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

TÍN DỤNG TẠI TOÀ ÁN ÁN NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)