Sai sót về tốtụng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 54 - 56)

2.3.1.1. Xác định sai đương sự trong trường hợp tổ chức tín dụng bán nợ.

Đối với các vụ án tranh chấp HĐTD, nguyên đơn hầu hết là các ngân hàng đã cho vay và nhận tài sản thế chấp. Tuy nhiên, trên thực tế có một số ngân hàng đã bán khoản nợ cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và việc bán khoản nợ này có thể xảy ra trƣớc hay sau khi ngân hàng khởi kiện. Vấn đề này đã đƣợc quy định rõ trong BLDS 2015 và hƣớng dẫn cụ thể tại điểm m khoản 4 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ tố tụng trong việc khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm tại Tòa án; kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của Tổ chức bán nợ trong quá trình thi hành án. Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp mua bán nợ trƣớc khi khởi kiện, nhƣng khi khởi kiện Ngân hàng mặc dù đã bán khoản nợ cho VAMC, nhƣng vẫn tự ý đứng đơn khởi kiện là trái với quy định tại Điều 189 BLTTDS. Tuy nhiên, nếu trƣớc khi Tòa án thụ lý vụ án mà đã phát hiện ra vấn đề này, thì Tòa án phải yêu cầu nguyên đơn sửa đổi đơn khởi kiện cho đúng là VAMC phải đứng đơn khởi kiện với tƣ cách là nguyên đơn, sau đó mới đƣợc ủy quyền cho cá nhân hay tổ chức khác tham gia tốtụng. Trƣờng hợp sau khi Tòa án thụ lý vụ án mới phát hiện là nguyên đơn đã bán khoản nợ cho VAMC thì Tòa án không nên đình chỉ vụ án mà chỉ cần thay đổi tƣ cách tham gia tố tụng nhƣ quy định tại Nghị định số 34/2015/NĐ- CP ngày 31/3/2015.

48

Ví dụ: Ngân hàng A và Công ty Bký kết các 03 HĐTD với tổng số tiền

vay là 9.500.000.000 đồng. Quá trình sử dụng vốn vay, Công ty B đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ.Ngân hàng A đã bán khoản nợ trên cho Công ty V. Công ty V ủy quyền cho Ngân hàng A khởi kiện và tham gia tố tụng để yêu cầu Công ty B trả nợ theo các HĐTD trên. Bản án sơ thẩm tuyên xử buộc Công ty B phải trả cho Ngân hàng A tổng số tiền nợ còn lại của 03 HĐTD là 3.232.773.930 đồng [8].Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử nhận định: Theo hồ sơ vụ án, nguyên đơn là Công ty V khởi kiện yêu cầu bị đơn Công ty B thanh toán các khoản nợ phát sinh từ các HĐTD đã ký kết giữa Ngân hàng A và Công ty B. Ngân hàng A chỉ là ngƣời đƣợc Công ty V ủy quyền nhƣng trong phần Quyết định của bản án sơ thẩm lại tuyên xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Ngân hàng A là không chính xác, cần phải sửa lại nguyên đơn là Công ty V. [20]

2.3.1.2. Xác định thiếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong trường hợp tranh chấp hợp đồng tín dụng có liên quan đến tài sản thế chấp là tài sản chung của hộ gia đình.

BLTTDS đã quy định về ngƣời tham gia tố tụng, trong đó quy định rõ về nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,đồng thời quy định rất chi tiết, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của những ngƣời tham gia tố tụng. Việc xác định đúng, đủ tƣ cách tham gia tố tụng của ngƣời ngƣời tham gia tố tụng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án bởi mỗi ngƣời tham gia tố tụng có một tƣ cách tố tụng riêng biệt và tƣơng ứng với đó là các quyền và nghĩa vụ mà BLTTDS đã quy định cho họ. Trƣờng hợp xác định sai tƣ cách tham gia tố tụng hoặc đƣa thiếu ngƣời tham gia tố tụng trong vụ án sẽ làm ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của họ, làm họ không có điều kiện để thực hiện các quyền nghĩa vụ tố tụng của mình dẫn đến việc làm sai lệch bản chất vụ việc. Đây đƣợc coi là một vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, là căn cứ để hủy bản án.

49

Ví dụ: Ông V ủy quyền cho con trai là anh H ký HĐTD với Ngân hàng

Xđể vay số tiền 100.000.000 đồng. Để bảo đảm khoản vay, anh H thế chấp quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông V. Tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự quyết định: “Đến ngày 31/3/2017, anh H phải

trả cho Ngân hàng X số tiền vay còn nợ 135.177.638 đồng (bao gồm tiền gốc và tiền lãi). Sau khi anh H trả xong số tiền còn nợ cho Ngân hàng X thì Ngân hàng X trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số W841965 ngày 29/6/2004 do UBND quận Ngô Quyền cấp cho ông V theo Hợp đồng thế chấp”.[22]

Ngày 21/8/2017, Chi cục Thi hành án dân sự quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng có văn bản kiến nghị Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự nêu trên vì lý do: Thửa đất trên đƣợc cấp cho hộ ông V nhƣng trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm không làm rõ thành viên trong hộ ông V mà căn cứ vào Giấy ủy quyền và Hợp đồng thế chấp để tuyên xử lý tài sản thế chấp là vi phạm theo khoản 2 Điều 212 BLDS 2015. Đồng thời, hồ sơ vụ án thể hiện ông V chết ngày 16/9/2015, ngày 25/11/2016, Ngân hàng gửi đơn khởi kiện. Tòa án sơ thẩm thụ lý vụ án nhƣng Tòa án không làm rõ thành viên trong hộ ông V có bao nhiêu ngƣời để đƣa vào tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án theo quy định tại Điều 73 BLTTDS năm 2015. Tòa án cũng không tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, đến khi thi hành án, Chi cục Thi hành án dân sự quận Ngô Quyền phát hiện các thành viên trong hộ ông V đã tự ý chia thửa đất này thành nhiều lô và xây dựng nhiều nhà trên đất từ trƣớc thời điểm Ngân hàng khởi kiện nên không thể thi hành án đƣợc.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)