Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tốtụng dân sự

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 98 - 107)

3.2.2.1. Về thời hạn chuẩn bị xét xử

Đối với các vụ án kinh doanh thƣơng mại về tranh chấp HĐTD,bên vay thƣờng là các công ty do không trả đƣợc tiền vay, làm ăn thua lỗ, phá sản nên bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thƣờng có tâm lý không hợp tác trong quá trình giải quyết tại Tòa án. Bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thƣờng trốn tránh, từ chối nhận văn bản tố tụng của Tòa án, không có mặt làm việc theo giấy triệu tập của Tòa án, không có mặt tại nơi cƣ trú khi Tòa án có lịch làm việc, không tham gia phiên tòa... Trƣờng hợp trốn tránh không nhận văn bản tố tụng thì Tòa án phải tiến hành xác minh, niêm yết văn bản tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự mới có thể xét xử vắng

92

mặt. Còn có trƣờng hợp bị đơn có dấu hiệu trốn nợ nhƣ bỏ đi nơi khác sinh sống, thƣờng xuyên thay đổi nơi ở, thay đổi địa chỉ trụ sở, địa chỉ nơi cƣ trú không thể xác định đƣợc địa chỉ cụ thể; hoặc doanh nghiệp ngừng hoạt động nhƣng không tiến hành thủ tục giải thể, không biết địa chỉ của ngƣời quản lý, đại diện theo pháp luật. Ngoài ra, có trƣờng hợp khi Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá tài sản thì phía bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có lời nói hoặc hành động đe dọa, xúc phạm những ngƣời tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá tài sản, từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về việc quản lý, sử dụng tài sản thế chấp, gây khó khăn cho việc thu thập tài liệu chứng cứ.Trong khi đó, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với những vụ án này tối đa chỉ có 03 tháng là quá ngắn để đảm bảo cho Tòa án thực hiện đầy đủ các quy trình tố tụng. Vì vậy, cần sửa đổi BLTTDS theo hƣớng tăng thời hạn chuẩn bị xét xử đối với loại án này để hạn chế việc một số Thẩm phán vì để kéo dài thời hạn phải tìm căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ, sau đó lại tiếp tục giải quyết vụ án để tránh vi phạm án quá hạn.

3.2.2.2. Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Pháp luật cần quy định cụ thể để xác định rõ ràng tranh chấp HĐTD thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ hay theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Vềxác định thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ án của Tòa án hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo đó, có Tòa án tôn trọng việc thỏa thuận của các bên đƣợc thỏa thuận trong các HĐTD, hợp đồng tài chính, tạo điều kiện cho TCTD tập trung xử lý các vụ việc thuận lợi, chấp nhận nội dung thỏa thuận chọn Tòa án nơi có trụ sở hoạt động của TCTD, Chi nhánh, Phòng giao dịch của TCTD. Tuy nhiên, cũng có nhiều Tòa án không chấp nhận mà cho rằng phải là Tòa án nơi có tài sản thế chấp hoặc địa chỉ của bị đơn mới có thẩm quyền giải quyết vụ án.Vì vậy, cần có hƣớng dẫn cụ thể về xác định thẩm quyền theo hƣớng để cho TCTD và khách hàng, bên thế chấp chủ động chọn Tòa án tiến hành xử lý vụ việc sẽ tạo tâm lý thoải mái và thuận

93

lợi cho các đƣơng sự trong quá trình tham gia tố tụng. Tuy nhiên, cần lƣu ý, sự lựa chọn của các đƣơng sự phải phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng dân sự về cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

3.2.2.3. Về áp dụng thủ tục rút gọn

Hiện nay thực tế các Tòa án rất hạn chế áp dụng thủ tục rút gọn khi giải quyết tranh chấp liên quan đến xử lý nợ xấu do rất khó khăn trong việc xem xét, đánh giá tiêu chí xác định nhóm nợ xấu của TCTD là đúng hay sai để áp dụng Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP khi thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn. Nếu chỉ xác định khoản nợ đã quá hạn trong thời hạn nhất định để xác định là nợ xấu sẽ đơn giản và dễ xem xét điều kiện để thụ lý. Vì vậy, TAND tối cao cần yêu cầu các TAND địa phƣơngtiến hành thụ lý, giải quyết, đƣa ra xét xử điểm một số vụ án giải quyết tranh chấp nợ xấu theo thủ tục rút gọn. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để triển khai nhân rộng trong toàn hệ thống Tòa án. Ngoài ra, cần tổ chức hội thảo, tập huấn các chuyên đề pháp luật liên quan đến giải quyết nợ xấu, qua đó rút kinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết các tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

94

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam chính là cơ sở lý luận, là định hƣớng cho việc giải quyết tranh chấp HĐTD của TAND. Thực hiện yêu cầu cải cách tƣ pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, những năm gần đây, TAND tối cao không ngừng chú trọng, đƣa ra nhiều giải pháp căn cơ để nâng cao chất lƣợng xét xử nói chung và chất lƣợng giải quyết tranh chấp về HĐTD nói riêng. Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật tố tụng cũng nhƣ pháp luật nội dung, với các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Tòa án, chất lƣợng công tác giải quyết tranh chấp HĐTD ngày càng đƣợc nâng cao; công tác giải quyết tranh chấp về cơ bản đƣợc thực hiện đúng các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp; TAND các cấp không ngừng nâng cao chất lƣợng xét xử, tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, những năm qua số lƣợng các vụ việc Tòa án các cấp phải thụ lý tăng lên rất nhiều, tính chất phức tạp, khối lƣợng công việc mỗi Thẩm phán phải giải quyết tăng lên. Có nhiều vụ tranh chấp HĐTD phức tạp, khó khăn, vƣớng mắc dẫn đến kết quả giải quyết chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, có vụ việc tranh chấp kéo dài, qua nhiều lần xét xử. Do đó, TAND tối cáo cần hƣớng dẫn, thực hiện đồng bộ những giải pháp đã nêu ở trên để nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án.

95

KẾT LUẬN

Tranh chấp HĐTD là một trong những dạng tranh chấp phổ biến hiện nay đƣợc giải quyết tại TAND các cấp. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐTD tại Tòa án đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Trong thời gian gần đây, số lƣợng vụ án kinh doanh, thƣơng mại tranh chấp HĐTD đƣợc đƣa ra giải quyết tại Tòa án gia tăng và có chiều hƣớng ngày càng phức tạp, gây khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp này tại Tòa án; nhất là kể từ ngày 01/01/2012, thẩm quyền các vụ án kinh doanh thƣơng mại về tranh chấp HĐTD đƣợc giao cho TAND cấp huyện giải quyết. Trong thực tiễn, HĐTD có nhiều vấn đề phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, các tranh chấp về HĐTD diễn ra với tần xuất ngày càng tăng, tính chất ngày càng phức tạp. Thực tế này đòi hỏi những giải pháp tích cực, lâu dài và triệt để mới phần nào hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra và thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp kịp thời, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, đồng thời, đƣa hoạt động tín dụng phát triển đúng hƣớng, lành mạnh, an toàn, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia.

Thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp HĐTD trong tố tụng và thực tiễn tại TAND quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, luận văn đã làm rõ những khó khăn, hạn chế, phân tíchnhững nguyên nhân xuất phát từ pháp luật và con ngƣời trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐTD. Qua đó, luận văn đã đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp nhƣ hoàn thiện pháp luật nhằm hạn chế phát sinh tranh chấp, hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, nâng cao trình độ của những ngƣời tiến hành tố tụng, tăng cƣờng phổ biến pháp luật trong nhân dân… Các giải pháp này nhằm phát huy các mặt đã đạt đƣợc và khắc phục các mặt hạn chế trong công tác giải

96

quyết tranh chấp HĐTD tại TAND nói chung và TAND quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng nói riêng.

Với phạm vi luận văn, học viên đã cố gắng đƣa ra những vấn đề cơ bản nhất nhằm giải quyết những đòi hỏi bức thiết về việc quy định và áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp từ HĐTD tại TAND. Mong rằng với những kiến nghị trong luận văn sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án hiện nay. Với thời gian hạn hẹp, vốn kiến thức ít ỏi, luận văn không tránh khỏi những sai sót, học viên rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giúp cho luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Bộ luật Dân sự năm 2005.

2. Bộ luật Dân sự năm 2015.

3. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. 4. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010

5. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

6. Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm.

7. Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân.

8. Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

9. Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng.

CÁC BẢN ÁN, ÁN LỆ VÀ QUYẾT ĐỊNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Án lệ số 08/2016/AL ngày 17/10/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm.

11. Án lệ số 11/2017/AL ngày 14/12/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về công nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có tài sản không thuộc sở hữu của bên thế chấp.

98

12. Bản án số 01/2017/KDTM-ST ngày 21/4/2017 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

13. Bản án số 04/2018/KDTM-ST ngày 26/7/2018 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

14. Bản án số 07/2019/KDTM-PT ngày 14/5/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

15. Bản án số 10/2019/KDTM-PT ngày 10/7/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

16. Bản án số 11/2018/KDTM-PT ngày 02/3/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

17. Bản án số 12/2017/KDTM-ST ngày 28/9/2017 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

18. Bản án số 17/2018/KDTM-ST ngày 28/11/2018 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

19. Bản án số 21/2017/KDTM-PT ngày 14/9/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

20. Bản án số 23/2018/KDTM-PT ngày 13/6/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

21. Bản án số 43/2018/KDTM-ST ngày 26/11/2018 của Tòa án nhân dânquận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

22. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự số 05/2017/QĐST-DS ngày 15/3/2017 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

23. Quyết định đính chính, bổ sung bản án số 19/QĐ-BS ngày 07/8/2018 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

24. Ngô Huy Cƣơng, Giáo trình Luật hợp đồng phần chung (dùng cho

99

25. Trần Võ Hữu Chánh, Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội

- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2019.

26. Trần Văn Hà, Áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH ngày 21/6/2017 của Quốc Hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp về tín dụng của các tổ chức tín dụng, Hội thảo “Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên

quan đến tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân” tại Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngày 04/10/2019.

27. Hồ Thị Khuyên, Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật

- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016.

28. Nguyễn Bích Thảo, Về chế định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Tạp chí Nghiên cứu lập

pháp số 22, tháng 11/2015.

29. Nguyễn Bích Thảo, Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Tƣ pháp, 2018.

30. Lê Thị Thu Thủy (Chủ biên), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các TCTD, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội, 2006.

31. Vũ Thị Thúy, Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2015. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32. Trần Thị Thùy Trang, Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ

luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. TÀI LIỆU KHÁC

100

33. Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 98 - 107)