Sai sót về áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 56 - 68)

2.3.2.1. Tòa án áp dụng không đúng quy định pháp luật về lãi suất.

Án lệ số 08/2016/AL đã quy định, trong HĐTD, các bên có thỏa thuận về lãi suất cho vay, gồm: lãi suất cho vay trong hạn, lãi suất nợ quá hạn, việc

50

điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng, TCTD cho vay mà đến thời điểm xét xử sơ thẩm khách hàng vay chƣa thanh toán, hoặc thanh toán không đủ số tiền nợ gốc, lãi theo HĐTD. Trƣờng hợp này, khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng, TCTD khoản tiền nợ gốc chƣa thanh toán, tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chƣa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trƣờng hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, TCTD cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng, TCTD cho vay. Tuy nhiên, thực tế vẫn có Thẩm phán không áp dụng quy định này, nhƣ trong các ví dụ sau đây:

Vụ án 1: Tại bản án sơ thẩm số 01/2017/KDTM-ST ngày 21/4/2017 của

TAND quận Ngô Quyền tuyên xử buộc Công ty B phải trả cho Ngân hàng B số tiền 3.000.000.000 đồng (bao gồm tiền gốc và lãi). Công ty B phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi đối với các khoản tiền chậm trả nói trên kể từ sau ngày tuyên bản án sơ thẩm cho đến khi thanh toán hết nợ, theo mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận trong HĐTD [12]. Bản án phúc thẩm nhận định: Bản án sơ thẩm buộc Công ty B phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi đối với các khoản tiền chậm trả kể từ sau ngày tuyên bản án sơ thẩm cho đến khi thanh toán hết nợ là có phần bất lợi cho bị đơn; việc tuyên về lãi suất nhƣ vậy là chƣa đúng cần rút kinh nghiệm. Vì vậy, cần phải sửa theo hƣớng Công ty B phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi đối với các khoản nợ gốc của 02 HĐTD nêu trên kể từ sau ngày tuyên bản án sơ thẩm cho đến khi thanh toán hết nợ gốc [19].

Vụ án 2: Tại bản án sơ thẩm số 04/2018/KDTM-ST ngày 26/7/2018 của

TAND quận Ngô Quyền tuyên xử buộc Công ty B phải trả cho Ngân hàng A số tiền 2.546.000.000 đồng. Công ty B tiếp tục phải trả lãi quá hạn và tiền phạt trả lãi theo thỏa thuận tại HĐTD đã ký đến ngày Công ty thanh toán hết nợ cho Ngân hàng [13]. Ngày 07/8/2018, TAND quận Ngô Quyền ra Quyết

51

định đính chính, bổ sung bản án số 19/QĐ-BS, tại phần: Công ty B tiếp tục phải trả lãi quá hạn và tiền phạt trả lãi theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng đã ký đến ngày Công ty thanh toán hết nợ cho Ngân hàng đính chính

thành:Công ty B tiếp tục phải trả lãi quá hạn theo thỏa thuận tại hợp đồng tín

dụng đã ký đến ngày Công ty thanh toán hết nợ cho Ngân hàng [23]. Bản án

phúc thẩm nhận định bản án sơ thẩm tuyên lãi suất không theo án lệ số 08/2016/AL nên đã sửa bản án sơ thẩm và quyết định đính chính của TAND quận Ngô Quyền về phần tuyên lãi suất.

Vụ án 3: Tại phần quyết định của bản án sơ thẩm số 43/2018/KDTM-ST

ngày 26/11/2018 của TAND quận Ngô Quyền ghi: “Công ty QTC phải tiếp

tục trả nợ cho MBBank số tiền lãi phát sinh đối với khoản tiền nợ gốc kể từ ngày 29/11/2018 cho đến khi thanh toán hết toàn bộ nợ gốc theo các HĐTD đã ký kết.

Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm, khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong HĐTD cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong HĐTD, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điểu chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay” [21].Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét

xử nhận định việc tuyên lãi suất nhƣ trên là chƣa đúng do bị trùng lặp phần quyết định về việc áp dụng tính lãi suất quá hạn sau khi xét xử sơ thẩm nên đã sửa bản án sơ thẩm.

Trong cả ba vụ án trên, Thẩm phán cấp sơ thẩm đều có chung một sai sót là tuyên không đúng về lãi suất quá hạn sau khi xét xử sơ thẩm. Đây là sai sót thuộc về lỗi chủ quan của Thẩm phán, xuất phát từ việc thẩm phán không cập nhật các quy định mới của pháp luật, dẫn đến quyết định trong bản án không phù hợp với pháp luật hiện hành.

52

2.3.2.2. Tòa án không phân biệt được sự khác nhau giữa bảo lãnh và thế chấp bằng tài sản của người thứ ba.

Hiện nay, các Tòa án vẫn còn có cách hiểu khác nhau về vấn đề thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba, chƣa thống nhất trong đƣờng lối giải quyết về việc phân biệt thế chấp hay bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho bên vay trong HĐTD.

Ví dụ: Ngân hàng A cho Công ty B vay số tiền là 2.500.000.000 đồng. Để đảm bảo cho khoản vay, Công ty B đã thế chấp một số bất động sản cho Ngân hàng A, trong đó có tài sản của ông D và bà B (có ủy quyền cho bà C đại diện thế chấp) là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Bản án sơ thẩm đã tuyên hủy hợp đồng thế chấp vì cho rằng ông D và bà B chỉ ủy quyền cho bà C thế chấp chứ không ủy quyền cho bà C đem tài sản bảo lãnh cho ngƣời khác vay tiền. Bản chất hợp đồng đƣợc ký giữa ACB và bà C là hợp đồng bảo lãnh chứ không phải hợp đồng thế chấp, nên việc bà C đại diện ký hợp đồng bảo lãnh là vô hiệu.

Tại bản án phúc thẩm nhận định việc hủy hợp đồng thế chấp nhƣ Tòa án cấp sơ thẩm là không đúng vì bà C đã đƣợc ủy quyền với nội dung: “...thế chấp, xóa thế chấp, bán chuyển nhượng hoặc tặng cho, hủy hợp đồng mua bán - chuyển nhượng, xóa thế chấp, hợp đồng tặng cho (kể cả trước và sau khi xây dựng) đối với các tài sản nêu trên, căn cứtheo quy định của pháp luật”. Việc ủy quyền này đúng theo quy định. Bản chất hợp đồng đã ký kết là

thế chấp và thừa nhận việc thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba nên việc bà C ký trong phạm vi ủy quyền là đúng quy định pháp luật.

Hai biện pháp bảo đảm thế chấp và bảo lãnh dựa trên hai quyền tài sản mà một ngƣời có thể có đƣợc, tƣơng ứng đó là quyền đối vật và quyền đối nhân. Thế chấp là một dạng của bảo đảm đối vật vì nó quy định cho ngƣời có quyền (ngƣời nhận thế chấp) có thể xử lý tài sản thế chấp để thu hồi khoản vay của mình trong trƣờng hợp đến hạn mà con nợ không hoàn thành nghĩa vụ. Ở đây, đối tƣợng của quyền chính là tài sản thế chấp. Điều đó giúp phân

53

biệt thế chấp tài sản với biện pháp bảo đảm đối nhân (bảo lãnh) vì trong trƣờng hợp áp dụng biện pháp bảo đảm đối nhân thì ngƣời có quyền (ngƣời nhận bảo lãnh) chỉ đƣợc phép yêu cầu ngƣời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho con nợ mà không đƣợc thi hành quyền của mình trên bất kỳ một tài sản cụ thể nào của ngƣời bảo lãnh. Nhƣ vậy, trong vụ án trên, Tòa án cấp sơ thẩm chƣa phân biệt đƣợc rõ sự khác biệt giữa bảo lãnh và thế chấp, dẫn đến áp dụng pháp luật không đúng về biện pháp bảo đảm. Việc tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng vì các khoản cho vay của họ có nguy cơ bị chuyển thành khoản nợ không có bảo đảm [32, tr.49].

2.3.2.3. Tòa án không chấp nhận thỏa thuận của các bên về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.

Khoản 5 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bao gồm cả nghĩa vụ hình thành trong tƣơng lai. Điều 293 và Điều 294 BLDS đã cụ thể hóa quy định này. Tuy nhiên, trên thực tế, khi phát sinh tranh chấp HĐTD liên quan đến yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của hợp đồng ký sau ngày ký hợp đồng thế chấp, có trƣờng hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu xử lý tài sản này vì cho rằng việc các bên ký kết hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ phát sinh trong tƣơng lai là vi phạm pháp luật.

Ví dụ: Theo hợp đồng thế chấp thể hiện nghĩa vụ bảo đảm của tài sản thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chấp đƣợc các bên thỏa thuận là theo HĐTD số 10681468 ngày 28/6/2010 và các HĐTD, hợp đồng bảo lãnh khác do ngân hàng và khách hàng vay ký kết đến ngày 15/11/2015. Nhƣ vậy, phạm vi bảo đảm bao gồm cả nghĩa vụ hiện tại và trong tƣơng lai theo các HĐTD ký kết giữa hai bên đến thời điểm ngày 15/11/2015. Việc thỏa thuận này không trái quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Trƣớc khi ký kết HĐTD số 158200102/2015/HĐTD, ngày 22/8/2014, các bên đã ký biên bản định giá lại tài sản thế chấp và văn bản sửa đổi, bổ sung tài sản thế chấp. Theo đó, hai bên thống nhất sửa đổi nội dung của Điều 3 Hợp đồng thế chấp với nội dung Ngân hàng cho bên vay vay vốn cấp bảo lãnh, số tiền

54

tối đa không quá 90% giá trị tài sản là quyền sử dụng đất và 50% giá trị tài sản gắn liền với đất đƣợc định giá theo biên bản định giá tại thời điểm gần nhất. Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký… mọi điều khoản khác của Hợp đồng thế chấp không thay đổi. Sự thỏa thuận này thể hiện sự đồng ý của bên thế chấp tiếp tục sử dụng tài sản này để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ các khoản vay của bên vay tại Ngân hàng.

Tuy nhiên, bản án sơ thẩm đã nhận định và kết luận: “Việc các bên ký

kết hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ phát sinh trong tương lai là vi phạm pháp luật; việc ký kết các hợp đồng tín dụng tiếp theo, việc thay đổi các tài sản bảo đảm cho khoản tiền vay và bên cho vay đều không thông báo cho bên có tài sản bảo đảm biết và không có ý kiến đồng ý của họ” là không đúng quy định

của pháp luật [18]

2.3.3. Sai sót về đánh giá chứng cứ, đưa ra quyết định trong bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, không thi hành được trên thực tế

2.3.3.1. Tòa án tuyên phát mại tài sản thế chấp đã bị mất.

Ví dụ: Để đảm bảo các khoản vay tại Ngân hàng A, Công ty B đã ký hợp

đồng thế chấp một số máy móc đứng tên chủ xe là Công ty B cho Ngân hàng A. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã xác minh cho thấy hai trong số những tài sản là: 01 máy san bánh lốp và 01 máy phát điện đã đƣợc Công ty B giao cho chi nhánh Hà Nội để thi công công trình Đƣờng 38 Hƣng Yên và đƣờng nội bộ Khu công nghiệp Vân Trung. Quá trình thi công, Công ty B không thanh toán cho đối tác nên bị giữ lại thiết bị và đến nay hai thiết bị này đã bị mất. Bản án sơ thẩm đã tuyên xử về quyền phát mại tài sản thế chấp nhƣ sau: Trƣờng hợp Công ty B vi phạm nghĩa vụ thanh toán khoản tiền gốc và tiền lãi trên, Ngân hàng A đƣợc quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền kê biên và phát mại các tài sản thế chấp để thu hồi nợ (bao gồm cả 02 tài sản đã bị mất) [17]. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp trên, đối với hai tài sản thế chấp đã bị mất, Tòa án đã tiến hành xác minh nhƣng không xác

55

định đƣợc tài sản thế chấp hiện đang ở đâu, không thẩm định đƣợc nên không có căn cứ tuyên phát mại đối với hai tài sản này. Vì vậy, cần tách yêu cầu đối với hai tài sản này ra không xem xét phát mại trong vụ án này, nguyên đơn có quyền khởi kiện bằng một vụ án khác sau khi xác định đƣợc tình trạng tài sản thì mới phù hợp với thực tế [20].

2.3.3.2. Tòa án có sai sót trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ.

Theo quy định của BLTTDS, trong trƣờng hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ chƣa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đƣơng sự giao nộp bổ sung chứng cứ. Trƣờng hợp đƣơng sự không thể tự mình thu thập đƣợc chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ nhƣ: Lấy lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng; trƣng cầu giám định; quyết định định giá tài sản; xem xét, thẩm định tại chỗ; uỷ thác thu thập chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc đƣợc, nghe đƣợc, nhìn đƣợc hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc... Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ án khi giải quyết, Thẩm phán chƣa thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ; hoặc trình tự thủ tục thu thập chứng cứ không đúng dẫn đến giải quyết vụ án sai pháp luật, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đƣơng sự. Cụ thể các trƣờng hợp sau:

a. Tòa án chấp nhận yêu cầu của đƣơng sự khi đƣơng sự chƣa cung cấp đầy đủ chứng cứ.

Ví dụ: Bản án sơ thẩm tuyên bị đơn phải có nghĩa vụ trả nợ gốc của HĐTD hạn mức là 28.000.000.000 đồng, lãi trong hạn: 5.954.156.206 đồng, lãi quá hạn: 26.880.903.835 đồng. Tại cấp phúc thẩm khi nghiên cứu hồ sơ cho thấy giữa ngân hàng và Công ty đã ký HĐTD hạn mức với 20 khế ƣớc nhận nợ cụ thể, hai bên đã thỏa thuận về lãi suất khi giải ngân; lãi suất quá hạn và lãi suất sẽ đƣợc điều chỉnh 03 tháng/lần. Hồ sơ giải quyết tại cấp sơ thẩm, nguyên đơn chỉ cung cấp duy nhất 01 bảng chung về lãi tính đến ngày xét xử sơ thẩm của 20 khế ƣớc nhận nợ; không có tài liệu nào khác giải trình việc tính lãi của từng khế ƣớc nhận nợ. Cấp sơ thẩm không yêu cầu ngân hàng

56

cung cấp tài liệu cụ thể về bảng tính lãi suất trong hạn và quá hạn. Vì vậy, không có căn cứ để xác định số tiền nợ lãi (trong hạn và quá hạn) mà Tòa án sơ thẩm chấp nhận theo ngân hàng tính toán đã đúng quy định pháp luật hay chƣa (lãi có đƣợc đã đƣợc điều chỉnh 03 tháng/lần; mức lãi suất có đúng nhƣ thỏa thuận và đã phù hợp quy định về lãi suất thay đổi của chính ngân hàng…). Nhƣ vậy, việc Tòa án chấp nhận số liệu do nguyên đơn cung cấp là chƣa đảm bảo khách quan và có thiếu sót trong việc thu thập chứng cứ [14].

b. Tòa án không nghiên cứu, đánh giá toàn diện chứng cứ của vụ án.

Ví dụ:Tòa án đã yêu cầu ngân hàng cung cấp bảng tính lãi của các khế

ƣớc nhƣng không đối chiếu thỏa thuận điều chỉnh lãi và cách tính lãi điều chỉnh của ngân hàng. Hồ sơ tại cấp sơ thẩm thể hiện: HĐTD hạn mức và các khế ƣớc nhận nợ ký năm 2011, ngân hàng và công ty thỏa thuận lãi suất thời

điểm giải ngân; lãi suấtđiều chỉnh 01 tháng/lần. Ngân hàng đã giải ngân cho

công ty bằng ba khế ƣớc nhận nợ. Theo Bảng tính nợ gốc và nợ lãi trong hạn, lãi quá hạn, tại phần lãi quá hạn, ngân hàng không áp dụng việc điều chỉnh lãi

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 56 - 68)