Cần tích cực chia sẻ, lắng nghe để đạt được sự ủng hộ của thành viên Giữ vững và nâng + Quan hệ với mọi người khiêm tốn và có nguyên tắc.

Một phần của tài liệu ĐÊ CƯƠNG tâm lý học QUẢN lý (Trang 46 - 50)

Quan hệ với mọi người khiêm tốn và có nguyên tắc.

+ Chân thành và gần gũi với quần chúng.

+ Quan hệ đúng mực với cấp trên và đồng nghiệp.

- Thực hiện dân chủ và công khai

Dân chủ công khai trong việc đề bạt, kỷ luật cán bộ, có ý kiến độc lập trong quyết định của cá nhân và dám chịu trách nhiệm, không né tránh và đổ trách nhiệm cho người khác.

9. Phân tích các quan điểm khác nhau về uy tín

Tiếng La tinh: Uy tín là “ Autoristas – nghĩa là ảnh hưởng, là quyền lực. Tiếng Anh là “Prestyge” là ảnh hưởng, uy tín. Có nhiều cách hiểu khác nhau:

- Trong bách khoa toàn thư “Uy tín” của người lãnh đạo có hai nghĩa: Quyền lực và ám chỉ một con người có ảnh hưởng đến người khác được người khác tôn trọng.

- Uy – tức là phần quyền lực do xã hội quy định do nhà nƣớc hoặc cấp trên bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó.

- Tín – là sự tín nhiệm, là lòng tin, là ảnh hưởng đối với người xung quanh, được mọi người tôn trọng, quý mến.

- Theo từ điến tiếng Việt “uy tín là sự tín nhiệm và mến phục của mọi người”

- Theo Trần Ngọc Khuê “uy tín là quyền uy là phạm vi ảnh hưởng của chủ thể mang quyền lực, có ảnh hưởng tác động và đồng thời là sự tiếp nhận, sự phục tùng tự nguyện của khách thể chịu ảnh hưởng của tác động đó.

- Theo V.I. Lebedep thì bản chất của uy tín “chính là sức cảm hóa”của người lãnh đạo đối với cấp dưới.

Uy tín của người quản lý là một hiện tượng xã hội, hình thành và phát triển trên cơ sở hệ thống các giá trị nhân cách và các giá trị xã hội khác của người quản lý thông qua quan hệ quản lý với người dưới quyền, tạo nên sức mạnh cảm hóa, thu hút lôi kéo được người dưới quyền và được họ tin tưởng, tôn trọng, tuân theo.

Các thành tố tạo nên uy tín

uy tín của người quản lý bao gồm các thành tố sau:

Về khách quan, uy tín của người quản lý trước hết phải được sự tín nhiệm của Đảng, của nhân dân giao cho một nhiệm vụ, chức vụ nào đó. Chính chức vụ này đem lại quyền lực cho người quản lý. Bất cứ ai được đặt vào một vị trí nào đó trong tổ chức đều có quyền lực nhất định.

Mặt chủ quan của uy tín là sự tu dưỡng, phấn đấu xây dựng cho mình những phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của người lãnh đạo - quản lý mẫu mực (theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư). Những phẩm chất đạo đức xuất phát từ lợi ích của tập thể, của người lao động, có những hành vi ứng xử mẫu mực, có khả năng cảm hóa và thuyết phục mọi người trong tổ chức. Đó là sự tín nhiệm, sự thừa nhận, sự phục tùng tự nguyện của cấp dưới.

Uy tín của người quản lý trước quần chúng là sự thừa nhận của quần chúng về nhân cách và sự đánh giá về sự phù hợp những đặc điểm nhân cách của người quản lý với yêu cầu khách quan của hoạt động quản lý. Tuy nhiên việc đánh giá phù hợp hay không do quần chúng thực hiện. Tính chất đánh giá phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, trình độ phát triển nhận thức của quần chúng. Tập thể phát triển càng cao, có tổ chức chặt chẽ, thì sự thống nhất trong đánh giá càng lớn và ngược lại, cơ cấu tổ chức của tập thể càng lỏng lẻo, trình độ nhận thức của bộ phận cá nhân trong tập thể không đồng đều thì sẽ có những sự không thống nhất trong đánh giá uy tín của người quản lý. Chính vì thế có trường hợp, cùng một người lãnh đạo, nhưng đối với bộ phận này, nhóm này trong tập thể có uy tín cao, đối với nhóm khác có uy tín thấp, thậm chí không có uy tín.

Tuy nhiên, trong mối quan hệ tác động qua lại của hai yếu tố trên thì yếu tố chủ quan là quan trọng nhất. Thực vậy, hai người được phân công đảm nhận một chức vụ như nhau, có quyền hành ngang nhau, song người nào có phẩm chất và năng lực tốt hơn thì bao giờ cũng có uy tín lớn hơn.

Như vậy, uy tín của người lãnh đạo - quản lý do yếu tố khách quan (quyền lực được giao phó) và chủ quan (phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của công việc và chức trách được giao) tạo nên. Ở mỗi giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau, có thể yếu tố này được đề cao hơn, yếu tố khác làm nền tảng, nhưng có những yếu tố như phẩm chất đạo đức, tài năng thì chế độ xã hội nào cũng coi trọng.

Liên hệ trong việc tạo uy tín thật cho bản thân

Sự tập trung cao độ

Để tạo được uy tín, củng cố vai trò - vị trí của bản thân thì sự tập trung cao độ ở năng lực quản lý, quán xuyến công việc và khả năng quan sát, nhìn nhận bao quát về sự hiện diện của cá nhân từng nhân viên, từ đó có sự quan tâm và chỉ định nhiệm vụ sao cho phù hợp với trình độ chuyên môn của nhân viên ấy, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, góp phần giúp cho sự tương tác giữa cấp trên và cấp dưới trở nên hiệu quả hơn.

Giữ lời hứa, tôn trọng sự thật

Không một ai thích phục tùng một cách vô hạn định dưới sự chỉ đạo mang tính chất cưỡng chế cả, và sẽ chẳng bao giờ được bền lâu nếu như không nhận được sự kính nể với tinh thần tự nguyện từ người khác. Muốn nhận được sự tín nhiệm từ cấp dưới thì người lãnh đạo cần xây dựng niềm tin bằng cách giữ lời hứa và tôn trọng sự thật để nhận được sự tín nhiệm và tạo uy tín cho chính bản thân mình.

Tư duy cầu tiến thay vì bảo thủ

hình thành thói quen tư duy theo hướng tích cực, cầu tiến, bởi tư duy cầu tiến luôn xem thử thách, khó khăn là cơ hội để thể hiện ý chí, theo đuổi ước muốn mang tính chất tự quyết đoán và điều này thật sự là điều kiện lý tưởng để mỗi cá nhân tự hoàn thiện bản thân khi vấp phải vấn đề nào đó trong công việc và cuộc sống, qua đó bạn có thể truyền niềm cảm hứng, đam mê đến nhân viên của mình.

Cư xử tử tế, hành động đúng mực

Lịch sự, tử tế và cởi mở luôn coi trọng cách nhìn nhận và đánh giá của mọi người dành cho chính mình, suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về ý kiến đóng góp, lời đề nghị hay phản hồi nào của nhân viên.

Việc hình thành uy tín của người lãnh đạo tức là hình thành nhân cách phù hợp của người lãnh đạo, cũng hoàn toàn tuân theo quy luật chung của sự hình thành nhân cách.

- Giữ vững và nâng cao uy tín qua các mối quan hệ

Người lãnh đạo không chỉ tổ chức và vận hành các quan hệ trong tổ chức của mình mà còn tham gia các mối quan hệ đó. Uy tín gắn liền với những giá trị của họ. Những giá trị này được đánh giá thông qua người khác. Như vậy, thông qua mối quan hệ đây cũng là con đường để nâng cao uy tín người lãnh đạo. Các biện pháp thực hiện con đường này bao gồm:

+ Quan hệ với mọi người khiêm tốn và có nguyên tắc. + Chân thành và gần gũi với quần chúng.

+ Quan hệ đúng mực với cấp trên và đồng nghiệp.

- Thực hiện dân chủ và công khai

Dân chủ công khai trong việc đề bạt, kỷ luật cán bộ, có ý kiến độc lập trong quyết định của cá nhân và dám chịu trách nhiệm, không né tránh và đổ trách nhiệm cho người khác.

Có tầm nhìn chiến lược và khơi gợi niềm cảm hứng

phải giải quyết mọi vấn đề thật thích đáng, rõ ràng, tường tận dựa trên người thật, việc thật

Nói đi đôi với làm

năng lực triển khai các ý tưởng thành từng kế hoạch cụ thể để thực hiện, người lãnh đạo có thể làm tăng thêm uy tín của mình khi có khả năng tạo nên sự chắc chắn từ những việc tưởng chừng như không chắc chắn. Tạo cho nhân viên tin ở mình.,

10.

Uy tín của người quản lý là một hiện tượng xã hội, hình thành và phát triển trên cơ sở hệ thống các giá trị nhân cách và các giá trị xã hội khác của người quản lý thông qua quan hệ quản lý với người dưới quyền, tạo nên sức mạnh cảm hóa, thu hút lôi kéo được người dưới quyền và được họ tin tưởng, tôn trọng, tuân theo.

Phân biệt uy tín thật và uy tín giả

- Uy tín thật là uy tín được xây dựng trên sự thừa nhận và tôn trọng của các thành viên trong tổ chức đối với người quản lý; là loại uy tín được tạo bởi sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Loại uy tín này hình thành và phát triển thông qua các mối quan hệ quản lý. Uy tín thật của người quản lý được thể hiện chủ yếu ở các mặt:

+ Thông tin quản lý. Mọi thông tin có liên quan đến hoạt động quản lý, lãnh đạo đều được chuyển tải một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, kịp thời. Việc quần chúng cung cấp thông tin cần thiết cho người quản lý là một biểu hiện đặc trưng của uy tín người quản lý.

+ Kết quả thực hiện quyết định quản lý. Mọi quyết định quản lý đều được thực hiện một cách nghiêm túc, đạt hiệu quả, kể cả khi người quản lý vắng mặt.

+ Sự tín nhiệm, tự nguyện phục tùng của cấp dưới, cấp dưới tỏ lòng khâm phục và tín nhiệm khi được hỏi ý kiến hoặc tổ chức điều tra dư luận xã hội.

+ Sự đánh giá cao của cấp trên và sự khâm phục của đồng nghiệp phải thống nhất với sự tín nhiệm và phục tùng tự nguyện của cấp dưới. Sự thống nhất này có tính nguyên tắc khi xem xét uy tín thực chất của người quản lý.

+ Những việc riêng của người quản lý được mọi người quan tâm với thái độ thiện chí và đúng mực.

+ Sự đối xử với người quản lý sau khi giữ chức. Người quản lý có uy tín thực chất là người được mọi người ngưỡng mộ, luyến tyếc khi người đó chuyển đi nơi khác hoặc nghỉ hưu, là người luôn được mọi người xung quanh yêu mến, tôn trọng, giúp đỡ, tin yêu cả khi còn giữ chức vụ lẫn khi không còn giữ chức vụ nào nữa.

+ Kẻ thù và những người có quan điểm đối lập tỏ ra kiêng nể, run sợ và khâm phục. Người quản lý có bản lĩnh không bị sa ngã trước những âm mưu, thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo, vô hiệu hóa của kẻ thù và phe đối lập thì càng được mọi người tin tưởng, bảo vệ, do đó uy tín họ càng cao, càng bền vững. Đây là một dấu hiệu khách quan để đánh giá và xem xét uy tín thực chất của người quản lý.

- Uy tín giả tạo là loại uy tín được xây dựng không phải trên năng lực thực sự và đạo đức của người quản lý, không được hình thành từ mối quan hệ đích thực của người quản lý với người dưới quyền. Người dưới quyền thực hiện nhiệm vụ, quyết định do những sức ép, áp lực... từ bên ngoài, mà không xuất phát từ niềm tin đích thực vào người quản lý của mình.

Có thể căn cứ vào nguồn gốc tạo ra uy tín giả tạo để phân loại: nguồn gốc nằm ở ngoài nhân cách người quản lý và nguồn gốc nằm ở chính bản thân nhân cách người quản lý.

Một phần của tài liệu ĐÊ CƯƠNG tâm lý học QUẢN lý (Trang 46 - 50)