Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành dư luận:

Một phần của tài liệu ĐÊ CƯƠNG tâm lý học QUẢN lý (Trang 27 - 30)

- Giai đoạn phát triển cao

3. phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành dư luận:

- tính chất của sự kiện gây nên dư luận ảnh hưởng đến tốc độ và cường độ dư luận +) đụng chạm đến quyền lợi của nhiều người thì dư luận hình thành nhanh.

+) đụng chạm đến những quyền lợi thiết thân, những chuẩn mực được tồn đọng thì dư luận hình thành nhanh và mạnh.

-Chất lượng và số lượng thông tin về sựu kiện ảnh hưởng đến tốc độ hình thành và mức độ đúng đắn, phù hợp của dư luận.

+) thông tin đầy đủ thì dư luận hình thành nhanh

+) thông tin chính xác thì dư luận hình thành đúng với bản chất của sự kiện và chuẩn mực chung.

+) nếu thông tin thiếu, không rõ ràng, không chính xác dẫn đến sự phán đoán mơ hồ, kéo dài thì dư luận chưa chắc đã hình thành, lúc đó người ta gọi là " tin đồn".

-mức độ chuẩn bị của tập thể đối với sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến tốc độ hình thành dư luận. - mức độ phát triển của tập thể ảnh hưởng đến cường độ và tốc độ hình thành dư luận. Tập thể phát triển cao, đoàn kết thì dư luận hình thành nhanh, mạnh và ngược lại, tập thể mới hình thành, thiếu đoàn kết thì khó có dư luận.

- nếp nghĩ của mọi nguời trong tập thể ảnh hưởng đến tính chất của dư luận. nếp nghĩ chủ quan, phiến diện, định kiến sẽ dẫn đến phán đoán sai lệch, dư luận không đúng, nếp nghĩ toàn diện, định kiến dư luận sẽ đúng hơn.

- không khí đạo đức, thói quen và tâm trạng chung của cộng đồng cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành dư luận xã hội.

Rút kinh nghiệm cho bản thân:

- Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứ, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống quản lý. Cần phải quan tâm chỉ đạo, định hướng hoạt động, bố trí cán bộ, các điều kiện bảo đảm cho công tác này. Đồng thời, chỉ đạo các cấp quản lý động nắm, phân tích, đánh giá, dự báo diễn biến tình hình tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng của nhân viên đối tượng trong việc phụ trách để có biện pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời các vấn đề bức xúc phát sinh.

- phải đi đầu trong tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân viên, khách hàng hiểu về phương hướng công ty, vạch trần âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch; tăng cường đối thoại, tiếp xúc với nhân viên , lắng nghe tâm sự của nhân viên , kịp thời giải quyết nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân”. Tăng cường công tác thông tin định hướng tư tưởng cho nhân viên và đối tác, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong cán bộ, công nhân viên .

Mặt khác, phải chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin, truyền thông và đội nhân viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên dư luận xã hội để lực lượng này thực hiện tốt nhiệm vụ, đẩy lùi thông tin xấu độc.

Chủ động xây dựng các kênh thông tin trên mạng xã hội công khai để đưa ra những thông tin chính thức của công ty và đủ mạnh để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Nâng cao công tác điều tra dư luận xã hội để kịp thời năn chặn những sai phạm, những tin đồn thất thiệt cho công ty.

Định kỳ đào tạo cho nhân viên quản lý công tác dư luận để có phương hướng giải quyết đúng đắn, kịp thời và có trình độ xử lý các tình huống, ứng xử.

Tạo không khí làm việc vui vẻ, môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng để hạn chế những suy nghĩ tiêu cực làm lệch lạc những tư tưởng của nhân viên

4. Xung đột là gì

Xung đột là sự khác biệt ( về quan điểm, mục đích, động cơ) giữa các thành viên trong quá trình thực hiện hoạt động nhóm.

Nguyên nhân:

- Do vấn đề truyền đạt

Sự thiếu thông tin (rào cản giao tiếp) là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột, do kĩ năng lắng nghe chưa tốt, chia sẻ thông tin không đầy đủ, khác biệt trong cách giải thích và nhận thức vấn đề, hay các biểu hiện phi ngôn từ bị bỏ qua hoặc không được nhận biết. Nội dung của người nói được người nghe hiểu không hoàn toàn chính xác. Mức độ không chính xác càng cao càng có nguy cơ gây ra những hiểu lầm.

-Sự phụ thuộc lẫn nhau trong công việc

Sự phụ thuộc lẫn nhau đối với công việc xảy ra khi hai hay nhiều người phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành công việc của họ và tiềm năng xung đột tăng lên khi mức độ phụ thuộc lẫn nhau tăng lên. Có ba hình thức phụ thuộc lẫn nhau đối với công việc sau đây:

+)Sự phụ thuộc lẫn nhau khi cùng làm việc với nhau: Nhiều người phối hợp với nhau cùng thực hiện một công việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ, về tổng thể được gọi là sự phụ thuộc lẫn nhau khi cùng làm việc với nhau.

+) Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính nối tiếp nhau: Khi một người không thể thực hiện công việc của mình nếu người trước đó không kết thúc. Sự phụ thuộc này diễn ra phổ biến trong quá trình sản xuất.

- Mục tiêu không tương đồng

Mục tiêu cá nhân của các thành viên cộng đồng không thể giống nhau do lợi ích khác nhau. Khi có những hoạt động ảnh hưởng tới không gian, thời gian chung của cộng đồng sẽ dễ dàng này sinh mâu thuẫn.

- Do khan hiếm nguồn lực

Khả năng xung đột sẽ tăng lên trong những điều kiện khan hiếm. Khi các nguồn lực bị giới hạn, các cá thể bị đẩy vào cuộc cạnh tranh mang tính thắng thua và những cuộc cạnh tranh như vậy thường dẫn đến xung đột.

- Do đe dọa

Khi không có sự đe dọa hầu như các cá thể sẽ hợp tác nhiều hơn. Mức xung đột tăng lên khi một bên có sự đe dọa đối với phía bên kia.

-phân tích các loại hình xung đột:

+)Xung đột trong mỗi cá nhân (còn gọi là xung đột nội tâm): Loại xung đột này xuất hiện khi cá nhân tham gia vào những nhóm xã hội có những lợi ích khác nhau. Họ lúng túng không

biết chọn theo lợi ích nào. Lợi ích của mỗi nhóm đều có sức hấp dẫn với cá nhân nhưng không cho phép cá nhân chọn cả hai, mà chỉ được phép chọn một.

+)Xung đột cá nhân với cá nhân: Loại xung đột này diễn ra khi cá nhân này cho rằng cá nhân kia cản trở hoặc phá hoại lợi ích của mình.

+)Xung đột cá nhân với tập thể: Đây là loại xung đột xuất hiện khi cá nhân cho rằng tập thể ngăn cản lợi ích của họ và họ không chấp nhận ý kiến, quyết định của tập thể.

+)Xung đột tập thể với tập thể: Loại xung đột này vẫn thường xảy ra khi tập thể này cho rằng tập thể kia ngăn cản hoặc phá hoại lợi ích của tập thể mình.

Bài học kinh nghiệm trong xử lý xung đột Tìm ra nguồn gốc của sự xung đột

Để tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp phù hợp, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân có thể là sự bất đồng ý kiến trong các cuộc họp hoặc quyền lợi giữa các bên chưa được xác định rõ. Sau khi biết mấu chốt của mâu thuẫn nằm ở đâu, bạn cần tìm người đã gây ra những xung đột này.

Lắng nghe

phải duy trì trạng thái trung lập và khách quan nhất để đảm bảo sự công bằng khi giải quyết xung đột. Các bên đều nghĩ mình đúng và mong muốn được người khác ủng hộ. Sự thiên vị sẽ làm bên còn lại nghĩ bạn là người không công bằng và mâu thuẫn vẫn cứ tiếp diễn. nên bắt đầu tìm cách giải quyết xung đột sau khi đã hiểu mong muốn giữa các bên, từ đó giải tỏa sự hiểu lầm để các thành viên xích lại gần nhau hơn

Một phần của tài liệu ĐÊ CƯƠNG tâm lý học QUẢN lý (Trang 27 - 30)

w