Uy tín giả nằm trong nhân cách người quản lý.

Một phần của tài liệu ĐÊ CƯƠNG tâm lý học QUẢN lý (Trang 50 - 52)

+ Uy tín giả dựa trên sự trấn áp bằng quyền uy: Bản chất loại uy tín này là do sở hữu quyền lực một cách thái quá, luôn phô trương sức mạnh của mình làm cho nhân viên sợ hãi mà phải thực hiện, tuân theo.

+ Uy tín gia trưởng: Người quản lý tự coi mình là cao hơn và có quyền lực với mọi người, có quyền ban phát cho mọi người.

+ Uy tín do khoảng cách: Người quản lý kiểu này thường ít tiếp xúc với nhân viên. Trong điều hành công việc luôn giữ nguyên tắc tạo ra cấp trung gian cho mình nên dễ mắc bệnh quan liêu, xa rời quần chúng. Giữa người quản lý và quần chúng luôn có khoảng cách, khó gần.

+ Uy tín dân chủ giả hiệu: là loại uy tín được tạo ra do tác phong chan hòa kiểu mị dân, giả tạo và hình thức.

+ Uy tín dựa vào sự “lợi ngôn” (khéo nói, ngụy biện): Người quản lý loại này thường “khéo léo” đưa ra những lý lẽ biện hộ “nghe như hợp lý” để “thổi phồng” thành tích, làm giảm hoặc “mất đi” những sai lầm trong việc thực hiện những nhiệm vụ quản lý. Người quản lý loại này thường hay đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan, không dám chịu trách nhiệm. Họ thích lý luận trong các cuộc họp, nói nhiều nhưng làm ít.

Liên hệ trong việc tạo uy tín thật cho bản thân

Sự tập trung cao độ là điều không thể thiếu

Để tạo được uy tín, củng cố vai trò - vị trí của bản thân thì sự tập trung cao độ ở năng lực quản lý, quán xuyến công việc và khả năng quan sát, nhìn nhận bao quát về sự hiện diện của cá nhân từng nhân viên, từ đó có sự quan tâm và chỉ định nhiệm vụ sao cho phù hợp với trình độ chuyên môn của nhân viên ấy, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, góp phần giúp cho sự tương tác giữa cấp trên và cấp dưới trở nên hiệu quả hơn.

Giữ lời hứa, tôn trọng sự thật

Không một ai thích phục tùng một cách vô hạn định dưới sự chỉ đạo mang tính chất cưỡng chế cả, và sẽ chẳng bao giờ được bền lâu nếu như không nhận được sự kính nể với tinh thần tự nguyện từ người khác. Muốn nhận được sự tín nhiệm từ cấp dưới thì người lãnh đạo cần xây dựng niềm tin bằng cách giữ lời hứa và tôn trọng sự thật để nhận được sự tín nhiệm và tạo uy tín cho chính bản thân mình.

hình thành thói quen tư duy theo hướng tích cực, cầu tiến, bởi tư duy cầu tiến luôn xem thử thách, khó khăn là cơ hội để thể hiện ý chí, theo đuổi ước muốn mang tính chất tự quyết đoán và điều này thật sự là điều kiện lý tưởng để mỗi cá nhân tự hoàn thiện bản thân khi vấp phải vấn đề nào đó trong công việc và cuộc sống, qua đó bạn có thể truyền niềm cảm hứng, đam mê đến nhân viên của mình.

Cư xử tử tế, hành động đúng mực

Với cách cư xử tử tế, hành động đúng mực, người lãnh đạo có thể khiến người khác thay đổi cách nhìn theo hướng tích cực và đầy thiện chí, thán phục trước những điều có thể trước đây nhân viên đã từng hoàn toàn phủ nhận, luôn coi trọng cách nhìn nhận và đánh giá của mọi người dành cho chính mình, suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về ý kiến đóng góp, lời đề nghị hay phản hồi nào của nhân viên.

Có tầm nhìn chiến lược và khơi gợi niềm cảm hứng

phải giải quyết mọi vấn đề thật thích đáng, rõ ràng, tường tận dựa trên người thật, việc thật

Biết cách tạo nên sự chắc chắn

năng lực triển khai các ý tưởng thành từng kế hoạch cụ thể để thực hiện, người lãnh đạo có thể làm tăng thêm uy tín của mình khi có khả năng tạo nên sự chắc chắn từ những việc tưởng chừng như không chắc chắn

11.

Uy tín của người quản lý là một hiện tượng xã hội, hình thành và phát triển trên cơ sở hệ thống các giá trị nhân cách và các giá trị xã hội khác của người quản lý thông qua quan hệ quản lý với người dưới quyền, tạo nên sức mạnh cảm hóa, thu hút lôi kéo được người dưới quyền và được họ tin tưởng, tôn trọng, tuân theo.

Các con đường để nâng cao uy tín của người quản lý

Tự phấn đấu, rèn luyện

Đây là con đường cơ bản nhất để tự nâng cao uy tín của mình. Tự phấn đấu, rèn luyện có thể thực hiện được bằng các biện pháp sau:

- Duy trì hứng thú, khát vọng và ý chí lãnh đạo để phục vụ tổ chức, phục vụ con người và xã hội. Không được lấy uy tín làm mục đích mà phải coi đó là phương tyện, là điều kiện để thực hiện mục đích lãnh đạo, quản lý.

- Thường xuyên kiểm tra, tự phê bình

b. Giữ vững và nâng cao uy tín qua các mối quan hệ

Người lãnh đạo không chỉ tổ chức và vận hành các mối quan hệ trong tổ chức của mình mà còn tham gia các mối quan hệ đó. Uy tín gắn liền với những giá trị của họ. Những giá trị này được đánh giá thông qua người khác. Như vậy, thông qua các mối quan hệ cũng là con đường để nâng cao uy tín người lãnh đạo. Các biện pháp thực hiện con đường này bao gồm:

- Quan hệ với mọi người khiêm tốn và có nguyên tắc - Chân thành và gần gũi với quần chúng

- Quan hệ đúng mực với cấp trên và đồng nghiệp

b. Thực hiện dân chủ và công khai

Dân chủ công khai trong việc đề bạt, kỷ luật cán bộ, có ý kiến độc lập trong quyết định của cá nhân và dám chịu trách nhiệm, không né tránh và đổ trách nhiệm cho người khác.

VD : Trong quá trình xây dựng và nâng cao uy tín của mình

Một phần của tài liệu ĐÊ CƯƠNG tâm lý học QUẢN lý (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w