Kế toán giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU và GIÁ vốn HÀNG bán tại CÔNG TY TNHH kỹ THUẬT SAMEN (Trang 25 - 28)

Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định. Số tiền này bao gồm chi phí của các vật liệu được sử dụng để tạo ra hàng hóa cùng với chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa (đối với doanh nghiệp sản xuất) hoặc số tất cả chi phí để hàng hóa có mặt tại kho (đối với doanh nghiệp thương mại).

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phương Trang 12

Nó khơng bao gồm các chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng.

2.4.1 Nguyên tắc ghi nhận giá vốn

Giá vốn hàng bán được ghi nhận dựa trên nguyên tắc phù hợp: doanh thu phù hợp với chi phí.

Giá vốn hàng bán được ghi nhận và tập hợp theo giá trị và số lượng thành phẩm, hàng hoá, vật tư xuất bán cho khách hàng, phù hợp với doanh thu ghi nhận trong kỳ.

2.4.2 Chứng từ sử dụng

- Phiếu yêu cầu mua hàng

- Đơn đặt hàng

- Phiếu vận chuyển hàng hoá

- Phiếu xuất kho

- Các chứng từ khác liên quan

2.4.2 Tài khoản sử dụng

Sử dụng tài khoản 632 - “Giá vốn hàng bán” để phản ánh trị giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh sản xuất, chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý bất động sản đầu tư trong kỳ.

Có ba phương pháp để tính giá vốn hàng xuất kho:

Phương pháp bình quân gia quyền:

- Theo phương pháp này thì giá vốn hàng bán xuất kho được tính căn cứ vào số lượng hàng hóa xuất kho và đơn giá bình qn:

- Có 2 phương pháp tính giá xuất kho bình quân: BQGQ cuối kỳ và BQGQ sau mỗi lần nhập:

o Theo phương pháp BQGQ cuối kỳ:

Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính tốn một lần vào cuối kỳ

Nhược điểm: độ chính xác khơng cao, không cung cấp kịp thời giá trị xuất kho

o Theo phương pháp BQGQ sau mỗi lần nhập

Ưu điểm: độ chính xác cao, đơn giá được cập nhập kịp thời sau mỗi lần xuất Nhược điểm: tính tốn phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức, chỉ phù hợp với doanh nghiệp ít mặt hàng, số lượng nhập xuất ít

Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

- Theo phương pháp này, sản phẩm, hàng hóa, vật tư nào nhập trước thì sẽ xuất trước, lấy đơn giá bằng đơn giá nhập. Trị giá thực tế của sản phẩm, hàng hóa, vật tư tồn tại cuối cùng được xác định bằng đơn giá của sản phẩm, hàng hóa, vật tư những lần nhập cuối cùng.

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phương Trang 13

- Ưu điểm: ước tính được ngay trị giá vốn hàng hóa xuất kho trong từng lần, đảm bảo số liệu kịp thời cho các bộ phận liên quan, giá trị hàng tồn kho tương đối sát với giá thị trường.

- Nhược điểm: doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại, chỉ thích hợp cho doanh nghiệp nhỏ, số lượng, chủng loại ít.

Phương pháp thực tế đích danh

- Theo phương pháp này, giá trị vốn hàng hóa xuất kho được xác định dựa trên giả định khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa, vật tư thì căn cứ vào đơn giá từng lần nhập, xuất hàng hóa thuộc lơ nào thì lấy đơn giá của lơ đó.

- Ưu điểm: phản ánh đúng theo giá trị thực tế của hàng hóa.

- Nhược điểm: chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp đặc thù muốn kinh doanh một đến hai loại sản phẩm chính có ít loại, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và dễ dàng nhận diện hàng tồn kho để đong đếm.

2.4.3 Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán giá vốn theo phương pháp kê khai thường xuyên (Nguồn: theo thông tư 200/2014/TT-BTC)

SVTH: Nguyễn Thị Kim Phương Trang 14

Sơ đồ hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ

:Phát sinh

:Định kỳ

Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán giá vốn theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Nguồn: theo thông tư 200/2014/TT-BTC)

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU và GIÁ vốn HÀNG bán tại CÔNG TY TNHH kỹ THUẬT SAMEN (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w