III/ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
4- PHÒNG NGỪA VÀ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ MIỆNG 4.1 ĐẶC ĐIỂM :
- Tại VN ung thư miệng chiếm 6%, hạng 7 trong các loại ung thư thường gặp.
- Trong miệng các vị trí thường gặp ung thư theo thứ tự là : lưỡi (nam), môi (nữ), niêm mạc má, sàn miệng, nướu răng và vòm khẩu cái.
- 98% Là ở người trên 40 tuổi, nhiều nhất ở khoảng 60-70 tuổi.
- Dễ thấy trực tiếp, dễ chẩn đoán, nhưng đến 70% phát hiện ở giai đoạn muộn.
4.2- CÁC DẤU CHỨNG LÂM SÀNG NGHI NGỜ UNG THƯ NIÊM MẠC MIỆNG:
- Vết loét : không lành sau 2 tuần, dù đã loại bỏ kích thích, không xác định được nguyên nhân. - Tổn thương xơ chai, cứng hay sùi hoặc dính chặt vào mô bên dưới.
- Ổ nhổ răng không lành.
- Răng lung lay không rõ nguyên nhân. - Đau, di cảm không rõ nguyên nhân. - Khó nhai, nói, tăng tiết nước bọt. - Mảng trắng / đỏ.
- Hạch cổ .
4.3- TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:+ Lâm sàng : + Lâm sàng :
- Sờ cứng, giới hạn không rõ, không đau, dính. - Vị trí nguy cơ ung thư cao.
- Hạch cổ. + Bệnh sử: - >40 Tuổi
- Tiến triển nhanh.
- Thói quen hút thuốc, uống rượu, ăn trầu. - Điều trị nội khoa 2 tuần không lành.
4.4- NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ:
- Loại bỏ nguyên nhân, các yếu tố kích thích tại chỗ.
- Điều trị nội khoa (kháng sinh, kháng viêm, kháng nấm…)
- Retinoids tại chỗ (chống tăng sừng hóa & lệch lạc trong sự biệt hóa biểu mô ) - Sinh thiết & xét nghiệm giải phẫu bệnh.
- Điều trị đặc hiệu (phẫu, xạ, hóa trị).
4.5- BA CẤP PHÒNG BỆNH ĐỐI VỚI UNG THƯ MIỆNG
Cấp 1 : Giáo dục sức khỏe để kiểm soát và hạn chế yếu tố nguy cơ :
-Phổ biến cho người dân biết ung thư miệng là bệnh có thể phòng và chữa khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.
-Giải thích những tác hại trong sinh bệnh học ung thư : thuốc lá, ăn trầu, xỉa thuốc, uống rượu... -Phổ biến phương pháp tự kiểm tra vùng miệng và hàm mặt nhất là ở người lớn tuổi và nên đi khám khi thấy có những bất thường xảy ra.
Cấp 2 : Tầm soát ung thư miệng
-Chẩn đoán phát hiện trên lâm sàng (dùng xanh Toluidine, phết tế bào học...).
Cấp 3 : Hạn chế tái phát sau điều trị & làm giảm thương tật do điều trị . -Khuyên chế độ dinh dưỡng nhiều vit.A .
-Dùng xét nghiệm xanh Toluidine.
-Theo dõi chức năng nhai, nói, nuốt, cười…
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIA
1) Các chương trình nha khoa công cộng chỉ cần tiêu chuẩn khả thi, còn cộng đồng có chấp nhận hay không thì không quan trọng. (Đ - S)
2) Đối tượng của các hoạt động nha cộng đồng là các bệnh nhân trong cộng đồng đó. (Đ - S)
3) Tương ứng với khâu "khám bệnh" của bác sĩ điều trị là khâu "phân tích vấn đề" trong hoạt động nha cộng đồng . (Đ - S)
4) Các nguyên tắc chính dự phòng sâu răng là dựa theo sơ đồ Key's. ( Đ - S )
5) Giảm lượng carbohydrate là nguyên tắc quan trọng nhất trong dự phòng sâu răng . ( Đ - S ) 6) Từ năm 2001 nồng độ Fluor trong nước máy tại TP HCM đã giảm chỉ còn 0,7 ppm. ( Đ - S ) 7) Có thể sử dụng viên Fluor ở những nơi có nồng độ Fluor < 0,5ppm. (Đ - S )
8) Nồng độ NaF trong nước súc miệng là 0,2%.( Đ - S ) 9) Fluor chống sâu răng trên mặt nhai rất hiệu quả. ( Đ - S )
10) Tất cả các loại đường đều có khả năng gây sâu răng như nhau. ( Đ - S )
11) Nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn tuổi là do lão hóa mô nha chu . ( Đ - S )
12) Phòng ngừa kiểm soát bệnh nha chu chính là ngăn chận mảng bám trên nướu thành mảng bám dưới nướu . ( Đ - S )
13) Phòng ngừa kiểm soát bệnh nha chu bởi nhân viên nha khoa quan trọng hơn do tự cá nhân làm. ( Đ - S )
14) Giáo dục nha khoa là quan trọng nhất trong kiểm soát bệnh nha chu trong cộng đồng . ( Đ - S ) 15) Chải răng đúng cách là chìa khóa cơ bản cho cá nhân để kiểm soát và dự phòng bệnh nha chu . ( Đ - S )
16) Ung thư miệng dễ thấy trực tiếp dễ chẩn đoán nên thường được phát hiện sớm . ( Đ - S )
17) Vừa hút thuốc vừa uống rượu có nguy cơ ung thư cao hơn gấp nhiều lần so với chỉ hút thuốc hoặc chỉ uống rượu. ( Đ - S )
18) Nguyên tắc quan trọng nhất trong xử trí ung thư miệng là điều trị nội khoa 2 tuần. ( Đ - S )
19) Phòng bệnh cấp 1 đối với ung thư miệng chủ yếu là giáo dục sức khỏe để kiểm soát và hạn chế yếu tố nguy cơ. ( Đ - S )
20) Tầm soát phát hiện sớm ung thư miệng bằng Xanh Toluidine hay phết tế bào bong chính là phòng bệnh ung thư miệng cấp 3. ( Đ - S )
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình Nha Khoa Công Cộng - Tập I, II ; Bộ môn Nha Khoa Công Cộng / Khoa RHM / Đại học Y dược - 1999.
2) Giáo trình Nha Khoa Phòng Ngừa ; Bộ môn Nha khoa Công cộng / Khoa RHM / Đại học Y dược -1999.
3) Jennie Naidoo - Jane Wills ; Health Promotion - Foundations for Practice ; Bailliere Tindall - 1995 . 4) M. H. Hobdell ; Behavioural Aspects of Dental Public Health - A Sort Study Guide and Reader ; The University of Texas-Houston - Health Science Center - Dental Branch - 2001.