PHÒNG NGỪA KIỂM SOÁT BỆNH NHA CHU 3.1-KHÁI NIỆM:

Một phần của tài liệu Bài giảng: RĂNG VÀ BỘ RĂNG MỤC pptx (Trang 121 - 123)

III/ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

3- PHÒNG NGỪA KIỂM SOÁT BỆNH NHA CHU 3.1-KHÁI NIỆM:

3.1- KHÁI NIỆM:

Bệnh nha chu là :

-Tình trạng bệnh lý của mô nha chu bao gồm viêm nướu và nha chu viêm phá hủy.

-Tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập.

-Một bệnh có tỷ lệ mắc bệnh rất cao trong cộng đồng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, có liên hệ trực tiếp đến tuổi và vệ sinh răng miệng.

-Nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn tuổi.

Vì vậy việc dự phòng và kiểm soát bệnh nha chu là bước cơ bản để cải thiện SKRM trong hầu hết các cộng đồng.

3.2- CÁC BIỆN PHÁP :

Phòng ngừa kiểm soát bệnh nha chu cũng chính là phòng ngừa kiểm soát mảng bám cho cá nhân hay cho cộng đồng tức là ngăn chặn mảng bám trên nướu thành mảng bám dưới nướu, duy trì sức khỏe mô nha chu.

-Ăn các thực phẩm nhiều bột đường hay ăn nhiều lần trong ngày làm gia tăng lượng mảng bám.

-Nhai thức ăn sơ cũng không thể làm sạch mảng bám, cũng như không có một loại kem đánh răng hay thuốc súc miệng nào tự nó có thể làm sạch mảng bám hoàn toàn.

3.2.1-Phòng ngừa kiểm soát mảng bám mỗi tự cá nhân:

-Cá nhân tự kiểm soát chăm sóc vệ sinh răng miệng là chìa khóa của sức khỏe nha chu. -Hiểu được mục đích của việc chải răng là:

+Lấy sạch mảng bám và mảnh vụn thức ăn. +Kích thích mô nướu.

+Ap Fluoride tại chỗ chống sâu răng. -Nên chải răng mấy lần và vào lúc nào?

-Biết cách chọn bàn chải và phương pháp chải đúng (pp Bass cải tiến). -Tập sử dụng chỉ nha khoa.

3.2.2-Phòng ngừa kiểm soát bệnh nha chu bởi nhân viên nha khoa:

-Khám định kỳ để lấy cao răng và hướng dẫn kịp thời những sai sót trong cách giữ gìn vệ sinh răng miệng.

-Sửa chữa những khiếm khuyết của các miếng trám hay phục hình.

-Nếu nặng có thể có thể làm tiểu phẫu lật vạt nạo túi nha chu và cạo láng mặt gốc răng. 3.2.3-Kiểm soát mảng bám bằng phương pháp hóa trị liệu:

-Làm sạch mảng bám bằng hóa chất (thuốc súc miệng có kháng sinh, Chlorhexidine, Triclosan...) có nhiều hạn chế.

-Fluoride có lẽ là một hóa chất kiểm soát mảng bám ít vấn đề nhất và đang được sử dụng rộng rãi (làm giảm khả năng tích tụ mảng bám).

3.2.4-Kiểm soát bệnh nha chu trong cộng đồng:

- Giáo dục nha khoa phải được quan tâm và lập đi lập lại nhiều lần bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Nâng cao trình độ hiểu biết của cộng đồng về bệnh nha chu là quan trọng nhất (vì cơ bản nhất vẫn là kiểm soát mảng bám bởi cá nhân trong cộng đồng).

-Các hình thức chăm sóc răng và kiểm soát mảng bám cho cộng đồng phải được thực hiện ở cơ sở cộng đồng để kịp thời nhắc nhở các sai sót cá nhân và phát hiện sớm các vấn đề nha chu để điều trị.

-Mô hình chăm sóc sức khỏe nha chu cho cộng đồng:

+Chăm sóc mức độ 1 : Chương trình giáo dục cộng đồng nhằm mục đích gia tăng kiến thức về sức khỏe nha chu, cung cấp thông tin để mọi người tự phòng ngừa bệnh.

+Chăm sóc mức độ 2 : Mđ 1 + Hỗ trợ bệnh nhân tự chăm sóc như giáo dục nha khoa từng người, từng nhóm nhỏ, lấy vôi răng trên nướu.

+Chăm sóc mức độ 3 : Mđ 1+2+ Điều trị các vấn đề nha chu trung bình như lấy vôi dưới nướu và Các chương trình theo dõi, giám sát.

+Chăm sóc mức độ 4 : Mđ 1+2+3+ Điều trị các vấn đề nha chu phức tạp do chuyên viên nha khoa thực hiện.

Tùy theo tình hình văn hóa, tài chính, kinh tế của từng vùng mà chọn nội dung phù hợp sao cho đa số dân trong cộng đồng đạt lợi ích tối đa.

3.2.5- Kiểm soát bệnh răng miệng cho trẻ em :

-Trước sinh : Vệ sinh răng miệng + Chế độ dinh dưỡng thai phụ. -Mới sinh đến 1 tuổi : Làm sạch răng và xoa nắn nướu với gạc ướt. -Từ 1 đến 3 tuổi :

+Dùng bàn chải.

+Sau 2 tuổi có thể dùng kem với lượng nhỏ (cỡ hạt đậu xanh). +Không cho trẻ tự làm một mình.

-Từ 3 đến 6 tuổi :

+Để trẻ tự đánh nhưng phải được kiểm soát kỹ. +Lượng kem tăng gấp đôi (2 hạt đậu xanh). +Dùng chỉ nha khoa.

+Dùng gel hay dung dịch súc miệng cho trẻ có nguy cơ cao. -Từ 6 đến 12 tuổi :

+Bố mẹ vẫn giúp theo dõi những vùng khó thao tác. +Dùng kem có fluor.

+Dùng gel hay dung dịch súc miệng cho trẻ có nguy cơ cao. Tóm lại

" Không có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh nha chu nào mà không đòi hỏi sự hợp tác có ý thức của cá nhân (khác với các chương trình phòng sâu răng).

" Cho đến nay việc lấy sạch mảng bám bằng phương pháp cơ học là chải răng vẫn còn là nền tảng cơ bản cho việc kiểm soát và dự phòng bệnh nha chu.

4- PHÒNG NGỪA VÀ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ MIỆNG4.1- ĐẶC ĐIỂM :

Một phần của tài liệu Bài giảng: RĂNG VÀ BỘ RĂNG MỤC pptx (Trang 121 - 123)

w