4.1- BỆNH VIÊM NƯỚU:
Là bệnh nướu có hiện tượng viêm chỉ khu trú ở nướu, các thành phần khác không hoặc ít chịu ảnh hưởng.
4.1.1-Viêm nướu mãn tính : * Lâm sàng :
- Thường không có dấu chứng chủ quan.
- Nướu chuyển từ hồng sang đỏ, rồi đỏ thẫm hay xanh xám (bắt đầu từ viền nướu và gai nướu, rồi đến cả nướu dính)
- Nướu mềm bở, bề mặt nướu trở nên trơn láng, mất lấm tấm da cam, viền nướu tròn bóng, gai nướu căng phồng.
- Nướu bị sưng và phù nề tạo thành túi giả (túi nướu)
- Dễ chảy máu khi thăm khám, chải răng; nặng hơn có thể chảy máu tự phát. * Nguyên nhân :
- Chủ yếu là do tình trạng vệ sinh răng miệng kém tạo sự tích tụ mảng bám vi khuẩn ở quanh răng, nhất là ở khe nướu.
- Cao răng: do lắng đọng calci nước bọt tạo sự vôi hoá mảng bám. - Miếng trám hay phục hình sai.
- Nhồi nhét thức ăn. * Điều trị:
- Loại bỏ nguyên nhân. - Lấy vôi răng.
- Vệ sinh răng miệng.
4.1.2-Viêm nướu cấp (viêm nướu Vincent-viêm nướu hoại tử lở loét cấp) * Lâm sàng :
- Hoại tử và lở loét bắt đầu ở gai nướu, tiến tới bờ viền nướu, tạo thành các sang thương lõm hình chén hay hình miệng núi lửa.
- Bề mặt sang thương có một lớp màng giả màu trắng đục hay vàng nhạt, khó tróc, nếu tróc gây chảy máu.
- Chảy máy nướu khi thăm khám hoặc tự phát là do biểu mô nướu bị hoại tử để lộ phần mô liên kết giàu mao mạch.
- Miệng hôi thối dữ dội, hơi thở và vị giác có mùi kim loại.
- Đường viền ban đỏ: được tạo ra ngăn cách vùng hoại tử và vùng lành mạnh xung quanh, nó nhô lên do hiện tượng sung huyết các mạch máu và phù nề mô liên kết ở vùng hoại tử.
- Bệnh nhân đau rát không ăn uống được nhất là ăn thức ăn nóng có gia vị và cứng. Thường có sưng hạch và sốt cao.
- Nếu nặng hơn nữa có thể hoại tử cả vùng nướu dính và mô nha chu sâu bên dưới gây lộ chân răng, tiêu và biến dạng xương ổ răng. Có thể bị nhiễm trùng huyết.
* Nguyên nhân :
- Đa vi khuẩn : chủ yếu là xoắn khuẩn Spirochètes (đại diện là Borrelia Vincent) và trực khuẩn hình thoi Bacillus Fusiform.
- Những yếu tố thuận lợi cho việc gây bệnh và thay đổi sức đề kháng : o Viêm nướu, viêm nha chu mãn đã có sẵn làm nền.
o Suy giảm miễn dịch, stress, mệt mỏi hoặc một số bệnh toàn thân như nhiễm siêu vi, suy dinh dưỡng…
o Nghiện thuốc lá và rượu. * Điều trị :
- Súc miệng với Chlorhexidine gluconate 0,12%. - Kháng sinh toàn thân (Penicilline hay Tétracilline). - Cạo vôi răng và vệ sinh răng miệng.
4.1.3- Viêm nướu kết hợp với những rối loạn nội tiết: * Lâm sàng:
- Bệnh cảnh giống tình trạng một viêm nướu thông thường.
- Trường hợp đặc biệt có hình thức viêm nướu tạo u do thai nghén (u nướu thai nghén). * Nguyên nhân:
- Rối loạn các hócmôn stéroit do dùng thuốc stéroit hay lượng estrogen, progestérone tăng trong quá trình mang thai hoặc sử dụng thuốc ngừa thai… làm bùng nổ bệnh viêm nướu có sẵn.
* Điều trị :
- Loại bỏ nguyên nhân, cạo vôi, vệ sinh răng miệng . 4.1.4- Sưng nướu do thuốc (không do viêm):
* Lâm sàng :
- Nướu sưng to do quá sản, sờ chắc, không chảy máu chỉ tăng thể tích * Nguyên nhân
- Sử dụng thuốc : thuốc chống động kinh ( Phenytoin hay Di-hydan), thuốc điều hòa ức chế miễn dịch (Cyclosporine A)
* Điều trị :
- Loại bỏ nguyên nhân. Vệ sinh răng miệng tránh bội nhiễm. 4.2- VIÊM NHA CHU:
- Ngoài những đặc điểm của viêm nướu, bệnh lý nha chu còn phá hủy ba thành phần khác là : xương ổ răng, dây chằng nha chu và xêmăng.
- Đặc trưng của bệnh là sự mất bám dính của biểu mô bám dính, xương ổ răng bị tiêu huỷ và hình thành túi nha chu (túi thật) có mủ.
- Nguyên nhân chuyển từ viêm nướu sang nha chu có thể là do một sự hư hỏng nào đó về khả năng đáp ứng của túc chủ trước sự nhiễm khuẩn và/hoặc có sự tập trung với số lượng lớn những vi khuẩn gây bệnh mạnh.
* Có 3 giả thuyết được công nhận nhiều nhất :
1. Vi khuẩn phá huỷ mô trực tiếp và gián tiếp thông qua các chất chuyển hoá của chúng. 2. Phản ứng quá mẫn của một vài quá trình miễn dịch.
3. Sự sút giảm chức năng của bạch cầu đa nhân trung tính (hoá ứng động, vi thực bào, giảm lượng bạch cầu trung tính).
4.2.1- Viêm nha chu mãn ở người trưởng thành * Lâm sàng :
- Thường gặp ở tuổi trung niên trở lên ( > 35 tuổi). - Hội tụ tất cả những dấu chứng của viêm nướu mãn.
- Sự phá huỷ mô kéo dài nhiều năm thậm chí hàng chục năm kèm theo hiện tượng mất bám dính hay có sự di chuyển của biểu mô bám dính về phía chóp gốc răng.
- Khái niệm "mất bám dính" bao hàm luôn hiện tượng tiêu xương ổ (Xquang thấy tiêu theo chiều ngang, đỉnh xương ổ không nhọn), mất dây chằng nha chu, cement gốc răng bị hoại tử và tạo nên túi nha chu.
- Răng có thể lung lay và di chuyển bất thường. * Nguyên nhân :
- Vôi răng, mảng bám (từ viêm nướu không được điều trị đúng mức) - Chấn thương khớp cắn.
4.2.2- Viêm nha chu thanh thiếu niên (Bệnh suy nha chu -Periodontosis) * Lâm sàng:
- Xảy ra ở người trẻ (< 25 tuổi).
- Khu trú : bệnh xảy ra ở một răng hay một nhóm răng.
- Xquang : có sự tiêu xương sớm ở các răng chìa khoá : răng cối lớn thứ nhất, răng cửa giữa. Xương ổ răng bị phá hủy theo chiều dọc.
- Cao răng thường ít.
- Nướu viêm ít hoặc trung bình nhưng tốc độ mất bám dính khá nhanh * Nguyên nhân :
- Trong bệnh này người ta thấy có sự hiện diện của vi khuẩn Actinobacillus actinomycetemcomitans (Aa).
- Sự mất bám dính có liên quan trực tiếp với các kháng thể kháng Aa.
- Ngoài ra còn có vai trò của yếu tố di truyền, chủng tộc và một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, bệnh lý về máu, hội chứng Down…
4.2.3- Viêm nha chu tiến triển nhanh: * Lâm sàng :
- Thường thấy ở người trẻ nhỏ hơn 35 tuổi.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng tương đối tốt, ít màng bám và cao răng.
- Giai đoạn đầu nhẹ ít triệu chứng, mất bám dính nhẹ,túi nha chu nông kéo dài vài tháng hay vài năm.
- Giai đoạn sau nặng, rầm rộ, mất bám dính trầm trọng, xương ổ răng bị tiêu huỷ rõ theo chiều ngang lẫn chiều dọc (dạng góc).
- Bệnh nhân đau đớn, nướu chảy máu tự phát, răng lung lay và có thể rụng. * Nguyên nhân :
- Có thể là yếu tố di truyền hoặc rối loạn hócmôn, bạch cầu trung tính giảm hoá hướng động… 4.2.4- Điều trị viêm nha chu nói chung :
- Xử lý tại chỗ : -Loại bỏ nguyên nhân. -Lấy vôi răng .
-Xử lý mặt gốc răng.
-Tái tạo mô có hướng dẫn, ghép nướu… - Sử dụng thuốc :
Kháng sinh liệu pháp (tuy nhiên hai loại sau điều trị rất khó và phức tạp) : + Tại chỗ :
- Dung dịch Iodine 5%, Chlorhexidine 0,12%, Hexetidine 0,1%. - Gel Metronidazole, Minocycline.
- Sợi pôlime tự tiêu tẩm Doxycycline, Tetracycline. + Uống :
- Tetracycline (250mg x 4 /j) hay Amoxicilline kết hợp Metronidazole : đặc biệt hiệu quả với Aa. - Spiramycine kết hợp với Metronidazole.
- Các AINS như Flurbiprofen (100mg x 2 : 3 / ngày)… 5- DỰ PHÒNG :
" Dự phòng cấp 1 : - Đừng để bệnh xảy ra.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách. - Khám răng định kỳ 6 tháng một lần. " Dự phòng cấp 2:
- Điều trị sớm viêm nướu đừng để tiến triển sang nha chu viêm. " Dự phòng cấp 3 :
- Điều trị viêm nha chu đừng để chuyển sang biến chứng mất răng 6- CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BỆNH NHA CHU :
6.1. Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI-S: Oral Hygiene Index-Simplified của Green và Vermillon-1964):
- Khảo sát 6 răng chỉ số :
- Mặt ngoài răng 16, 26 ; mặt trong răng 36, 46. - Mặt ngoài hai răng cửa : 11 và 31.
- Gồm hai thành phần : chỉ số mảng bám và chỉ số vôi răng . - 0 điểm : không có mảng bám (hay không có vôi răng trên nướu). - 1 điểm : mảng bám (hay vôi răng trên nướu) bám ít hơn 1/3 mặt răng.
- 2 điểm : mảng bám (hay vôi răng trên nướu) bám hơn 1/3 nhưng chưa đến 2/3 mặt răng.
- 3 điểm : mảng bám bám hơn 2/3 mặt răng (hay vôi răng trên nướu bám hơn 2/3 mặt răng, hoặc có vôi răng dưới nướu).
Tổng số điểm - Chỉ số OHI-S mỗi người =
Tổng số mặt răng
6.2- Chỉ số nhu cầu điều trị nha chu cho cộng đồng (CPITN = Community Periodontal Index and Treatment Needs - Ainamo-1982).
- Mỗi một cung hàm được chia thành 3 đoạn gọi là đoạn lục phân (sextant). Mỗi người có 6 sextants.
- Mỗi sextant khám 1 răng đại diện (16, 26, 36, 46 và 11, 31) đối với người dưới 20 tuổi, nếu trên 20 tuổi ta khám thêm 4 răng số 7 nữa.
Mã số Tình trạng Nhu cầu điều trị CPITN=0 Bình thường Không cần điều trị
CPITN=1 Chảy máu nướu Hướng dẫn VSRM
CPITN=2 Vôi răng Hướng dẫn VSRM + Cạo vôi răng CPITN=3 Túi nông < 5,5mm Hướng dẫn VSRM + Cạo vôi răng
CPITN=4 Túi sâu > 6mm Hướng dẫn VSRM + Điều trị chuyên sâu CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1) Nướu rời trong mô nha chu còn được gọi là phần niêm mạc di động. (Đ -S)
2) Xương ổ răng chính là phần xương hàm bao bọc quanh gốc răng nên rất khó bị tiêu huỷ hay tái tạo. (Đ -S)
3) Xê măng chân răng là 1 thành phần của mô nha chu nên khi nhổ răng ra lớp xê măng sẽ không theo ra cùng răng . (Đ -S)
4) Dây chằng nha chu là 1 hệ thống sợi, chủ yếu là collagen, nối liền răng vào xương ổ có chức năng dẫn truyền và phân tán lực nhai. (Đ -S)
5) Đặc điểm nổi bật nhất của mô nha chu khoẻ mạnh là không chảy máu nướu khi thăm khám nhẹ nhàng đúng cách.(Đ -S)
6) Vi khuẩn là yếu tố tại chỗ tối quan trọng gây nên bệnh nha chu .(Đ -S)
7) Nguyên nhân tổng quát ( đáp ứng miễn dịch, thay đổi nội tiết tố, bệnh toàn thân…) đóng vai trò quyết định trong bệnh nha chu .(Đ -S)
8) Trong viêm nướu mãn, nướu bị viêm dễ bị sưng và phù nề tạo nên túi nha chu (túi thật).(Đ -S) 9) Đặc điểm lâm sàng của viêm nướu cấp , hay viêm nướu hoại tử lở loét cấp là sang thương lõm hình chén, có màng giả, miệng đau rát và hôi thối dữ dội.(Đ -S)
10) Điều trị viêm nướu cấp chủ yếu là cạo vôi răng và vệ sinh răng miệng tốt.(Đ -S)
11) U nướu do thai nghén là 1 dạng viêm nướu kết hợp với những rối loạn nội tiết. (Đ -S)
12) Đặc trưng của viêm nha chu là biểu mô bám dính mất bám dính, xương ổ răng bị tiêu hủy và tạo thành túi nha chu thật. (Đ -S)
13) Nguyên nhân chuyển từ viêm nướu sang viêm nha chu có thể là do giảm khả năng đáp ứng của túc chủ trước vi khuẩn hoặc tăng số lượng vi khuẩn gây bệnh. (Đ -S)
14) Khái niệm mất bám dính trong viêm nha chu chỉ liên quan đến nướu răng mà thôi. (Đ -S)
15) Đặc điểm của viêm nha chu thanh thiếu niên là nướu viêm ít nhưng tốc độ mất bám dính nhanh, xương ổ răng bị tiêu huỷ theo chiều dọc ở 1 răng hoặc 1 nhóm răng. (Đ -S)
16) Viêm nha chu tiến triển nhanh thường thấy ở người lớn tuổi, vệ sinh răng miệng kém và chỉ bị tiêu xương theo chiều dọc. (Đ -S)
17) Xử lý tại chỗ viêm nha chu là loại bỏ nguyên nhân, cạo cao răng , xử lý mặt gốc răng , nếu nặng thì tái tạo mô có hướng dẫn hay ghép nướu . (Đ -S)
18) Sử dụng kháng sinh trong nha chu có thể ở dạng dung dịch, dạng gel, dạng sợi polimer tự tiêu hay dạng uống cũng được tuy nhiên nên phối hợp với các kháng sinh chống vi khuẩn yếm khí là tốt nhât. (Đ -S)
19) Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản là chỉ số khảo sát tình trạng mảng bám và vết dính có trên 6 răng chỉ số. (Đ -S)
20) Khi chỉ số CPITN=1 (chảy máu nướu ) thì không cần điều trị gì chỉ cần hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho đúng cách là đủ. (Đ -S)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Nguyễn Cẩn - Bài giảng Nha chu học thực hành - Bộ môn Nha chu / Khoa Răng Hàm Mặt / Đại học Y Dược - 1996.
2) Bài giảng Răng Hàm Mặt - Bộ môn Răng Hàm Mặt / Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học Hà Nội -1998.
3) Hoàng Tử Hùng - Mô phôi Răng Miệng - Nhà xuất bản Y học TPHCM - 2001.
4) John C. Green - General Principles of Epidemiology and Methods for Measuring Prevalence and Severity of Periodontal Diseases - 1990
5) Joseph J. Zambon - Microbiology of Periodontal Disease - The Nature of Periodontal Tissues in Health and Disease - 1990
UNG THƯ XOANG MIỆNG ĐẠI CƯƠNG Bs Huỳnh Anh Lan
ThS Nguyễn Thị Hồng Mục tiêu :
1. Liệt kê những đặc điểm chung của ung thư xoang miệng về dịch tễ học, giải phẫu bệnh, lâm sàng.
2. Mô tả các dạng lâm sàng của ung thư miệng.
3. Phát hiện và chẩn đoán được trên lâm sàng các tổn thương ung thư xoang miệng. 4. Nêu các phương tiện cận lâm sàng giúp chẩn đoán ung thư xoang miệng.
5. Xếp hạng lâm sàng ung thư xoang miệng theo TNM (UICC).
6. Kể ra các nguyên tắc và cách thức điều trị ung thư xoang miệng hiện nay. 1- DỊCH TỄ HỌC
1.1- Xuất độ:
Ung thư xoang miệng chiếm tỉ lệ tương đối cao so với tất cả các loại ung thư ở người. Tần suất ung thư miệng thay đổi tùy theo mỗi quốc gia chiếm tỉ lệ 5-50% ung thư các loại (Ấn Độ 50%, Thái Lan 21%, Indonesia 17%, Mỹ - 5%, Đức 3%.V.V...)
Ung thư miệng là ung thư phổ biến đứng hàng thứ 6 trên thế giới. Ung thư miệng thường gặp ở vị trí thứ 4 trong các ung thư ở nam, và thứ 8 trong các ung thư nữ. Tỉ lệ thay đổi nhiều từ vùng địa lý này sang vùng địa lý khác. Ơ một số nước đang phát triển, ung thư miệng là một vấn đề lớn, khi được xếp thức ba trong các loại ung thư.
" Bệnh viện Bình Dân (1956 - 1970) : Ung thư xoang miệng & khẩu hầu chiếm 16,7% các loại ung thư trong đó ung thư xoang miệng 14,21% xếp hàng thứ ba sau ung thư vòm hầu, ung thư phổi ở nam, ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở nữ.
" Trung tâm ung Bướu (1990 - 1994 ) : ung thư xoang miệng chiếm 6,07% ung thư các loại, xuất độ chuẩn theo tuổi là 5/100.000 người dân ở phái nam và 3,8/100.000 người dân ở phái nữ.
1.2- Tuổi:
Tỷ lệ của ung thư miệng tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ này tăng lên một cách rõ rệt sau tuổi 40, với khoảng tuổi gặp nhiều nhất là 60-70. Ít khi tìm thấy ở người trẻ.
1.3- Giới tính:
Ung thư xoang miệng cũng giống như các loại ung thư của đường hô hấp tiêu hóa trên: xảy ra ở phái nam nhiều hơn nữ, nhưng tùy theo vị trí trong miệng mà tỷ lệ này có thể khác đi, xuất độ này ở nam có thể gấp 2-6 lần so với nữ. Thói quen có ảnh hưởng nhiều đến sự sinh ung. Tuy nhiên, ngày nay sự khác biệt tỷ lệ giữa nam và nữ có khuynh hướng ngày càng giảm do ngày càng có nhiều phụ nữ hút thuốc uống rượu như nam giới.
-Theo FDI (1990 ):
" Nam > Nữ : ở các nước công nghiệp phát triển do ảnh hưởng nặng hơn về thói quen hút thuốc uống rượu, cũng như sự tiếp xúc ánh nắng (cho ung thư môi)
" Nam = Nữ (Singapore, Hawai, Đan Mạch v.V...) " Nam < Nữ (Ấn Độ v.V...)
* Ở Việt Nam : xét về giới tính, ung thư xoang miệng có nhiều nét dịch tể học gần với những nước khác ở trong khu vực như Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan v.V... dịch tễhơn là những nước phương Tây : phái nữ trội hơn nam giới. Sự khác biệt về phái tính còn thay đổi từng tùy vị trí của ung thư miệng :