KHÁI NIỆM VỀ KHỚP CẮN.

Một phần của tài liệu Bài giảng: RĂNG VÀ BỘ RĂNG MỤC pptx (Trang 55 - 56)

Khớp cắn hay là sự ăn khớp giữa các răng là trạng thái có tiếp xúc răng ở bất kỳ vị trí nào của hàm dưới so với hàm trên.

Một số tư thế khớp cắn đặc biệt đó là những tư thế tham chiếu và có thể tái lập lại được : 2.1- Tư thế lồng múi tối đa hay khớp cắn trung tâm.

Tư thế này tạo nên nhiều điểm tiếp xúc nhất giữa mặt nhai các răng trên và răng dưới để đưa đến sự ổn định cơ học cao nhất trong quan hệ giữa hai hàm.

Tư thế này không bất biến mà thay đổi theo thời gian vì nó phụ thuộc vào tình trạng của các răng và sự biến đổi của cung răng .

2.2- Tư thế tương quan tâm .

Là vị trí của hàm dưới khi lồi cầu nằm ở vị trí cao nhất và sau nhất trong hõm khớp, khi đó các cơ được thư giản hoàn toàn và hàm dưới bị đẩy lùi ra sau nhiều nhất.

Đây là một tương quan hàm sọ vì thế nó không phụ thuộc vào răng và cung răng . 2.3- Tương quan giữa các răng khi hàm dưới ở tư thế lồng múi tối đa.

- Răng cửa có cạnh cắn để cắn thức ăn. - Răng nanh có 1 múi nhọn để xé thức ăn.

- Răng cối nhỏ nói chung có hai múi để dập thức ăn. - Răng cối lớn có từ 3 đến 5 múi để nhai nghiền thức ăn.

- Mặt nghiêng tạo thành các múi răng là mặt lồi làm cho sự ăn khớp giữa các răng là những tiếp xúc giữa các điểm hơn là các diện.

- Có 2 loại múi :

- Các múi ngoài răng dưới và các múi trong của răng trên được gọi là các múi chịu. - Các múi trong răng dưới và các múi ngoài của răng trên được gọi là các múi hướng dẫn.

- Các múi chịu ăn khớp vào bản nhai của răng đối diện trong tư thế lồng múi. Còn các múi hướng dẫn không ăn khớp vào bản nhai của răng đối diện trong tư thế lồng múi.

- Còn ở các răng trước trong điều kiện bình thường thì răng trên vừa phủ dọc vừa phủ ngang răng dưới.

- Nhìn toàn thể cung răng trên lớn hơn cung răng dưới và phủ ngoài cung răng dưới.

- Hình thái này giúp các răng khi thực hiện chức năng nhai không cắn nhằm môi má và lưỡi. - Bình thường một răng dưới tiếp xúc với 2 răng trên trừ răng số 1 hàm dưới và răng số 8 hàm trên.

- Kiểu xen kẻ lồng múi này có tác dụng giữ thăng bằng cho hàm dưới đới với sọ khi các răng gặp nhau cùng lúc trong tư thế lồng múi xương hàm dưới được giữ ổn định và chắc chắn nhất về mặt cơ học và chỉ có thể chuyển sang tư thế khác ( vận động trược hay tự do) nếu có sự giản của các cơ nâng hàm.

Một phần của tài liệu Bài giảng: RĂNG VÀ BỘ RĂNG MỤC pptx (Trang 55 - 56)