Tình hình nghiên cứu, sản xuất bột dinh dƣỡng

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Công Nghệ Chế Biến Bột Dinh Dưỡng Từ Khoai Lang (Trang 28 - 33)

1.5.1. Trên thế giới

Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhu cầu ăn uống của con người cũng đòi hỏi cao hơn thể hiện ở sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm tăng cường sức khoẻ. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới hiện nay, các Viện nghiên cứu, các Công ty thực phẩm và cả các Tập đoàn dược phẩm không ngừng tìm tòi và tạo ra những sản phẩm với tên gọi là thực phẩm chức năng.

Hiệp hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC), định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khoẻ vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản”.

Các sản phẩm bột dinh dưỡng cũng là nhóm sản phẩm thực phẩm bổ dưỡng, tăng cường sức khoẻ của con người. Tại Mỹ, tập đoàn K – Link đưa ra sản phẩm là bột dinh dưỡng Organic K – BioGreen, được tổng hợp từ 58 thành phần hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên như đậu, rau xanh, ngũ cốc, tảo biển và các hợp

18

chất enzyme… Chúng có khả năng làm sạch, loại bỏ và giải các chất độc, phục hồi các chức năng trong cơ thể và củng cố hệ thống miễn dịch.

Bột dinh dưỡng làm tăng sức bền Creatine đối tượng là các vận động viên, giúp vận động viên hoạt động với cường độ cao. Creatine là chất dinh dưỡng tự nhiên tìm thấy trong cơ thể và có sẵn trong các loại thực phẩm như cá, thịt và một số loại thảo dược. Phần lớn creatine mà cơ thể có được là do thực phẩm cung cấp và một ít do cơ thể.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học CHLB Đức cho thấy, những người hằng ngày dùng các thực phẩm thay thế có thành phần dinh dưỡng tương đương với thịt sẽ giảm cân hiệu quả hơn 7 lần so với những người áp dụng cách khống chế lượng calo hấp thu. Ở Đức công ty BlueBiotech Int sản xuất bột dinh dưỡng thấp năng lượng Spirulina Diat Drink (Spirulina Diet Drink). Thành phần bột gồm tảo xoắn Spirulina và tảo lục tiểu cầu Chorella cùng với hơn 15 loại rau củ các loại và các loại vi chất và các chất xơ hoà tan như bột đậu nành, bột gạo, chất xơ củ cải đường, bột yến mạch, dầu các loại rau quả, cám yến mạch, tinh xơ táo, Lecithin, Inulin, quả dứa, papain, bromelain,…

Trẻ em cũng là đối tượng được quan tâm trong xã hội, bên cạnh các sản phẩm sữa thì hiện nay nhóm sản phẩm bột cũng được phát triển với nhiều nhãn hàng và bổ sung nhiều thành phẩn phong phú. Tại Hàn Quốc, tập đoàn Namyang có sản phẩm bột dinh dưỡng MasterPiece 1,2,3,4.

Từ tình hình sản xuất bột dinh dưỡng trên thế giới nêu trên, chúng ta thấy rằng trên thế giới các sản phẩm bột dinh dưỡng đã và đang rất phát triển, phục vụ rất nhiều đối tượng từ người già, trẻ em, vận động viên hay người có nhu cầu giảm cân… Thành phần bột dinh dưỡng cũng rất đa dạng có nguồn gốc từ tự nhiên như: tảo Spirullina, chất Creatine từ cá, thịt và một số loại thảo dược hay bổ sung các tinh chất từ các sản phẩm thực vật.

Tuy nhiên có một điều mà chúng ta thấy, các sản phẩm bột dinh dưỡng dành cho những người cao tuổi có chế độ ăn thông thường chưa phổ biến, mà chủ yếu là các sản phẩm phục vụ đối tượng có chế độ ăn bệnh lý.

19

1.5.2. Việt Nam

Bộ Y tế Việt Nam: Thông thư số 08/TT – BYT ngày 23/8/2004 về việc “Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.

Viện Khoa học Đời sống Quốc tế (ILSI) cũng đưa ra định nghĩa như sau: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hoặc nhiều hoạt động của cơ thể như là cải thiện tình trạng sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc mệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại” [8].

Thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng, bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ. Ở Việt Nam, năm 1996, Bộ Y tế đã phê duyệt “Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam“ làm tài liệu chính thức của ngành trong công tác chăm sóc dinh dưỡng, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân [22]. Có thể dựa vào bảng này để xác định các chỉ tiêu dinh dưỡng trong sản xuất bột dinh dưỡng.

Bột dinh dưỡng cũng là một trong những sản phẩm giúp tăng cường sức khoẻ đang được phát triển ở Việt Nam. Bột dinh dưỡng là nhóm thực phẩm đa dạng về chủng loại, phục vụ nhiều lứa tuổi: trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người bệnh và các đối tượng khác có nhu cầu.

Tình hình dân số già và bột dinh dƣỡng dành cho ngƣời cao tuổi [20]

Tình hình dân số già

Hiện nay tuổi già đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu vì tuổi thọ ngày càng cao, số người già ngày càng đông. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì sắp xếp theo các lứa tuổi như sau:

45 đến 59 tuổi: Người trung niên 60 đến 74 tuổi: Người có tuổi 75 đến 89 tuổi: Người già

20

90 tuổi trở đi: Người già sống lâu.

Tỷ lệ người có tuổi hiện nay

– Trên thế giới, theo WHO: năm 1950 có 201 triệu người > 60 tuổi, năm 1985 có 432 triệu người, năm 2000 có 590 triệu người.

– Tỷ lệ % người > 65 tuổi ở một số nước phát triển năm 2000: Nhật (12,0), Mỹ (12,4), Anh (15,7), Đức (14,0), Thụy Điển (17,8)...

– Tỷ lệ ở các nước ASEAN: Brunei (1999): 5,1%; Indonexia (2000): 7,4% – 15,3 triệu; Malaysia (1996): 6,2% – 1,3 triệu; Philippin (2000): 5,45% – 4 triệu; Singapore (2000): 7,3% – 235 nghìn người; Thái Lan: 7,2% – 4,8 triệu người.

– Ở Việt Nam, theo Tổng cục thống kê:

Điều tra dân số năm 1979: 7,06% – 3.728.110 người > 60 tuổi Điều tra dân số năm 1989: 7,19% – 4.632.490 người > 60 tuổi Điều tra dân số năm 1999: 8,2% – 6.200.000 người > 60 tuổi

Điều tra dân số năm 2009: có trên 9% người > 60 tuổi, và nước ta đang ở trong tình trạng già hóa dân số với một tốc độ kỷ lục.

Nguyên tắc ăn uống cơ bản ở ngƣời có tuổi[20]

Khi tuổi càng cao thì các cơ quan trong cơ thể cũng bị già theo kích thước trọng lượng của chúng giảm đi, chức năng sinh lý của chúng giảm đi: khối cơ, xương giảm, nhu cầu năng lượng, đáp ứng miễn dịch, chức năng tim mạch, nhận thức, thị lực đều giảm.

Nếu như ở tuổi 20 – 30 nhu cầu năng lượng là 100% thì khi 31 – 50 tuổi nhu cầu ấy chỉ còn 94%, đến 51– 60 tuổi còn 86%, từ 61 – 70 tuổi còn 79% và từ 71 tuổi trở đi chỉ còn 69%.

Nguyên tắc ăn uống ở người có tuổi gồm có:

– Giảm mức ăn, giảm đường, muối: Chế độ ăn hạn chế muối rất cần cho người già. WHO khuyến cáo chế độ ăn nửa muối cho những người cần ăn nhạt khi bị bệnh thận, bệnh tim mạch là dưới 6 gram/ngày.

– Ăn đủ năng lượng, đủ chất đạm, xơ, canxi: Người ta đang nói nhiều đến chất xơ đặc biệt là fructo oligo saccharides (FOS) có tác dung duy trì sự cân bằng vi khuẩn

21

ở ruột, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi, ức chế các vi khuẩn có hại sống trong ruột, giúp ruột hoạt động tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ các vitamin và khoáng chất... FOS cũng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư ruột già, làm tăng mật độ xương, cải thiện hệ miễn dịch và thành phần mỡ máu.

– Bổ sung vi chất dinh dưỡng: ví dụ nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam trên 60 tuổi là 500mg canxi/ngày [24].

– Thức ăn nhừ, mềm (chú ý ăn nhiều các món nấu, ninh, hầm, tránh các món chần, tái, nhúng...): Vì người già răng yếu, rụng dần, cơ nhai teo, sức nhai kém, trường lực co bóp của dạ dày giảm, nhu cầu ruột giảm. Tuyến nước bọt giảm tiết, dịch dạ dày, dịch mật, dịch tụy, dịch ruột giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Riêng về răng có ba bệnh về răng hay gặp ở người già là sâu chân răng do co lợi hay viêm chân răng; mòn răng do ăn, nhai, chà răng; rạn nứt thân răng do nhai phải vật cứng, sạn, giảm canxi ở người già.

Chế độ ăn thông thƣờng[6]

Năng lượng có 2 mức 2200 – 2400 Kcal/ngày hoặc 1800 – 1900 Kcal/ngày, tùy khả năng người bệnh.

Protein: 12 – 14% (tỷ lệ Protein động vật/tổng số là 30 – 50%) Lipid: 15 – 25%

Đường đơn: <10g/ ngày Natri: ≤ 2400 mg/ngày Nước: 2 – 2,5 lit/ngày Chất xơ: 15 – 25 g/ngày Số bữa ăn: 3 – 4 bữa/ngày

Ở người còn trẻ và trung niên, tỷ lệ lượng đạm và Lipid có thể là 1:1 nghĩa là ngang nhau trong khẩu phần. Ở người đã đứng tuổi, tỷ lệ Lipid nên giảm bớt và tỷ lệ Lipid với Protein là 0,7:1. Ở người già, lượng Lipid chỉ nên bằng 1/2 lượng Protein.

22

Trên thị trường hiện nay chúng ta đã thấy xuất hiện một số sản phẩm thực phẩm dành cho người già và người bệnh. Tìm hiểu trên thị trường và các trang thông tin điện tử chúng tôi tìm được một số sản phẩm sau:

– Công ty Nestlé giới thiệu sản phẩm bột dinh dưỡng NUTREN Fibre bổ sung chất xơ hòa tan và không hòa tan có thể sử dụng qua đường uống hoặc qua ống thông lâu dài;

– Công ty NUTIFOOD có sản phẩm bột EnPlus là sản phẩm dùng bệnh nhân cần tăng cường dinh dưỡng và có thể sử dụng nuôi ăn qua ống thông;

– Công ty Bảo Phúc – Hạ Long – Quảng Ninh có sản phẩm D40 dành cho bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, hệ tiêu hoá, dinh dưỡng;

– Bác sĩ Nguyễn Thị Hưng cùng đồng nghiệp năm 1996 đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng thức ăn nuôi qua sonde dạ dày có vi tảo Spirullina. Thành phần bột dinh dưỡng ENALAC này gồm: bột, bột đậu nành, bột tảo Spirulina platensis, bột mộng đại mạch, bột khoai vàng, vừng, CaCO3, Methylonine.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Công Nghệ Chế Biến Bột Dinh Dưỡng Từ Khoai Lang (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)