Đặc điểm người dùng tin tại thư viện

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 33)

Người dùng tin là những người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình, là người tiêu dùng các sản phẩm dịch và vụ thông tin. Người dùng tin là đối tác, là khách hàng của hoạt động Thông tin – Thư viện. Dựa vào mục đích và đối tượng phục vụ có thể chia các nhóm người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng ra làm 3 nhóm như sau:

Nhóm người dùng tin là Cán bộ quản lý

Nhóm người dùng tin là Giáo viên – cán bộ nghiên cứu Nhóm người dùng tin là Học sinh – Sinh viên

1.4.1. Đặc điểm nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý

Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của các nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan.

Quản lý vừa là một nghệ thuật, vừa là một khoa học, nghệ thuật là ở chỗ làm cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn còn khoa học là ở chỗ làm thế nào nhà quản lý có thể thực hiện được nghệ thuật đó.

CBQL trong một trường Đại học, Cao đẳng là những người thực hiện các công tác quản lý về mục tiêu đào tạo, nội dung và chương trình đào tạo, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của HS – SV, quản lý về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, quản lý môi trường đào tạo và các hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý bao gồm: Ban Giám hiệu, trưởng phó các khoa, trưởng phó các phòng ban chức năng và các cán bộ - công nhân viên thuộc các phòng ban chức năng.

Theo số liệu thống kê thực tế được cung cấp bởi phòng Tổ chức – hành chính, nhóm người dùng tin này có tất cả 78 người, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong các nhóm người dùng tin, nhưng lại là nhóm người có vai trò dẫn đầu trong sự phát triển và đi lên của trường. Trong đó, số lượng người dùng tin là nam giới có 61 người chiếm 78,2%, nữ giới 17 người chiếm 21,8%.

Về độ tuổi cả nam và nữ thì: ở lứa tuổi 18 – 30 có 16 người chiếm 20,5%, ở lứa tuổi 31 – 40 có 26 người chiếm 33,3%, ở lứa tuổi 41 – 50 có 16 người chiếm 20,5%, lứa tuổi 51 – 60 có 20 người chiếm 26%.

Như vậy, có thể thấy rằng nhóm người dùng tin này chủ yếu là nam giới và đa phần là những người ở độ tuổi trung niên, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác, có trình độ chuyên môn cao, uy tín trong công việc và kinh nghiệm thực tế dầy dặn. Đây cũng là một trong những đặc điểm chung của đội ngũ lãnh đạo quản lý của nước ta nói chung, do người nam giới thường có xu hướng phấn đấu xây dựng sự nghiệp, còn người phụ nữ thì luôn bị chi phối bởi gia đình nên ít tham gia vào lĩnh vực quản lý. Tuy nhiên, ngày nay do sự bình đẳng giữa nam nữ, người phụ nữ đã phần nào được san sẻ công việc gia đình nên việc họ có thời gian chăm lo cho sự nghiệp hơn và lên nắm quyền làm lãnh đạo ngày càng đông.

Số cán bộ trẻ làm công tác lãnh đạo, quản lý không nhiều (chiếm 20.5%), đa phần họ đều là những nhân viên đang công tác tại các phòng ban chức năng, là những người trực tiếp giúp việc cho lãnh đạo, thực thi những công việc do cấp trên giao phó như: quản lý về hành chính, tài chính, đào tạo, thư viện, hợp tác quốc tế, quản lý học sinh, sinh viên…Tuy trình độ chuyên môn chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong công việc và trong cuộc sống nhưng đây là những con người ham học hỏi, luôn muốn khám phá, tìm tòi cái mới.

Phần lớn trong số họ đều là những người có trình độ cao, trong đó có cử nhân – kỹ sư: 28 người chiếm 35,9%, thạc sỹ: 41 người chiếm 52,6% , 9 tiến sỹ - NCS chiếm 11,5%. Vì theo quy định của nhà trường, tất cả hiệu trưởng, trưởng, phó các khoa, phòng ban phải có trình độ từ Thạc sỹ trở lên. Còn đối với nhân viên các phòng ban thì phải có trình độ cao đẳng, đại học đúng chuyên môn.

Về khả năng sử dụng ngoại ngữ: ngoài tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ 2 thì nhóm CBQL có thể sử dụng một số ngoại ngữ khác như: Pháp, Đức, Nga…

Cùng với sự phát triển không ngừng của nhà trường, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của CBQL ngày càng không ngừng nâng cao. Qua những cuộc phỏng vấn cho thấy, phần lớn CBQL tại trường đều là những người có đời sống vật chất tương đối khá giả do họ có quá trình công tác lâu năm, mức lương cao cộng với các khoản phụ cấp trách nhiệm. Hầu hết họ đã có gia đình và có chỗ ở ổn định. Chỉ một số cán bộ trẻ đời sống vật chất còn khó khăn hơn do mức lương chưa cao và họ còn phải trang trải tiền thuê nhà và các khoản tiền cá nhân khác.

Việc phục vụ thông tin cho nhóm này rất quan trọng. Những thông tin mà nhóm này yêu cầu phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, kịp thời… bên cạnh đó, thông tin dành cho đối tượng này còn phải vừa rộng, vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính mới, tính dự báo trong khoa học để giúp họ có thể ra quyết định, có thể nói chất lượng các quyết định quản lý phụ thuộc vào sự đầy đủ và chất lượng của các thông tin, các số liệu, dữ kiện mà người dùng tin được cung cấp.

Mặt khác, do họ là những cán bộ quản lý trong trường Cao đẳng nên một số người vẫn tham gia vào công tác giảng dạy tại trường và hoạt động nghiên cứu khoa học. Do vậy, nhu cầu tin của họ còn cần các thông tin có tính chất chuyên ngành như giáo viên và cán bộ nghiên cứu khác.

1.4.2. Đặc điểm nhóm người dùng tin là giáo viên, cán bộ nghiên cứu

Nhóm người dùng tin là giáo viên và cán bộ nghiên cứu là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy của nhà trường. Việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy có một mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ. Muốn dạy tốt phải tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để tìm kiếm, cập nhật những thông tin mới, thông tin hữu ích. Và ngược lại những người tham gia nghiên cứu khoa học sẽ góp phần bổ trợ cho công việc giảng dạy được tốt hơn, kiến thức truyền đạt đến học sinh – sinh viên luôn là những thông tin mới, không bị lạc hậu. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường đang tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhất là khi trường đang xây dựng đề án xin nâng cấp lên thành trường Đại học kỹ thuật Cao Thắng.

Nhóm người này chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số người dùng tin đến thư viện. Theo số liệu thống kê thực tế từ phòng Tổ chức - hành chính, hiện nay lực lượng giáo viên, cán bộ nghiên cứu tại trường có tất cả 184 người, trong đó nam giới 150 người chiếm 81,5%, nữ giới 34 người chiếm 18,5%. Do đặc thù của nhà trường là một trường kỹ thuật nên số lượng giáo viên là nam giới trong nhà trường có một sự chênh lệch lớn so với nữ giới, điều này cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tin của nhóm người này tại thư viện.

Về độ tuổi: giáo viên ở độ tuổi 18 – 30 có 102 người, chiếm 55,4%; giáo viên ở độ tuổi từ 31 – 40 có 46 người, chiếm 25%, lứa tuổi từ 41- 50 có 18 người chiếm 9,8%, và cuối cùng là lứa tuổi từ 51 – 60 có 18 người, chiếm 9,8%. Qua số liệu thống kê trên có thể thấy rằng, đa số người trong nhóm người dùng tin này là những người trẻ tuổi, do đó tinh thần ham học hỏi, ham tìm hiểu và đam mê nghiên cứu khoa học mạnh mẽ, chính vì vậy, nhu cầu thông tin của họ rất lớn.

Về trình độ: đây là nhóm người dùng tin có trình độ cao và đồng đều nhất, tất cả họ đều có trình độ từ trong tất cả các nhóm người dùng tin, 90 người trong nhóm có trình độ kỹ sư – cử nhân chiếm 48,9%, 87 người có trình độ thạc sỹ chiếm 47,3%, 7 người còn lại chiếm 3,8% trong tổng số nhóm người dùng tin này là những cử nhân Cao đẳng. Đa số cử nhân Cao đẳng đều là những sinh viên giỏi của trường được các khoa giữ lại giảng dạy, hiện nay họ đang tiếp tục học liên thông lên đại học tại các trường có uy tín.

Về trình độ ngoại ngữ: ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ chính, phần lớn người dùng tin của nhóm này đều sử dụng được tiếng Anh (chiếm 70%), một số biết thêm tiếng Pháp, Nhật và tiếng Trung Quốc.

Về đời sống vật chất và tinh thần của nhóm: theo quan sát và một số cuộc phỏng vấn thì nhóm người dùng tin GV – CBNC có nguồn thu nhập chính chủ yếu do bản thân làm ra, không phụ thuộc vào vợ hoặc chồng họ. Đời sống của họ tương đối dư dả và ổn định. Bên cạnh đó, họ cũng có một cuộc sống tinh thần vô cùng phong phú, ngoài giờ dạy, họ tìm đến sách báo, truyền hình và internet để giải trí, một số thích chơi thể thao như bong bàn, tennis…

Nhu cầu về thông tin của nhóm này rất phong phú và đa dạng về nội dung, loại hình và hình thức phục vụ. Bên cạnh đó, thông tin phải mang tính chuyên sâu phù hợp với những vấn đề mà họ đang giảng dạy và nghiên cứu. Những thông tin mà họ cần đều là những thông tin mới, luôn cập nhật, đầy đủ, logic và chính xác.

1.4.3. Đặc điểm nhóm người dùng tin là học sinh, sinh viên

Học sinh, sinh viên là trung tâm của quá trình đào tạo, nhiệm vụ chính của họ là học tập và nghiên cứu khoa học. Họ là nhóm người dùng tin đông nhất. Nhu cầu thông tin của họ rất lớn và có nhiều biến động, nhất là trong bối cảnh đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Phương pháp tự học, tự

nghiên cứu đang được chú trọng và là mối quan tâm rất lớn của hầu hết sinh viên tại trường.

Theo số liệu thống kê từ phòng Công tác chính trị - Học sinh sinh viên của nhà trường tính đến hết tháng 6 năm 2012, toàn trường có tất cả 11.744 sinh viên – học sinh của tất cả 4 hệ: cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng liên thông. Trong đó, nam có 11.126 người 94,7%, nữ chiếm 618 người chiếm 5,26%. Do đặc thù của trường đào tạo các chuyên ngành Kỹ thuật nên số lượng người dùng tin học sinh – sinh viên là nam giới nhiều gấp nhiều lần so với nữ giới, điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện.

Về độ tuổi, 100% học sinh sinh viên trong trường đều có độ tuổi trong khoảng 18 – 30. Đây là lứa tuổi thanh xuân đẹp nhất trong mỗi cuộc đời. Lứa tuổi thanh niên với nhiều ước mơ, dự định, hoài bão lớn nhất, ham học hỏi, thích khám phá nhưng lại chưa đủ độ chin chắn.

Đây là nhóm người dùng tin đến thư viện đông nhất, nhu cầu tin của họ phong phú và đa dạng nhất.

Về trình độ ngoại ngữ, ngoài tiếng Việt là tiếng phổ thông, chỉ một số ít người trong nhóm sử dụng tiếng Anh để tìm kiếm và tham khảo tài liệu. Ngoài ra, họ không sử dụng thêm một ngoại ngữ nào khác. Qua đó cho thấy, trình độ ngoại ngữ của nhóm còn thấp dẫn đến những hạn chế trong việc khai thác thông tin tại thư viện.

Đời sống vật chất khó khăn cũng là một đặc điểm chung của nhóm người dùng tin này. Khi được hỏi, hầu hết học sinh – sinh viên đều khẳng định hàng tháng được cha mẹ cấp kinh phí cho ăn học, và số kinh phí đó chỉ tạm đủ cho việc thuê nhà và mua sách vở, đồ dùng học tập và phục vụ cho việc cá nhân khác. Một số cha mẹ vẫn còn khó khăn, phải đi làm thêm ngoài giờ những công việc như: gia sư, bồi bàn… để kiếm thêm thu nhập, trang trải cho công việc học hành.

Tuy vậy, họ có đời sống tinh thần rất phong phú, luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động đoàn, hội do Nhà trường và Hội sinh viên tổ chức, các cuộc thi văn nghệ, thể thao nhân dịp ngày lễ lớn 8/3, 30/4, 20/11, ngày thành lập trường… luôn được họ quan tâm và tham gia bằng tất cả sự nhiệt tình của tuổi trẻ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tâm sinh lý của những người trẻ tuổi.

Nhu cầu thông tin của người dùng tin trong nhóm này rất đa dạng và phong phú. Do nhiệm vụ chính của học sinh, sinh viên là học tập nên nhu cầu thông tin của họ rất lớn, thường về các vấn đề có tính chất chuyên ngành sâu phục vụ cho đề tài, học tập và nghiên cứu ở lĩnh vực mà họ được đào tạo.

BẢNG 1.1: THỐNG KÊ ĐỘ TUỔI VÀ GIỚI TÍNH CỦA NDT (%) ĐỐI TƯỢNG TỔNG SỐ GIỚI TÍNH ĐỘ TUỔI NAM NỮ 18 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % CBQL 78 100 61 78.2 17 21.8 16 20.5 26 33.3 16 20.5 20 26 GV - CBNC 184 100 150 81.5 34 18.5 102 55.4 46 25 18 9.78 18 9.8 HSSV 11.744 100 11.126 94.7 618 5.3 11.744 100 0 0 0 0

Biểu đồ thể hiện độ tuổi và giới tính của ND

BẢNG 1.2: THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CỦA NGƯỜI DÙNG TIN

TỔNG SL % TỔNG SL % TỔNG SL % TS - NCS 78 9 11.5 184 THẠC SỸ 41 52.6 87 47.3 KS - CN 28 35.9 97 52.7 HS - HV 11.744 11.744 100

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

NCT là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống của xã hội.

Nhu cầu hình thành và phát triển luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, môi trường xã hội…

Trong thời đại bùng nổ thông tin, NCT ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, mức độ đáp ứng được đòi hỏi ở mức cao hơn.

Nghiên cứu NCT tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng là tìm hiểu những nội dung nhu cầu thông tin và loại hình tài liệu mà NDT cần, nhằm mục đích xác định các SP – DV thông tin đáp ứng với nhu cầu của NDT. Phân tích những thói quen và tập quán thông tin của NDT giúp thư viện hiểu để thỏa mãn những yêu cầu của NDT đồng thời xác định được phải hướng dẫn đào tạo đối với NDT.

Những nghiên cứu này cung cấp cơ sở cần thiết cho việc định hướng hoạt động của thư viện trường.

Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phát phiếu điều tra, phỏng vấn, thống kê, quan sát… chúng tôi đã thu thập được những tư liệu một cách khách quan, chính xác về NCT của NDT tại trường với những đặc trưng rất riêng của một ngôi trường chuyên ngành kỹ thuật.

Đối với việc nghiên cứu bằng cách phát phiếu điều tra, chúng tôi đã phát ra tổng số 380 phiếu và tổng số phiếu thu về 317 phiếu, tổng số phiếu hợp lệ 282 phiếu, đạt 74.2%. Trong đó:

Nhóm Cán bộ quản lý phát ra 50 phiếu, thu về 39 phiếu, trong đó có 34 phiếu hợp lệ, đạt 68%

Nhóm Giáo viên – cán bộ nghiên cứu phát ra 130 phiếu, thu về 98

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)