Tập quán là những nếp sống, phong tục do những người sống trong xã hội tự đặt ra, nó được áp dụng vào đời sống và phục vụ cho mọi người nhưng không mang tính chất vi phạm pháp luật.
Cách thức tìm kiếm và chuyển giao thông tin hay thái độ đối với thông tin gọi là tập quán sử dụng thông tin của NDT. Phân tích thói quen và tập quán sử dụng thông tin sẽ giúp cơ quan thông tin hiểu để thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những phương thức thích hợp nhất, đồng thời xác định được kế hoạch đào tạo người dung tin
2.2.1. Thời gian dành cho tìm kiếm và sử dụng thông tin
Thời gian tìm kiếm thông tin
CBQL GV – CBNC HS – SV
SL % SL % SL %
Không có thời gian 1 2.9 4 4.4 18 11.4
1 – 2 giờ 21 62.8 57 63.4 63 39.9 2 – 3 giờ 3 8.8 15 16.7 33 20.9 3 – 4 giờ 0 0 4 4.4 6 3.8 Trên 4 giờ 0 0 0 0 0 0 Dưới 1 giờ 9 26.5 10 11.1 38 24 Tổng 34 100 90 100 158 100
Bảng và biểu đồ 2.7: Thời gian tìm kiếm thông tin
Nhìn chung ta thấy, trong mỗi nhóm NDT, thời gian dành để thu thập thông tin mỗi ngày khác nhau. Phần lớn các nhóm NDT tại thư viện đều dành từ 1 đến 2 giờ để tìm kiếm và thu thập thông tin mỗi ngày và đều chiếm tỉ lệ lớn nhất, cụ thể: ở nhóm CBQL chiếm 62.8%, nhóm GV – CBNC chiếm 63.4% và 39.9% ở nhóm HS – SV.
Không có nhóm nào dành thời gian trên 4 giờ để tìm kiếm và khai thác thông tin.
Giữa nhóm CBQL và HS – SV có một đặc điểm chung là đều dành thời gian dưới 1 giờ để khai thác thông tin, đứng thứ 2 sau khoảng thời gian từ 1 – 2 giờ. Ở nhóm CBQL chiếm 26.5%, còn nhóm HS – SV chiếm 24%, một vài người trong nhóm CBQL khi được phỏng vấn họ trả lời rằng họ chỉ dành một chút thời gian vào buổi sáng để lướt qua tin tức, và sau đó làm công việc của mình chứ không có nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin trong ngày, một số người trong nhóm vừa là GV kiêm nhiệm quản lý thì dành nhiều thời gian hơn một chút bởi họ còn thu thập thông tin cho bài giảng của mình. Còn khi phỏng vấn một số NDT là HS – SV thì họ trả lời ngoài việc học, họ còn tranh
thủ đi làm thêm, đi thực … nên không có nhiều thời gian cho việc tìm kiếm thông tin, thậm chí một vài người còn không có thời gian để tìm kiếm thông tin do “không thích”.
Đặc điểm chung giữa nhóm GV – CBNC và HS – SV là có nhiều NDT dành thời gian từ 2 – 3 giờ và có một số ít người dành thời gian từ 3 – 4 giờ để tìm kiếm và khai thác thông tin. Tỉ lệ này lần lượt ở nhóm GV – CBNC là 16.7% và 4.4% còn ở nhóm HS – SV là 20.9% và 3.8% , thậm chí đối với nhóm GV – CBNC tỉ lệ NDT dành thời gian từ 2 – 3 giờ để tìm kiếm thông tin còn đứng thứ 2 sau khoảng thơi gian từ 1 – 2 giờ. Điều này hoàn toàn hợp lý do một nhóm thì luôn phải khai thác thông tin để cập nhật những thông tin mới nhất, những thành tựu KHKT tiên tiến nhất làm phong phú cho các bài giảng và còn để có nhiều thông tin thực hiện các đề tài NCKH, còn 1 nhóm thì mang nhiệm vụ chính là học tập.
Đối với NDT là CBQL, số người dành thời gian từ 2 – 3 giờ để thu thập thông tin không nhiều, chỉ chiếm 8.8% và không có ai dành thời gian từ 3 – 4 giờ để tìm kiếm thông tin.
Trong các nhóm NDT, tỉ lệ số người trả lời “Không có thời gian” thu thập và khai thác thông tin khác nhau. Tỉ lệ này chiếm nhiều nhất ở nhóm HS – SV (11.4%) lý do như đã nói ở trên là họ dành thời gian đi thực tập, đi làm thêm và thậm chí là không thích, không có nhu cầu. Đứng thứ 2 là nhóm GV – CBNC chiếm 4.4% và 2.9% ở nhóm CBQL.
2.2.2. Nguồn khái khác thông tin chính
Nguồn khai thác CBQL GV – CBNC HS – SV
SL % SL % SL %
Thư viện khoa 7 14 37 25 0 0
Thư viện trường 13 26 46 31.1 80 41.7
Truy cập Internet 30 60 60 40.5 106 55.2
Khác 0 0 5 3.4 6 3.1
Bảng và Biểu đồ 2.8: Nguồn khai thác thông tin
Ngoài nguồn khai thác thông tin chính là Thư viện trường, NDT còn có nhiều nguồn khác như Thư viện khoa và Internet...
Với sự phát triển nhanh như vũ bão của ngành CNTT, mà cụ thể là Internet, con người chỉ cần ngồi 1 chỗ thông qua 1 cái click chuột có thể mở ra cả 1 thế giới thông tin. Tuy nhiên, cơn lốc Internet không thể nào thay thế cho Thư viện truyền thống. Không phải bất kỳ tài liệu nào cũng được chia sẻ trên Internet, Thư viện với những bản sách quý hiếm, thậm chí có những bản sách có từ cách đây hơn 100 năm hay những tài liệu khoa học có giá trị mà Internet không thể nào cung cấp được. Quan trọng hơn, một số nguồn tin trên Internet không bao giờ được kiểm soát, thẩm định và không đáng tin cậy. Chính vì vậy, NDT vẫn luôn tìm đến Thư viện trường với tỉ lệ không nhỏ: 26% ở nhóm CBQL, 31.1% ở GV – CBNC và 41.7% ở HS – SV. Riêng đối với thư viện Khoa, do tâm lý chung của NDT là HS – SV tại trường “sợ” và “ngại” lên Khoa, bên cạnh đó, họ cũng có thể tìm những tài liệu có trong Thư viện Khoa tại Thư viện trường nên Thư viện
Khoa hầu như chỉ có một số NDT là GV – CBNC (25%) và CBQL (14%) tìm đến.
Ngoài hệ thống Thư viện Trường, Khoa hay Internet, NDT là GV – CBNC và HSS – SV còn tìm đến nhiều nguồn khai thác khác như nhà sách, thư viện Khoa học tổng hợp… tuy nhiên cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, 3.4% ở GV – CBNC và 3.1% ở HS – SV.
Mặc dù vậy, cũng không thể nào phủ nhận hoàn toàn vai trò của Internet. Với những ưu điểm như: thuận lợi trong tìm kiếm, truy cập thông tin dễ dàng tại chỗ và “cần gì có đó”, miễn phí, không lệ thuộc vào thời gian, không gian cũng như không lệ thuộc vào thư viện, vào sự hỗ trợ của thủ thư thì không có gì khó hiểu khi tất cả các nhóm NDT đều chọn Internet là nguồn khai thác thông tin nhiều nhất, với tỉ lệ 60% ở nhóm CBQL, 40.5% ở nhóm GV – CBNC và 55.2% ở nhóm HS – SV.
Nhu cầu khai thác thông tin qua internet được thể hiện ở “Bảng 9: Mức độ truy cập Internet” và “Bảng 10: Mục đích truy cập Internet” như sau:
Mức độ thường xuyên truy cập internet CBQL GV – CBNC HS – SV SL % SL % SL % Thường xuyên 28 82.4 65 72.2 100 63.3 Thỉnh thoảng 6 17.6 22 22.4 58 36.7 Không sử dụng 0 0 3 3.3 0 0 Tổng 34 100 90 100 158 100
Bảng & biểu đồ 2.9: Mức độ truy cập internet
Mục đích truy cập internet
CBQL GV – CBNC HS – SV
SL % SL % SL %
Xem báo, tạp chí điện tử 28 42.4 78 43.1 85 41.1
Xem thông báo sách mới 3 4.6 12 6.6 20 9.7
Xem tài liệu chuyên
ngành 7 10.6 48 26.5 34 16.4
Bản tin điện tử 23 34.8 40 22.1 12 5.8
Giải trí 5 7.6 3 1.7 56 27
Bảng & biểu đồ 2.10: Mục đích truy cập internet
Dựa vào các bảng và biểu đồ trên, dễ dàng nhận thấy, tất cả các nhóm NDT tại trường đều thường xuyên truy cập Internet với mục đích chính là xem báo, tạp chí điện tử. Qua quan sát cho thấy những trang báo điện tử mà họ thường xuyên truy cập là www.vnexpress.net, 24h.com.vn, dantri.com, giadinh.net.vn, tuoitre.vn, thanhnien.com.vn… đây đều là một số trang báo điện tử phổ biến và có uy tín với những thông tin nhanh và “nóng” được cập nhật đều đặn hàng ngày, thậm chí hàng giờ, hàng phút.
Ngoài việc xem báo tạp chí, mỗi nhóm NDT khi truy cập internet đều có những mục đích riêng khác nhau.
Đối với nhóm CBQL thì chủ yếu xem bản tin điện tử (34.8%) về các hoạt động của các phòng ban và các khoa được cập nhật thường xuyên tại website của trường để nắm bắt nhanh các thông tin nội bộ nhằm phối hợp tốt hơn trong công việc. Một vài trong số họ truy cập Internet với mục đích xem các tài liệu chuyên ngành (10.6%).
Đối với nhóm GV – CBNC, họ chú trọng vào mục đích truy cập internet để xem tài liệu chuyên ngành (26.5%) và cũng như CBQL, họ cũng thường xuyên truy cập vào trang web của trường để xem các bản tin điện tử (22.1%).
Rất ít NDT của 2 nhóm này vào Intenet với mục đích xem thông báo sách mới hay vì những mục đích giải trí khác. Một phần vì họ không có thời gian, mặt khác, các thông báo sách mới mỗi khi có đều được Thư viện in ra và gửi đến tận nơi cho từng Khoa, phòng ban nên họ ít vào Website thư viện để cập nhật.
Đối với nhóm NDT là HS – SV lại khác, ngoài việc đọc báo – tạp chí điện tử, họ còn vào Internet thường xuyên với mục đích giải trí (27%), thường thì chơi Game là chủ yếu. Số người vào xem tài liệu chuyên ngành không nhiều, chỉ chiếm 16.4%. Một số ít thì quan tâm đến những thông báo sách mới (9.7%) và các bản tin điện tử (5.8%).
Tóm lại hiện nay, mặc dù là một Thư viện mang tính chất chuyên ngành nhưng đối với các nhóm NDT, đây vẫn chưa phải là một điểm đến để khai thác thông tin nhiều nhất. Thư viện cần phải xem lại cách thức phục vụ của mình để có thể trở thành một sự lựa chọn lý tưởng đầu tiên mỗi khi nảy sinh nhu cầu của các đối tượng NDT.
2.2.3. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thường sử dụng
“Sản phẩm và dịch vụ thông, tin thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin do một cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của NDT” [41].
Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện được được hình thành nhằm thỏa mãn những nhu cầu thông tin của NDT tại trường. Như vậy, những SP – DV này phụ thuộc chặt chẽ và nhu cầu. Khi Thư viện thỏa mãn được những yêu cầu về các SP – DV thông tin tức là đã thỏa mãn được NCT của NDT.
Hệ thống các SP – DV thông tin Thư viện được phát triển cùng với sự phát triển của Thư viện Trường CĐKT CT. Hiện nay, Thư viện đã cung cấp cho NDT một hệ thống các SP – DV thông tin khá đa dạng và phong phú bao gồm cả SP – DV thông tin mang tính truyền thống và hiện đại.
Nhìn chung, các SP – DV thông tin do Thư viện cung cấp đã bao quát được hầu hết tất cả các tài liệu có trong Thư viện. Tại đây, NDT có thể tìm được bất kỳ tài liệu nào mà Thư viện có bằng cách sử dụng các SP – DV thông tin Thư viện như: tra cứu mục lục trực tuyến, thư mục chuyên đề…
Tuy nhiên, những SP – DV thông tin đó có đáp ứng được NCT của NDT hay không còn phụ thuộc vào mức độ sử dụng và ý kiến đánh giá của họ. Với mỗi đối tượng NDT khác nhau có những nhu cầu và những đánh giá về mỗi SP – DV thông tin khác nhau.
CÁC LOẠI DỊCH VỤ - SẢN PHẪM
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
Chưa bao giờ Đã từng Thường xuyên Tốt Trung bình Kém DV Cung cấp tài liệu SL % SL % SL % SL % SL % SL % Đọc tại thư viện 27 79.4 7 20.6 0 0 7 100 0 0 0 0 Mượn về nhà 5 14.7 21 61.8 8 23.5 26 89.6 3 10.4 0 0 Dịch vụ đa phương tiê ̣n 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Photo 0 0 8 23.5 26 76.5 34 100 0 0 0 0 Dịch vụ phổ biến thông tin Cung cấp thông tin theo yêu cầu (SDI)
17 0 9 26.5 8 23.5 15 88.2 2 11.8 0 0 Tư vấn thông tin 30 88.3 3 8.8 1 2.9 3 75 1 25 0 0 Tra cứu mục lục trực tuyến 28 82.4 6 17.6 0 0 6 100 0 0 0 0 Sản phẩm thông tin thư viện Thư mục chuyên đề 32 94.1 2 5.9 0 0 2 100 0 0 0 0 Website thư viện 0 0 34 100 0 0 34 100 0 0 0 0 Thông báo sách mới 0 0 34 100 0 0 34 100 0 0 0 0
Bảng 2.11: SP - DV Thư viện và ý kiến đánh giá của CBQL
CÁC LOẠI DỊCH VỤ - SẢN PHẪM
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
Chưa bao giờ Đã từng Thường xuyên Tốt Trung bình Kém Dịch vụ cung cấp tài liệu SL % SL % SL % SL % SL % SL % Đọc tại thư viện 83 92.2 7 7.3 0 0 7 100 0 0 0 0 Mượn về nhà 12 13.3 45 50 33 36.6 78 100 0 0 0 0 Dịch vụ đa phương tiê ̣n 90 100 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Photo 3 3.3 23 25.6 64 71.1 87 100 0 0 0 0 Cung cấp thông
tin theo yêu cầu
Dịch vụ phổ biến thông tin (SDI) Tư vấn thông tin 88 97.8 2 2.2 0 0 2 100 0 0 0 0 Tra cứu mục lục trực tuyến 83 92.2 7 7.8 0 0 7 100 0 0 0 0 Sản phẩm thông tin thư viện Thư mục chuyên đề 90 100 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Website thư viện 0 0 90 100 0 0 78 86.7 12 13.3 0 0 Thông báo sách mới 0 0 90 100 90 100 0 0 0 0 0 0
Bảng 2.12: SP - DV Thư viện và ý kiến đánh giá của GV – CBNC
CÁC LOẠI DỊCH VỤ - SẢN PHẪM
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
Chưa bao giờ Đã từng sử dụng Thường xuyên Tốt Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % Dịch vụ cung cấp tài liệu Đọc tại thư viện 28 17.7 76 48.1 54 34.2 35 26.9 80 61.6 15 11.5 Mượn về nhà 65 41.1 46 29.1 47 29.8 43 46.2 46 49.5 4 4.3 Dịch vụ đa phương tiê ̣n 45 28.5 83 52.5 30 20 47 41.6 66 58.5 0 0 Photo 0 0 75 47.5 83 52.5 54 34.2 75 47.5 29 18.3 Dịch vụ phổ biến thông -Cung cấp thông tin theo yêu cầu (SDI)
137 86.7 15 9.5 6 3.8 14 66.7 6 28.6 1 4.7
-Tư vấn thông
tin Tra cứu mục lục trực tuyến 43 27.2 112 70.9 3 1.9 115 100 0 0 0 0 Sản phẩm thông tin thư viện Thư mục chuyên đề 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Website thư viện 54 34.3 93 59 11 6.7 27 26 76 73 1 1 Thông báo sách mới 68 43 90 57 0 0 88 97.8 2 2.2 0 0
Bảng 2.13: SP - DV Thư viện và ý kiến đánh giá của HS – SV
2.2.3.1 Dịch vụ Cung cấp tài liệu gốc
“Cung cấp tài liệu là một dịch vụ cơ bản của các cơ quan thông tin, thư viện nhằm giúp NDT sử dụng được tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình” [41].
Tại Thư viện trường Cao Thắng, NDT có thể sử dụng dịch vụ này bằng các hình thức: mượn tài liệu “đọc tại chỗ” hoặc “mượn về nhà”, sử dụng dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ phôtô tài liệu.
Qua phỏng vấn NDT, hầu hết những NDT của các nhóm đều nói rằng đã từng qua sử dụng ít nhất là 1 trong các dịch vụ trên. Thông qua bảng thống kê cũng cho thấy, đây là những loại hình dịch vụ mà NDT thường sử dụng nhất, đặc biệt là nhóm đối tượng HS – SV.
Dịch vụ đọc tại thư viện: là hình thức phục vụ truyền thống của thư viện, đây là dịch vụ cơ bản cung cấp tài liệu cho người đọc tại chỗ. Tài liệu được cung cấp có thể dưới mọi dạng tài liệu mà thư viện có. Qua thống kê cho thấy, HS – SV là đối tượng sử dụng loại hình dịch vụ này nhiều nhất chiếm đến 82.3% trong đó 48.1% đã từng sử dụng và 34.2%
thường xuyên sử dụng loại hình này. Bởi vì họ toàn bộ thời gian họ có chỉ dành cho việc học, ngoài giờ học trên lớp, họ có thể học tại thư viện, ngoài việc học, họ còn tìm đến thư viện đọc báo, tạp chí… Tuy