- Đa số NDT đã quen sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện truyền thống, số người sử dụng thư viện điện tử cón ít. Vì vậy thư viện cần phải tiến hành đào tạo NDT thường xuyên hiểu biết về các sản phẩm – dịch vụ thông tin – thư viện, hướng cho họ nhận biết NCT của mình, đồng thời rèn luyện cho họ kỹ năng khai thác thông tin qua các sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện.
- Có thể làm một đĩa CD và thường xuyên mở để giới thiệu về thư viện và cách sử dụng thư viện.
- Giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ của thư viện và cách thức sử dụng một cách chi tiết trong các buổi hướng dẫn sử dụng thư viện.
- Làm những tờ rơi.
- Sử dụng website thư viện để trang bị những kiến thức thông tin cho NDT bằng những bài giảng trực truyến…
- Phối hợp với các giảng viên, các phòng ban, khoa, bộ môn, đoàn thể, trung tâm trong trường tổ chức các chương trình đa dạng để phổ cập kiến thức thông tin cho NDT.
- Hiện nay việc HS – SV học các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện vào mỗi đầu năm học chưa mang tính bắt buộc, nhà trường cần phải đưa việc đào tạo, hướng dẫn NDT sử dụng thư viện trở thành một chương trình học bắt buộc tại trường. Đó là điều kiện để học viên có thể khai thác thư viện một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
3.2.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tâ ̣p và đánh giá
Sự phát triển nhanh như vũ bão của cách mạng khoa học, kỹ thuật – công nghệ hiện nay khiến nội dung dạy học không ngừng được đổi mới và được hiện đại hóa. Từ thực tế đó, nảy sinh mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức tăng hơn, phức tạp hơn với thời lượng học tập của HS – SV trong quá trình dạy học không thay đổi. Giải pháp cho vấn đề này là phải đổi mới phương pháp dạy và học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS – SV, giúp họ tiếp cận gần hơn với nguồn tài nguyên quý giá tại thư viện, khuyến khích HS – SV tự học và học lâu dài.
Đổi mới đánh giá là hướng vào bám sát mục tiêu từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học. Các câu hỏi, bài tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Nếu đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm tin, năng lực tự học cho HS - SV thì đánh giá phải đổi mới theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của HS - SV, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế. Chừng nào việc kiểm tra đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì việc đổi mới phương pháp dạy và học sẽ không đạt được hiệu quả.
3.2.4. Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên
Thư viện có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giúp HS – SV nghiên cứu khoa học. Để thu thập và tìm kiếm tài liệu tham khảo cho đề tài, HS – SV buộc phải tìm đến thư viện, khi đó, NCT được hình thành. Và ngược lại, khi tham gia các công trình nghiên cứu khoa học cũng là cách kích thích NCT trong HS – SV.
Để đẩy mạnh phong trào NCKH trong HS – SV tại trường, thư viện cần phải:
- Đảm bảo việc đáp ứng các thông tin được hình thành trong các
quá trình nghiên cứu
- Cung cấp điều kiện khai thác, truy cập và các dịch vụ tương ứng
đ61n nguồn thông tin theo yêu cầu của HS - SV.
- Cung cấp các dịch vụ thông tin cần thiết để HS - SV có khả năng
kiểm soát và khai thác được các nguồn thông tin hiện có làm tư liệu cho hoạt động nghiên cứu của mình.
- Cung cấp các dịch vụ trao đổi thông tin, giúp HS – SV thuận lợi
KẾT LUẬN
NCT chính là động cơ mà cũng là mục đích hoạt động của thư viện, nó thúc đẩy sự phát triển của thư viện và mọi hoạt động của thư viện cũng chỉ phục vụ cho mục đích thỏa mãn mọi NCT của NDT.
Công cuộc đổi mới đang diễn ra trên khắp cả nước ta, chính sách mở cửa và xu thế toàn cầu hóa đang đặt ra cho chúng ta những thách thức lớn làm thế nào để “hòa nhập mà không hòa tan”, hòa nhập mà vẫn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc. Với sự phát triển nhanh như vũ bão của ngành công nghệ thông tin và sự bùng nổ thông tin, NCT ngày càng trở nên phong phú và đa dạng và đòi hỏi phải được đáp ứng ở mức độ cao hơn cả về chất lượng và số lượng.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển đi lên của nhà trường, bộ phận Thư viện cũng đã có những nỗ lực đóng góp sức mình vào công tác quản lý, nghiên cứu, giáo dục và đào tạo của nhà trường, giúp nhà trường đào tạo nên đội ngũ cử nhân, công nhân kỹ thuật vững kiến thức, giỏi tay nghề, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của nhà trường, góp phần viết tiếp bản hùng ca trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Là một trường đào tạo thuần túy về các ngành Khoa học Kỹ thuật nên phần lớn NCT của NDT tại trường đều là những vấn đề liên quan đến các chuyên ngành nhà trường đào tạo. Tuy nhiên, những NCT tại trường không chỉ bó hẹp trong các chuyên ngành kỹ thuật mà còn vô cùng phong phú và đa đạng sang những nội dung thông tin khác như: khoa học xã hội, ngoại ngữ, kinh tế… Loại hình tài liệu mà NDT sử dụng cũng đã thay đổi dần theo xu hướng của thời đại khoa học kỹ thuật, công nghệ và tri thức. Trong quá trình hội nhập,phát triển và toàn cầu hóa, việc sử dụng ngoại ngữ của NDT tại đây có xu hướng tăng lên.
Với nguồn lực thông tin và nguồn nhân lực còn hạn chế, mặc dù đã cố gắng nỗ lực rất nhiều thư viện vẫn chỉ đáp ứng được một phần NCT của NDT.
Trong bối cảnh chung của sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhu cầu phát triển, đổi mới giáo dục và đào tạo cao đẳng, đại học, NCT của NDT tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng cũng không ngừng phát triển. Để thỏa mãn và phát triển NCT của NDT trong trường cần phải có những giải pháp cụ thể và đồng bộ, tùe việc tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin – thư viện đến đổi mới phương pháp gỉang dạy và học tập, …
Với những giải pháp đã đề xuất, chúng tôi hy vọng sẽ giải quyết được phần nào những hạn chế còn tồn đọng và điều chỉnh hoạt động của Thư viện nhanh chóng đáp ứng yêu cầu sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới