Học sinh, sinh viên là trung tâm của quá trình đào tạo, nhiệm vụ chính của họ là học tập và nghiên cứu khoa học. Họ là nhóm người dùng tin đông nhất. Nhu cầu thông tin của họ rất lớn và có nhiều biến động, nhất là trong bối cảnh đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Phương pháp tự học, tự
nghiên cứu đang được chú trọng và là mối quan tâm rất lớn của hầu hết sinh viên tại trường.
Theo số liệu thống kê từ phòng Công tác chính trị - Học sinh sinh viên của nhà trường tính đến hết tháng 6 năm 2012, toàn trường có tất cả 11.744 sinh viên – học sinh của tất cả 4 hệ: cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng liên thông. Trong đó, nam có 11.126 người 94,7%, nữ chiếm 618 người chiếm 5,26%. Do đặc thù của trường đào tạo các chuyên ngành Kỹ thuật nên số lượng người dùng tin học sinh – sinh viên là nam giới nhiều gấp nhiều lần so với nữ giới, điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện.
Về độ tuổi, 100% học sinh sinh viên trong trường đều có độ tuổi trong khoảng 18 – 30. Đây là lứa tuổi thanh xuân đẹp nhất trong mỗi cuộc đời. Lứa tuổi thanh niên với nhiều ước mơ, dự định, hoài bão lớn nhất, ham học hỏi, thích khám phá nhưng lại chưa đủ độ chin chắn.
Đây là nhóm người dùng tin đến thư viện đông nhất, nhu cầu tin của họ phong phú và đa dạng nhất.
Về trình độ ngoại ngữ, ngoài tiếng Việt là tiếng phổ thông, chỉ một số ít người trong nhóm sử dụng tiếng Anh để tìm kiếm và tham khảo tài liệu. Ngoài ra, họ không sử dụng thêm một ngoại ngữ nào khác. Qua đó cho thấy, trình độ ngoại ngữ của nhóm còn thấp dẫn đến những hạn chế trong việc khai thác thông tin tại thư viện.
Đời sống vật chất khó khăn cũng là một đặc điểm chung của nhóm người dùng tin này. Khi được hỏi, hầu hết học sinh – sinh viên đều khẳng định hàng tháng được cha mẹ cấp kinh phí cho ăn học, và số kinh phí đó chỉ tạm đủ cho việc thuê nhà và mua sách vở, đồ dùng học tập và phục vụ cho việc cá nhân khác. Một số cha mẹ vẫn còn khó khăn, phải đi làm thêm ngoài giờ những công việc như: gia sư, bồi bàn… để kiếm thêm thu nhập, trang trải cho công việc học hành.
Tuy vậy, họ có đời sống tinh thần rất phong phú, luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động đoàn, hội do Nhà trường và Hội sinh viên tổ chức, các cuộc thi văn nghệ, thể thao nhân dịp ngày lễ lớn 8/3, 30/4, 20/11, ngày thành lập trường… luôn được họ quan tâm và tham gia bằng tất cả sự nhiệt tình của tuổi trẻ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tâm sinh lý của những người trẻ tuổi.
Nhu cầu thông tin của người dùng tin trong nhóm này rất đa dạng và phong phú. Do nhiệm vụ chính của học sinh, sinh viên là học tập nên nhu cầu thông tin của họ rất lớn, thường về các vấn đề có tính chất chuyên ngành sâu phục vụ cho đề tài, học tập và nghiên cứu ở lĩnh vực mà họ được đào tạo.
BẢNG 1.1: THỐNG KÊ ĐỘ TUỔI VÀ GIỚI TÍNH CỦA NDT (%) ĐỐI TƯỢNG TỔNG SỐ GIỚI TÍNH ĐỘ TUỔI NAM NỮ 18 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % CBQL 78 100 61 78.2 17 21.8 16 20.5 26 33.3 16 20.5 20 26 GV - CBNC 184 100 150 81.5 34 18.5 102 55.4 46 25 18 9.78 18 9.8 HSSV 11.744 100 11.126 94.7 618 5.3 11.744 100 0 0 0 0
Biểu đồ thể hiện độ tuổi và giới tính của ND
BẢNG 1.2: THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CỦA NGƯỜI DÙNG TIN
TỔNG SL % TỔNG SL % TỔNG SL % TS - NCS 78 9 11.5 184 THẠC SỸ 41 52.6 87 47.3 KS - CN 28 35.9 97 52.7 HS - HV 11.744 11.744 100
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
NCT là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống của xã hội.
Nhu cầu hình thành và phát triển luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, môi trường xã hội…
Trong thời đại bùng nổ thông tin, NCT ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, mức độ đáp ứng được đòi hỏi ở mức cao hơn.
Nghiên cứu NCT tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng là tìm hiểu những nội dung nhu cầu thông tin và loại hình tài liệu mà NDT cần, nhằm mục đích xác định các SP – DV thông tin đáp ứng với nhu cầu của NDT. Phân tích những thói quen và tập quán thông tin của NDT giúp thư viện hiểu để thỏa mãn những yêu cầu của NDT đồng thời xác định được phải hướng dẫn đào tạo đối với NDT.
Những nghiên cứu này cung cấp cơ sở cần thiết cho việc định hướng hoạt động của thư viện trường.
Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phát phiếu điều tra, phỏng vấn, thống kê, quan sát… chúng tôi đã thu thập được những tư liệu một cách khách quan, chính xác về NCT của NDT tại trường với những đặc trưng rất riêng của một ngôi trường chuyên ngành kỹ thuật.
Đối với việc nghiên cứu bằng cách phát phiếu điều tra, chúng tôi đã phát ra tổng số 380 phiếu và tổng số phiếu thu về 317 phiếu, tổng số phiếu hợp lệ 282 phiếu, đạt 74.2%. Trong đó:
Nhóm Cán bộ quản lý phát ra 50 phiếu, thu về 39 phiếu, trong đó có 34 phiếu hợp lệ, đạt 68%
Nhóm Giáo viên – cán bộ nghiên cứu phát ra 130 phiếu, thu về 98 phiếu trong đó có 90 phiếu hợp lệ đạt tỉ lệ 69.2%
Nhóm Học sinh – sinh viên phát ra 200 phiếu, thu về 180 phiếu, trong đó có 158 phiếu hợp lệ, đạt 79%.
Phiếu điều tra được thiết kế bao gồm 19 câu hỏi nhằm mục đích: phân tích nội dung cơ bản NCT, những lĩnh vực thông tin mà NDT tại trường quan tâm, phân tích tập quán, thói quen sử dụng thông tin của NDT, những yếu tố ảnh hưởng đến NCT và tìm hiểu mức độ thỏa mãn NCT của NDT.
Những câu hỏi trong phiếu điều tra được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi phán đoán, trong một câu NDT có thể chọn một hay nhiều câu trả lời cùng một lúc và hầu hết tất cả các nhóm NDT đều trả lời đầy đủ hết mọi câu hỏi trong phiếu điều tra, riêng câu 18 hỏi về ý kiến đóng góp “làm sao để đáp ứng tốt hơn NCT?” thì một số người trả lời, một số người không trả lời. Đây là câu hỏi mở không bắt buộc nên không ảnh hưởng gì đến việc thu thập thông tin về những đặc điểm NCT của NDT.
Những phiếu không hợp lệ là những phiếu không trả lời đầy đủ hết các câu hỏi bắt buộc.
2.1. Nô ̣i dung NCT
2.1.1. Nhu cầu về nội dung thông tin
Nội dung thông tin là phần cơ bản nhất khi tìm hiểu NCT của một NDT. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng là một trường chuyên đào tạo về các ngành Kỹ thuật nên vốn tài liệu chủ yếu về các chuyên ngành như: Cơ khí, Ô tô, Điện, Điện lạnh, Tự động, Điện tử, Tin học,… từ năm 2009, trường mở thêm ngành Kinh tế, từ đó số lượng sách về Kinh tế bắt đầu được bổ sung về nhiều hơn, và được NDT quan tâm hơn tại thư viện. Bên cạnh đó, NDT tại trường còn tìm đến thông tin của các lĩnh vực khác như: khoa học xã hội, chính trị, pháp luật, ngoại ngữ… Như vậy, nhu cầu về nội dung thông tin của
NDT tại trường rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do đặc thù của trường toàn nam giới và đào tạo chủ yếu về chuyên ngành kỹ thuật nên NCT của NDT tại đây phần lớn về các chuyên ngành kỹ thuật.
Thống kê nội dung NCT (Xem Phụ lục 2) ta thấy: nhu cầu thông tin về khoa học kỹ thuật như cơ khí, ô tô, điện, điện tử - tin học… là nhiều nhất. Điều này là điều hiển nhiên vì đây là những chuyên ngành chính mà nhà trường trực tiếp đào tạo. Tỷ lệ này nói chung ở nhóm cán bộ quản lý là 36.6%, ở nhóm giáo viên – cán bộ nghiên cứu là 54.3%, ở nhóm học sinh – sinh viên là 67.3%. Chính vì vậy nên số lượng tài liệu về các ngành khoa học kỹ thuật chiếm đến gần 80% lượng sách trong kho mới có thể đáp ứng được tối đa NCT của NDT tại thư viện trường.
Nội dung NCT được các nhóm NDT ít quan tâm đến là Khoa học tự nhiên. Bởi vì đây là những bộ môn chỉ giảng dạy trong chương trình Giáo dục đại cương của năm học đầu tiên như Toán, Lý, Hóa… nên chỉ một số ít NDT quan tâm, tìm hiểu trong quá trình giảng dạy và học tâp những bộ môn đó.Tỉ lệ NCT trong nhóm ngành Khoa học tự nhiên ở CBQL là 3.8%, GV – CBNC là 7.9% và ở nhóm HS – SV là 5.5%.
Đặc điểm chung giữa 2 nhóm CBQL và GV- CBNC là cùng có mối quan tâm về kinh tế và ngoại ngữ, với tỉ lệ 30.6% ở nhóm CBQL, 30.3% ở nhóm GV – CBNC. Ngoài lý do chính là vì trong nhà trường có đào tạo về chuyên ngành kinh tế nên NDT có nhu cầu tìm kiếm thông tin để tham khảo, phục vụ giảng dạy và học tập, một lý do khác nữa là do 2 nhóm NDT ngày càng quan tâm hơn đến tình hình kinh tế chung của đất nước nên luôn tìm đến những thông tin mới để cập nhật. Họ tìm đến ngoại ngữ như một công cụ để trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội vào vốn hiểu biết của mình, hòa nhập cùng thế giới.
Đi sâu vào từng nhóm NDT cụ thể ta thấy:
2.1.1.1.Nhóm NDT là CBQL:
NỘI DUNG THÔNG TIN
LĨNH VỰC CHUYÊN
MÔN CỦA CBQL NHU CẦU
SL % SL TL %
Khác 0 0 0 0
Khoa học Tự nhiên 0 0 5 3.8
Kỹ thuật Điện – Điện lạnh 5 14.7 5 3.8
Kỹ thuật Ô tô 6 17.7 9 6.9 Kỹ thuật Cơ khí 8 23.5 10 7.6 Chính trị - Pháp luật 1 2.9 17 13 Ngoại ngữ 1 2.9 20 15.3 Kinh tế 4 11.8 20 15.3 Khoa học Xã hội 0 0 21 16 Điện tử - Tin học 9 26.5 24 18.3 Tổng 34 100 131 100
Bảng 2.1: Biểu đồ nội dung NCT của CBQL
Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ cho thấy: nhu cầu nội dung thông tin về Điện tử - tin học hay cụ thể hơn là công nghệ thông tin là cao nhất, chiếm đến 18.3%. Nhận thức được vai trò ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, những người CBQL của nhà trường luôn tích cực học hỏi, tìm hiểu, trau dồi những kiến thức về CNTT, ngoài những người có kiến thức chuyên môn, những người khác luôn tích cực tìm hiểu, tham gia các khóa đào tạo hoặc tự mày mò học hỏi để có thể ứng dụng CNTT vào công việc mình làm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết công việc, giảm thời gian, chi phí hoạt động của nhà trường. Mặt khác, CNTT luôn luôn phát triển với tốc độ chóng mặt và không ngừng, nếu NDT không tích cực cập nhật, học hỏi thì những kiến thức họ có sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời, đó chính là lý do vì sao NDT tìm đến nhu cầu thông tin về Điện tử - tin học lại cao nhất.
Về lĩnh vực Khoa học xã hội, ngoại ngữ, kinh tế, chính trị - xã hội, NDT nhóm này có trình độ chuyên môn ít nhất nhưng lại có NCT cao nhất, cụ thể NCT: ngành khoa học xã hội chiếm16%, kinh tế chiếm 15.3 %, ngoại ngữ chiếm 15.3%, chính trị - pháp luật chiếm: 13%. Thoạt nhìn điều này có vẻ mâu thuẫn nhưng không phải vậy. Như đã nói ở trên, ngoài những kiến thức
chuyên môn, người CBQL cần phải cập nhật kiến thức hàng ngày về các vấn đề kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị, pháp luật nhất là trong thời kỳ nước ta đang có nhiều chuyển biến nhanh chóng về kinh tế, xã hội.
Nắm bắt được những thông tin kinh tế, xã hội giúp CBQL sớm đưa ra được những quyết sách, những giải pháp thích hợp giúp cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng và điều hành mọi kế hoạch hoạt động trong nhà trường một cách thuận lợi và chủ động.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bùng nổ thông tin toàn cầu, ngoại ngữ chính là công cụ khai thác thông tin hữu hiệu, giúp tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật cao và học hỏi kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới. Biết được ngoại ngữ là có thể mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới, đó cũng chính là cách để phát triển tiềm năng của chính mình. Nhận thức được những điều đó, những NDT là CBQL luôn trau dồi vốn ngoại ngữ của mình ngày càng tốt hơn để luôn phục vụ tốt nhất cho công việc của mình. Do đó, nhu cầu nội dung thông tin là ngoại ngữ luôn được nhóm NDT quan tâm ở mức cao 15.3%
Bên cạnh đó, do đặc điềm công việc của họ là phải chịu trách nhiệm ra quyết định về những hoạt động của nhà trường trong hiện tại và định hướng phát triển nhà trường trong những năm tiếp theo nên họ cũng cần những nội dung thông tin thuộc về tình hình chính trị - pháp luật trong và ngoài nước, các chế độ chính sách, các văn bản tài liệu của Đảng và Nhà nước về khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo nói chung và những ngành mà trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đào tạo nói riêng, đó là lý do nhóm này có tỷ lệ quan tâm đến chính trị - pháp luật ở mức cao 13%.
Là những cán bộ quản lý trong trường Cao đẳng nên một số người vẫn tham gia vào công tác giảng dạy tại trường và hoạt động nghiên cứu khoa học. Do vậy, NCT của họ còn cần các thông tin có tính chất chuyên ngành như giáo viên và cán bộ nghiên cứu khác. Chính vì vậy, NCT của khối ngành
khoa học kỹ thuật đã chiếm một số lượng không nhỏ: kỹ thuật ô tô chiếm 6.9%, kỹ thuật điện tử - tin học chiếm 18.3%, kỹ thuật cơ khí chiếm 7.6%, kỹ thuật điện – điện lạnh chiếm 3.8%.
Tóm lại, CBQL của nhà trường đều là những giáo viên, chuyên viên có trình độ chuyên môn nên ngoài những nhu cầu nội dung thông tin liên quan đến trình độ chuyên môn riêng, họ luôn phải cập nhật bổ sung những thông tin liên quan đến các vấn đề quản lý như khoa học xã hội, chính trị - pháp luật, ngoại ngữ, kinh tế, đặc biệt là về CNTT…. để có một cái nhìn khoa học, đầy đủ và toàn diện hơn nhằm phục vụ công tác quản lý, đào tạo.
2.1.1.2. Đối với nhóm NDT là GV – CBNC NỘI DUNG
THÔNG TIN
LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN
CỦA GV - CBNC NHU CẦU
SL % SL TL % Khác 0 0 3 1.6 Khoa học Xã hội 0 0 7 3.6 Khoa học Tự nhiên 7 7.8 7 3.6 Chính trị - Pháp luật 4 4.4 11 5.7 Kỹ thuật Cơ khí 15 16.7 15 7.8 Điện – Điện lạnh 15 16.7 15 7.8 Kỹ thuật Ô tô 19 21.1 19 10 Kinh tế 5 5.6 22 11.5 Điện tử - Tin học 22 24.4 35 18.2 Ngoại ngữ 3 3.3 58 30.2 Tổng 90 100 192 100
Bảng 2.2: Biều đồ Nội dung NCT của GV – CBNC
Cũng giống như nhóm CBQL, Ngoại ngữ và Kinh tế là hai lĩnh vực có ít người có chuyên môn nhất, nhưng nhu cầu về nội dung thông tin lại chiếm