Nhu cầu về nội dung thông tin

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 44 - 54)

Nội dung thông tin là phần cơ bản nhất khi tìm hiểu NCT của một NDT. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng là một trường chuyên đào tạo về các ngành Kỹ thuật nên vốn tài liệu chủ yếu về các chuyên ngành như: Cơ khí, Ô tô, Điện, Điện lạnh, Tự động, Điện tử, Tin học,… từ năm 2009, trường mở thêm ngành Kinh tế, từ đó số lượng sách về Kinh tế bắt đầu được bổ sung về nhiều hơn, và được NDT quan tâm hơn tại thư viện. Bên cạnh đó, NDT tại trường còn tìm đến thông tin của các lĩnh vực khác như: khoa học xã hội, chính trị, pháp luật, ngoại ngữ… Như vậy, nhu cầu về nội dung thông tin của

NDT tại trường rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do đặc thù của trường toàn nam giới và đào tạo chủ yếu về chuyên ngành kỹ thuật nên NCT của NDT tại đây phần lớn về các chuyên ngành kỹ thuật.

Thống kê nội dung NCT (Xem Phụ lục 2) ta thấy: nhu cầu thông tin về khoa học kỹ thuật như cơ khí, ô tô, điện, điện tử - tin học… là nhiều nhất. Điều này là điều hiển nhiên vì đây là những chuyên ngành chính mà nhà trường trực tiếp đào tạo. Tỷ lệ này nói chung ở nhóm cán bộ quản lý là 36.6%, ở nhóm giáo viên – cán bộ nghiên cứu là 54.3%, ở nhóm học sinh – sinh viên là 67.3%. Chính vì vậy nên số lượng tài liệu về các ngành khoa học kỹ thuật chiếm đến gần 80% lượng sách trong kho mới có thể đáp ứng được tối đa NCT của NDT tại thư viện trường.

Nội dung NCT được các nhóm NDT ít quan tâm đến là Khoa học tự nhiên. Bởi vì đây là những bộ môn chỉ giảng dạy trong chương trình Giáo dục đại cương của năm học đầu tiên như Toán, Lý, Hóa… nên chỉ một số ít NDT quan tâm, tìm hiểu trong quá trình giảng dạy và học tâp những bộ môn đó.Tỉ lệ NCT trong nhóm ngành Khoa học tự nhiên ở CBQL là 3.8%, GV – CBNC là 7.9% và ở nhóm HS – SV là 5.5%.

Đặc điểm chung giữa 2 nhóm CBQL và GV- CBNC là cùng có mối quan tâm về kinh tế và ngoại ngữ, với tỉ lệ 30.6% ở nhóm CBQL, 30.3% ở nhóm GV – CBNC. Ngoài lý do chính là vì trong nhà trường có đào tạo về chuyên ngành kinh tế nên NDT có nhu cầu tìm kiếm thông tin để tham khảo, phục vụ giảng dạy và học tập, một lý do khác nữa là do 2 nhóm NDT ngày càng quan tâm hơn đến tình hình kinh tế chung của đất nước nên luôn tìm đến những thông tin mới để cập nhật. Họ tìm đến ngoại ngữ như một công cụ để trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội vào vốn hiểu biết của mình, hòa nhập cùng thế giới.

Đi sâu vào từng nhóm NDT cụ thể ta thấy:

2.1.1.1.Nhóm NDT là CBQL:

NỘI DUNG THÔNG TIN

LĨNH VỰC CHUYÊN

MÔN CỦA CBQL NHU CẦU

SL % SL TL %

Khác 0 0 0 0

Khoa học Tự nhiên 0 0 5 3.8

Kỹ thuật Điện – Điện lạnh 5 14.7 5 3.8

Kỹ thuật Ô tô 6 17.7 9 6.9 Kỹ thuật Cơ khí 8 23.5 10 7.6 Chính trị - Pháp luật 1 2.9 17 13 Ngoại ngữ 1 2.9 20 15.3 Kinh tế 4 11.8 20 15.3 Khoa học Xã hội 0 0 21 16 Điện tử - Tin học 9 26.5 24 18.3 Tổng 34 100 131 100

Bảng 2.1: Biểu đồ nội dung NCT của CBQL

Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ cho thấy: nhu cầu nội dung thông tin về Điện tử - tin học hay cụ thể hơn là công nghệ thông tin là cao nhất, chiếm đến 18.3%. Nhận thức được vai trò ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, những người CBQL của nhà trường luôn tích cực học hỏi, tìm hiểu, trau dồi những kiến thức về CNTT, ngoài những người có kiến thức chuyên môn, những người khác luôn tích cực tìm hiểu, tham gia các khóa đào tạo hoặc tự mày mò học hỏi để có thể ứng dụng CNTT vào công việc mình làm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết công việc, giảm thời gian, chi phí hoạt động của nhà trường. Mặt khác, CNTT luôn luôn phát triển với tốc độ chóng mặt và không ngừng, nếu NDT không tích cực cập nhật, học hỏi thì những kiến thức họ có sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời, đó chính là lý do vì sao NDT tìm đến nhu cầu thông tin về Điện tử - tin học lại cao nhất.

Về lĩnh vực Khoa học xã hội, ngoại ngữ, kinh tế, chính trị - xã hội, NDT nhóm này có trình độ chuyên môn ít nhất nhưng lại có NCT cao nhất, cụ thể NCT: ngành khoa học xã hội chiếm16%, kinh tế chiếm 15.3 %, ngoại ngữ chiếm 15.3%, chính trị - pháp luật chiếm: 13%. Thoạt nhìn điều này có vẻ mâu thuẫn nhưng không phải vậy. Như đã nói ở trên, ngoài những kiến thức

chuyên môn, người CBQL cần phải cập nhật kiến thức hàng ngày về các vấn đề kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị, pháp luật nhất là trong thời kỳ nước ta đang có nhiều chuyển biến nhanh chóng về kinh tế, xã hội.

Nắm bắt được những thông tin kinh tế, xã hội giúp CBQL sớm đưa ra được những quyết sách, những giải pháp thích hợp giúp cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng và điều hành mọi kế hoạch hoạt động trong nhà trường một cách thuận lợi và chủ động.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bùng nổ thông tin toàn cầu, ngoại ngữ chính là công cụ khai thác thông tin hữu hiệu, giúp tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật cao và học hỏi kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới. Biết được ngoại ngữ là có thể mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới, đó cũng chính là cách để phát triển tiềm năng của chính mình. Nhận thức được những điều đó, những NDT là CBQL luôn trau dồi vốn ngoại ngữ của mình ngày càng tốt hơn để luôn phục vụ tốt nhất cho công việc của mình. Do đó, nhu cầu nội dung thông tin là ngoại ngữ luôn được nhóm NDT quan tâm ở mức cao 15.3%

Bên cạnh đó, do đặc điềm công việc của họ là phải chịu trách nhiệm ra quyết định về những hoạt động của nhà trường trong hiện tại và định hướng phát triển nhà trường trong những năm tiếp theo nên họ cũng cần những nội dung thông tin thuộc về tình hình chính trị - pháp luật trong và ngoài nước, các chế độ chính sách, các văn bản tài liệu của Đảng và Nhà nước về khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo nói chung và những ngành mà trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đào tạo nói riêng, đó là lý do nhóm này có tỷ lệ quan tâm đến chính trị - pháp luật ở mức cao 13%.

Là những cán bộ quản lý trong trường Cao đẳng nên một số người vẫn tham gia vào công tác giảng dạy tại trường và hoạt động nghiên cứu khoa học. Do vậy, NCT của họ còn cần các thông tin có tính chất chuyên ngành như giáo viên và cán bộ nghiên cứu khác. Chính vì vậy, NCT của khối ngành

khoa học kỹ thuật đã chiếm một số lượng không nhỏ: kỹ thuật ô tô chiếm 6.9%, kỹ thuật điện tử - tin học chiếm 18.3%, kỹ thuật cơ khí chiếm 7.6%, kỹ thuật điện – điện lạnh chiếm 3.8%.

Tóm lại, CBQL của nhà trường đều là những giáo viên, chuyên viên có trình độ chuyên môn nên ngoài những nhu cầu nội dung thông tin liên quan đến trình độ chuyên môn riêng, họ luôn phải cập nhật bổ sung những thông tin liên quan đến các vấn đề quản lý như khoa học xã hội, chính trị - pháp luật, ngoại ngữ, kinh tế, đặc biệt là về CNTT…. để có một cái nhìn khoa học, đầy đủ và toàn diện hơn nhằm phục vụ công tác quản lý, đào tạo.

2.1.1.2. Đối với nhóm NDT là GV – CBNC NỘI DUNG

THÔNG TIN

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

CỦA GV - CBNC NHU CẦU

SL % SL TL % Khác 0 0 3 1.6 Khoa học Xã hội 0 0 7 3.6 Khoa học Tự nhiên 7 7.8 7 3.6 Chính trị - Pháp luật 4 4.4 11 5.7 Kỹ thuật Cơ khí 15 16.7 15 7.8 Điện – Điện lạnh 15 16.7 15 7.8 Kỹ thuật Ô tô 19 21.1 19 10 Kinh tế 5 5.6 22 11.5 Điện tử - Tin học 22 24.4 35 18.2 Ngoại ngữ 3 3.3 58 30.2 Tổng 90 100 192 100

Bảng 2.2: Biều đồ Nội dung NCT của GV – CBNC

Cũng giống như nhóm CBQL, Ngoại ngữ và Kinh tế là hai lĩnh vực có ít người có chuyên môn nhất, nhưng nhu cầu về nội dung thông tin lại chiếm tỉ lệ lớn nhất, 41.7%.

Đội ngũ GV - CBNC chủ yếu còn trẻ tuổi nên họ luôn nhận thức rằng việc nâng cao năng lực ngoại ngữ và thường xuyên trau dồi vốn ngoại ngữ là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, nhất là trong xu hướng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho giảng viên, giáo viên các trường CĐ, ĐH được giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các bạn bè trên toàn thế giới, nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn của mình. Ngoại ngữ còn giúp họ tìm được những xuất học bổng hấp dẫn tại các nước có nền KHKT phát triển mạnh như: Anh, Pháp, Mỹ… Đó chính là lý do vì sao trong số những người được khảo sát, chỉ có 3 người thuộc lĩnh vực chuyên môn ngoại ngữ nhưng nội dung NCT lại chiếm đến 30.2% .

Sau ngoại ngữ là Kinh tế, chỉ có 5 người có lĩnh vực chuyên môn nhưng nội dung NCT cũng chiếm một tỉ lệ khá cao, 11.5%. Qua tìm hiểu cho thấy, ngoài những NDT có chuyên môn, luôn tìm kiếm những thông tin chuyên ngành sâu phục vụ cho công tác giảng dạy và NCKH thì những người còn lại chủ yếu quan tâm đến những thông tin kinh tế mang tính chất thời sự, nóng hổi, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái hiện nay, khi mà ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế đang tác động trực tiếp vào đời sống của từng người.

Điện tử - Tin học, Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Ô tô, Kỹ thuật Điện – Điện lạnh là những chuyên ngành chính mà những NDT thuộc nhóm này trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu nên số NDT tìm đến những nhu cầu nội dung thông tin các ngành này tương đương với nhau. Cụ thể: Điện tử - Tin học 18.2%, Điện – Điện lạnh 7.8%, Kỹ thuật Cơ khí 7.8%, Kỹ thuật Ô tô 10%.

Xếp vào nhóm nội dung NCT có số lượng NDT tìm đến ít nhất là Chính trị - Pháp luật (5.7%), KHXH (3.6%) và KHTN (3.6%). một phần do đây là những chuyên ngành ít có sự đổi mới về nội dung giảng dạy cộng với việc đây là những ngành khoa học thuộc bộ môn Giáo dục Đại cương, chỉ dạy trong năm học đầu nên ít NDT quan tâm, tìm hiểu.

Tóm lại, nội dung NCT của nhóm NDT là GV – CBNC quan tâm chủ yếu là những tài liệu thuộc chuyên ngành họ đảm nhiệm giảng dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó, họ còn đặc biệt quan tâm nhiều đến nội dung thông tin là ngoại ngữ và kinh tế. Còn lại 1.6% NCT về các nội dung thông tin khác được NDT quan tâm đến.

2.1.1.3. Đối với nhóm NDT là HS – SV:

NỘI DUNG THÔNG TIN

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN CỦA

HS – SV NHU CẦU SL % SL TL % Khác 0 0 4 2.4 Ngoại ngữ 0 0 4 2.4 Khoa họcTự nhiên 0 0 5 5.5 Khoa học Xã hội 0 0 10 6.1 Kinh tế 16 10.1 10 6.1 Chính trị - Pháp luật 0 0 17 10.3 Điện tử - Tin học 47 29.7 22 13.3 Kỹ thuật Ô tô 35 22.2 23 14 Kỹ thuật Cơ khí 33 20.9 29 17.6 Điện – Điện lạnh 27 17.1 37 22.4 Tổng 158 100 161 100

Bảng 2.3 và biểu đồ 2.3: Nội dung NCT của HS - SV

Do nhiệm vụ chính của HS - SV là học tập nên nhu cầu nội thông tin về các tài liệu chuyên ngành khoa học kỹ thuật rất lớn, chiếm 67.3% trong đó: Kỹ thuật điện tử - tin học: 13.3%, Kỹ thuật cơ khí 17.6%, điện – điện lạnh: 22.4%, Ôtô: 14%.

Là một trong những ngành đào tạo tại trường, nhưng số NDT tìm kiếm nội dung thông tin về lĩnh vực Kinh tế còn ít, chỉ chiếm chiếm 6.1% trong nội dung NCT mà NDT yêu cầu. Lý do khoa Kinh tế mới thành lập năm 2009 nên số lượng Sinh viên tuyển vào chưa nhiều.

Khoa học tự nhiên cũng được nhóm NDT này quan tâm, khoa học tự nhiên ở đây chủ yếu là Toán – Lý – Hóa do năm đầu tiên hầu hết sinh viên phải học các môn đại cương nên nhu cầu tìm tin về lĩnh vực này của nhóm chiếm đến 5.5%. Mặt khác, khi bắt đầu vào nhập học họ đã mua sẵn cho mình những cuốn giáo trình học tại lớp và chỉ học trong đó chứ không có nhu cầu tham khảo thêm các loại sách khác cùng lĩnh vực nên số NDT có nhu cầu về nội dung thông tin lĩnh vực này ít.

Ngoài những nội dung tài liệu về các ngành nhóm NDT được đào tạo, khoa học xã hội, ngoại ngữ cũng được một số NDT trong nhóm quan tâm nhưng không nhiều. Khoa học xã hội chiếm 6.1%, và ngoại ngữ 2.4%. Do đặc điểm hầu hết sinh viên trong trường là nam giới, lại học các ngành về kỹ thuật, theo tâm lý chung, họ không thích những gì thuộc về các môn khoa học xã hội, đặc biệt là họ lười học ngoại ngữ.

Riêng Chính trị - pháp luật là môn học bắt buộc trong những năm đầu học đại cương và môn thi tốt nghiệp bắt buộc nên số lượng NDT quan tâm tìm đến nhiều hơn các nhóm ngành Xã hội khác, đạt tỷ lệ đến 10.3% NCT. Hầu hết họ cũng đã mua giáo trình khi bắt đầu môn học và chỉ học trong giáo nội dung giáo trình như một hình thức trả bài. Chỉ khi có yêu cầu của giáo viên họ mới tìm đến tham khảo những tài liệu đó.

Đối với nhóm NDT này, hầu hết nhu cầu về nội dung thông tin ở các lĩnh vực đều ít hơn số lượng người có lĩnh vực chuyên môn là bởi vì một phần trong số người được khảo sát mới học năm đầu hoặc đầu năm thứ 2, khoảng thời gian này trong chương trình đào tạo chưa dạy các môn chuyên ngành sâu

mà chỉ học một số môn đại cương. Kỹ thuật Điện là một trong những môn học đại cương đó nên cũng được NDT tìm đến nhiều, do đó chỉ có lĩnh vực Điện – Điện lạnh là nội dung thông thông tin có số lượng NDT tìm đến nhiều hơn số lượng người nằm trong lĩnh vực này.

Tóm lại, nội dung NCT của nhóm HS – SV còn ít, họ chủ yếu tìm kiếm các tài liệu chuyên ngành Khoa học Kỹ thuật phù hợp với chuyên ngành họ đang học. Nhu cầu thông tin về các lĩnh vực KHXH không nhiều, đặc biệt là ngoại ngữ. Ngoài ra có 2.4% NCT về những nội dung thông tin khác được NDT tìm đến.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)