Các quan niệm về FTA

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 31 - 33)

• Quan niệm truyền thống về FTA

Tại Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GATT 1947, điều XXIV, điểm 8b, lần đầu tiên khái niệm về khu vực thương mại tự do được đề cập:

“Một khu vực Thương mại tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thố thuế quan trong đó thuế và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thồ đó và được trao đồi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đó”.

Cũng tại GATT 1947, trong điều XXIV, khoản 5, tư tưởng FTA cũng được định nghĩa thông qua: “khu vực mậu dịch tự do được hình thành thông qua một hiệp định quá độ (interium agreement)”. Như vậy, GATTA 1947 chỉ đề cập đến khái niệm về khu vực thương mại tự do, tuy nhiên tư tưởng về Hiệp định Thương mại tự do cũng được biếu đạt qua khái niệm đó. Các nước thành viên của FTA phải cam kết giảm thuế và thực hiện các quy định thương mại khác. Đối tượng FTA hướng

tới là mặt hàng xuất xứ từ các nước thành viên. Hơn nữa, FTA quan tâm chủ yếu đến thương mại hàng hóa.

Dựa trên nền tảng tư tưởng về FTA của GATT, các nhà kinh tế cũng phát triển những tư duy về FTA, đưa ra những quan niệm tương đồng về chính sách ưu đãi nhằm loại bỏ hàng rào thương mại của các nước thành viên FTA và sự thỏa thuận về chế độ thuế quan độc lập với các quốc gia ngoài FTA. Krueger (1995) đề cập tới chính sách thuế quan: “thuế quan giữa các nước thành viên bàng 0”. Bên cạnh đó, Hill (2008) cho rằng, FTA thống nhất “loại bở không chỉ thuế quan mà còn cả các hạn chế về số lượng và các rào cản về thủ tục hành chính”. Như vậy, các quan niệm về FTA mà các nhà khoa học hướng tới phân tích nhấn mạnh việc cắt giảm và xóa bỏ các rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên FTA.

Có thê nói, FTA truyên thông hướng tới thỏa thuận giữa hai hay nhiêu quôc gia hoặc vùng lãnh thổ nhàm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên.

n I em

Từ những năm 1990, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được mở rộng hơn về phạm vi và cam kết tự do hóa. FTA hiện đại dựa trên nền tảng FTA truyền thống đã có những bước phát triến vượt trội hướng tới sự liên kết chặt chể nền kinh tế quốc tế.

Theo Bộ Ngoại Giao và Thương mại Ưc (2013), FTA thê hệ mới đi xa hơn loại bỏ thuế quan và bao gồm cả các cam kết về dịch vụ, họp tác hải quan, sở hữu trí tuệ, đầu tư nước ngoài và các vấn đề hỗ trợ thương mại.

Phạm Thanh Nga (2012) cho răng khái niệm FTA hiện đại đã vượt ra khỏi phạm vi hạn hẹp của những thỏa thuận có độ liên kêt “nông” của giai đoạn trước, hướng tới những thỏa thuận hội nhập kinh tế mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về mức độ tự do hóa. Phạm vi cam kết của các FTA “thế hệ mới” bao gồm các lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh (“những vấn đề Singapore”), các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và họp chuẩn, lao động, môi trường, và các vấn đề khác như dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố.

Vũ Thanh Hương (2017) cho răng hiệp định FTA hiện đại được ký kêt nhăm loại bỏ hàng rào thương mại giữa các nước thành viên; bao phủ nhiêu lĩnh vực hợp tác ngoài tự do hóa thương mại; tuy giúp xóa bỏ sự phân biệt đôi xử giữa các nước thành viên, nhưng lại tạo ra sự phân biệt đôi xử với các nước không phải là thành

viên. Sự phân biệt đối xử là đặc điểm quan trọng cần lưu ý để nhận diện bản chất và tác động của 1 FTA. Hơn nữa, các quốc gia ký kết FTA hình thành các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ cao hơn.

Dựa trên nên tảng là tự do hóa thương mại, FTA hiện đại có sự phát triên hợp tác trên nhiêu khía cạnh, tạo nên các Khu vực mậu dịch tự do, các hình thức hội

nhập kinh tê ở câp độ cao hơn như Liên minh thuê quan, Thị trường chung, Liên minh kinh tế.

Tóm lại, FTA là một hình thức tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế, hướng tới thành lập một thị trường chung duy nhất và tạo sự thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi tham gia FTA, các nước thành viên đều có quyền xây dựng cơ chế độc lập, tự chủ trong quan hệ thương mại với các nước ngoài khu vực như quyền duy trì chính sách thuế quan hay các rào cản thương mại riêng đối với các đối tác khác. Dựa trên quan niệm về FTA truyền thống, FTA hiện đại được mở rộng hơn về phạm vi và cam kết tự do hóa, bên cạnh quy định về cắt giảm thuế quan tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, FTA hiện đại hướng tới hội nhập phát triển các mối quan hệ liên kết quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)