Các tác động của FTA đến hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 33 - 35)

2.1.2.1. Tác động trực tiếp

Một trong những tác động trực tiếp cùa FTA là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bố lại nguồn lực của các quốc gia thành viên trong quá trình thực thi FTA. Đối với hoạt động nhập khẩu, các FTA có các cam kết về xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với các nước thành viên trong khi vẫn duy trì mức thuế cao đối với các quốc gia không phải là thành viên, đồng thời bổ sung thêm những yêu cầu khác về tạo điều kiện thuận lợi trong thương mại cho các nước thành viên, tự do hóa FDT và hợp tác kinh tế...Từ đó các nhà kinh tế thường phân tích tác động của FTA dựa trên hai khái niệm “tạo lập thương mại” và “chuyền hướng thương mại” do Viner (1950) phát triển. Theo Viner, hiệu ứng tạo lập thương mại là hiệu ứng làm thúc đẩy xuất nhẩu của nước xuất khẩu do giá cả của hàng hóa từ nước đó vào thị trường nước nhập khẩu cạnh tranh hơn hàng hóa nội địa. Điều này giúp cho người tiêu dùng của nước nhập khẩu được hưởng lợi do được sử dụng hàng hóa với chi phí rẻ hơn, nước thành viên xuất khẩu thì sẽ sản xuất và xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn. Hiệu ứng chuyển hướng thương mại là hiệu ứng làm tăng hàng hóa xuất khấu của nước thành viên FTA và giảm nhập khấu tương ứng với các nước không là

thành viên FTA cho cùng một loại hàng hóa tưong tự vào một nước nhập khâu. Hiệu ứng này xuất phát trên cơ sở hàng hóa xuất khấu từ nước thành viên cạnh tranh hơn hàng hóa từ các nước xuất khẩu khác do có lợi thế về thuế quan ưu đãi. Chính vì thế, chuyển hướng thương mại làm cho các nước sử dụng nguồn lực kém hiệu quả hơn do việc chuyển hướng mua hàng hóa từ nước có chi phí sàn xuất thấp hơn sang nước thành viên có chi phí sản xuất cao hơn. Do vậy tác động này không

làm tăng phúc lợi và đấy sản xuất ra xa lợi thế so sánh.

Bên cạnh tác động của FTA là giúp doanh nghiệp các nước thành viên được phép tự do trao đổi buôn bán hàng hóa, không bị đánh thuế, không bị áp hạn ngạch và một số thù tục phức tạp khác trong khi các doanh nghiệp ở các quốc gia không được ưu đài thì xét về lâu dài, khi nền kinh tế phản ứng với các chính sánh của FT A thì buộc nền kinh tế thành viên phải tái cấu trúc, mở ra những thị trường mới và tạo sức hút cho hàng hóa của mình.

2.1.2.2.

Tác động gián tiếp

FTA giúp tăng nguồn vốn bổ sung cho ngân sách nhà nước nhờ vào việc phá bỏ rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tăng thu nhập quốc dân, cải thiện phúc lợi xã hội. Các FTA giúp thúc đấy đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ. Phát triển các ngành dịch vụ kinh doanh phục vụ xuất khấu như logistic, vận tải, ngân hàng, tài chính. Tác động đến nguồn lao động phục vụ, khi kim ngạch xuất khẩu tăng hoạt động sản xuất được mở rộng, tăng cơ hội việc làm từ đó tàng thu nhập cho người lao động. Giải quyết một số vấn đề an sinh xã hội, thất nghiệp.

Ngoài ra, khi tham gia vào các FTA buộc các nước thành viên phải tuân thủ đúng các cam kết đà đề ra. Do đó, tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước tăng cường khả năng cạnh tranh trước hàng hóa ngoại nhập. Đe cạnh tranh các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô, cắt giảm chi phí, tăng doanh số, đa dạng hóa sản phẩm, cắt bỏ những hoạt động kém hiệu quả, xây dựng một hệ thống nhân công làm việc nghiêm túc, hiệu quả. Từ đó tăng năng suất sản xuất, giúp doanh nghiệp sản xuất ra được những sản phẩm chất lượng để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe trong các FTA.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 33 - 35)