Tổng quan về CPTPP

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 35)

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ôt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.

Các bên tham gia Hiệp định này nỗ lực đế thiết lập một hiệp định khu vực toàn diện có thể thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy táng trưởng bền vững.

Các chính sách của CPTPP được xây dựng dựa trên các quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng của các Bên theo Hiệp định Marrakesh về thành lập Tố chức Thương mại Thế giới và phù hợp với điều XXIV cùa Hiệp định GATT 1994 và Điều V của Hiệp định GATS:

Điều XXIV của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994 (The General Agreement on Tariffs and Trade) đề cập đến vấn đề áp dụng theo lãnh thổ - hàng hóa biên mậu - liên minh quan thuế và Khu vực mậu dịch tự do: “Các bên ký kết thừa nhận lòng mong muốn thương mại được tự do hơn, thông qua các hiệp định được ký kết tự nguyện, nhờ đó phát triển sự hội nhập hơn nữa kinh tế các nước tham gia các hiệp định đó. Các Bên cũng thừa nhận rằng việc lập ra một liên minh quan thuế A hay một khu vực mậu • • • dịch• tự• do phải X nhằm mục• tiêu là tạo• thuận •

lợi cho thương mại giữa các lãnh thổ thành viên và không tạo thêm trở ngại cho thương mại của các thành viên khác với các lãnh thố này”.

Điều V của Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ GATS 1995 (General Agreement on Trade Services) đề cập về vấn đề hội nhập kinh tế: “Hiệp định không ngăn cản bất kỳ thành viên nào gia nhập hoặc ký kết một Hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ giữa hai hoặc nhiều thành viên, với điều kiện là hiệp định đó không quy định hoặc xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử giữa hai hoặc nhiều bên”.

Sau rất nhiều nỗ lực, 7 các nước đã đạt được bước tiến đột phá • JL về TPP tại••cuộc họp cấp Bộ trưởng vào tối ngày 10 tháng 11 năm 2017 tổ chức bên lề Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nằng. Cụ thể là các Bộ trưởng đã thông qua được tên gọi mới của Hiệp định TPP gồm 11 thành viên là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời ra Tuyên bố chung của các Bộ trưởng khẳng định các nước đã thống nhất được những vấn đề cốt lõi cùa Hiệp định này. Trên cơ

sở đó, các nước đã kết thúc toàn bộ nội dung đàm phán còn lại vào cuối tháng 01 năm 2018 tại Tô-ki-ô, Nhật Bản. Ngày 08 tháng 3 năm 2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức tham gia Lễ ký Hiệp định này tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê.

Hiệp định CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đà chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018. CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019.

2.2.2. Nội dung của Hiệp đinh CPTPP liên quan tới nhập khẩu thịt

CPTPP là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với tiêu chuẩn cao và mức độ cam kết trong Hiệp định này bao trùm hầu hết các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, quy tắc và thể chế áp dụng. Có thể thấy CPTPP có tác động lớn tới nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Đe tham gia một cách hiệu quả, công bằng và minh bạch với tất cả các nước thành viên, Việt Nam cần nghiên cứu thật kỹ các cam kết trong CPTPP. Trong những cam kết của một FTA, các nước thường quan tâm nhiều nhất đến cam kết về cắt giảm thuế quan nhập khẩu từ các nước thành viên khác. Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng thịt và các chế phẩm từ thịt, đòi hỏi các quốc gia không chỉ quan tâm tới vấn đề cắt giảm thuế quan mà còn phải tìm hiểu rõ về những ràng buộc như tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như kiềm dịch động vật tại các thị trường mục tiêu. Những điếm đáng chú ý trong hiệp định CPTPP liên quan tới hoạt động nhập khẩu thịt tại Việt Nam được trình bày ở các nội dung sau:

2.2.2.1. Cam kêt của Việt Nam vê thuê quan trong CPTPP đôi với các sản phâm thịt

chế phẩm từ thịt

Việt Nam cam kết mở cửa và cắt giảm thuế quan nhập khẩu các sản phẩm thịt trâu, bò, lợn, gia cầm thuộc Chương 2 và sản phẩm thịt thuộc nhóm HS 16.01 và

16.02 trong hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa đối với các nước thành viên trong CPTPP được chia theo lộ trình như sau:

- Lộ trình 3 năm với nhóm hàng mã HS 02.01 và 02.02 (thịt trâu, bò tươi, ướp lạnh và đông lạnh) thuộc danh mục B3 sẽ được miễn thuế kể từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ 3.

- Lộ trình cắt giảm đều hàng nãm trong vòng 4 năm đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục B4 bao gồm 02.04, 02.05 (thịt cừu, dê, ngựa, lừa, la tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh), miễn thuế kể từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ 4.

- Lộ trình 5 năm đối với danh mục B5 bao gồm nhóm hàng 02.06 (phụ phẩm có thể ăn được của lợn, trâu, bò tươi, ướp lạnh và đông lạnh).

- Danh mục B6 gồm nhóm HS 02.07.42 (thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của vịt, ngan dạng đông lạnh chưa chặt mảnh), 02.08 (thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật khác) sẽ được miễn thuế sau 6 lần cắt giảm đều hàng năm.

- Lộ trình 8 năm với thịt lợn đông lạnh, thịt lợn, trâu, bò và phụ phẩm sau giết mổ đã muối, ngâm nước muối, làm khô, hun khói và các phụ phẩm dạng thịt trâu bò sau giết mổ khác.

- Lộ trình 10 năm với thịt lợn tươi và ướp lạnh, mỡ lợn không có nạc và mờ gia cầm chưa được nấu chảy hoặc chiết xuất bằng cách khác, dạng tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, hun khói. Xúc xích, các sản phẩm thịt tương tự, thịt lợn, gà tây và các phụ phẩm sau giết mổ, đã chế biến thuộc Chương 16...

- Lộ trình 11 năm với thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ từ gà dạng đà chặt mảnh tươi hoặc đông lạnh; vịt, ngan, ngỗng chưa chặt mảnh ở dạng tươi hoặc đông lạnh...

- Đổi với thịt gà tây và phụ phấm ãn được chưa chặt mảnh hoặc đã chặt mảnh ở dạng tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh áp dụng lộ trình 12 năm.

2.2.2.2. So sánh mức thuê Việt Nam cam kêt trong CPTPP với thuê MFN và các

FTA khác

Với những quốc gia là thành viên WTO mà chưa có Hiệp định thương mại ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, hoặc hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam không đáp ứng được tiêu chí xuất xứ thì sẽ áp dụng biểu thuế MFN. Thuế suất trung bình năm 2019 theo biểu thuế MFN cho các mặt hàng thịt là 19,22%, trong đó có nhóm hàng 0207

(mặt hàng thịt gia cầm) có mức thuế nhập khẩu khá cao, có dòng thuế lên tới 40%. Với các quốc gia thành viên trong Hiệp định CPTPP hiện nay thì Việt Nam đã thiết lập các Hiệp định song phương và đa phương với 07 đối tác trong khuôn khổ 10 FTA bao gồm: Nhật Bản với 02 Hiệp định AJCEP và VJEPA; úc và Niu Di lân với Hiệp định AANZFTA; Việt Nam với Chi-lê có riêng Hiệp định song phương là VCFTA; Brunei, Malaysia và Singapore với 06 Hiệp định bao gồm ATIGA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, AIFTA và AANZFTA. Trong 06 Hiệp định này, Hiệp định ATIGA có mức cam kết loại bở thuế quan sâu nhất. Mỗi FTA lại có những ràng buộc về thuế quan khác nhau. Mặc dù các Hiệp định này đều có hiệu lực trước Hiệp định CPTPP, tuy nhiên nếu so sánh mức thuế suất trung bình cho mặt hàng thịt ở năm hoàn thành thì Hiệp định CPTPP có mức cắt giảm sâu nhất với 100% các dòng hàng được xóa bỏ thuế nhập khẩu.

Bảng 2.1: So sánh cam kết cắt giảm thuế quan trong các FTA cho mặt hàng thịt Khuôn khổ Năm hiêu lưc• • Năm hoàn thành TSTB-MFN

năm 2019 đối với mặt hàng thịt TSTB mặt hàng thit năm 2019• TSTB mặt hàng thịt năm hoàn thành 1. ATIGA 2010 2018 19.22% 1.50% 1.50% 2. AJCEP 2008 2025 19.22% 5.68% Năm 2023: 1.16% 3. VJEPA 2009 2026 19.22% 7.15% Năm 2023:2.34% 4. AANZ 2009 2022 19.22% 6.18% 3.47% 5. VCFTA 2014 2029 19.22% 15.28% 5.48% 6. CPTPP 2019 2039 19.22% Mexico: 16.92% Khác: 14.5% 0% 5---T

Nguôn: Tông hợp của tác giả

Đối với ba nước còn lại là Canada, Mexico và Peru, Việt Nam đều chưa có bất kỳ Hiệp định thương mại song phương và đa phương nào. Mức thuế MFN mà Việt

Nam đang áp dụng đôi với mặt hàng thịt và các chê phâm từ thịt nhập khâu từ các quốc gia này cũng khá cao, chỉ với động vật sống mới được duy trì mức thuế thấp. Theo dữ liệu biểu thuế xuất nhập khẩu cập nhật mới nhất năm 2021, Việt Nam đang duy trì mức thuế nhập khẩu trung bình là 17,4% đối với mặt hàng thịt và chế phẩm từ thịt nằm trong Chương 02, đối với các sản phẩm từ thịt mã HS 16.01 và 16.02 là 25,68%. Như vậy, CPTPP sẽ mang lại lợi ích về thuế quan dành cho những mặt hàng thịt nhập khẩu từ ba quốc gia kể trên vào thị trường Việt Nam.

Thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng thịt và chế phẩm từ thịt được xem là có giảm so với các FTA kể trên nhưng lại có cam kết với lộ trình áp dụng tương đối dài. Bên cạnh đó, những cam kết về thuế quan của Việt Nam trong CPTPP chỉ áp dụng với nhừng quốc gia đã phê chuẩn hiệp định này. Tính đến tháng 7 năm 2021 đã có 8 quốc gia là Nhật Bản, New Zealand, Australia, Canada, Mexico, Singapore, Việt Nam và Peru đã phê chuẩn CPTPP.

2.2.2.3. Cam kết trong CPTPP về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm thịt a. về quy tắc xuất xứ

Đe được hưởng ưu đãi thuế quan trong bất kỳ Hiệp định thương mại nào thì sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ (QTXX) của Hiệp định đó. Trong CPTPP, đối với mặt hàng thịt và các chế phẩm thịt có nguồn gốc từ thịt nuôi hoặc khai thác trên lãnh thổ nước thành viên nhưng có một số chất phụ gia, chất bảo quản có xuất xứ từ quốc gia ngoài CPP với giá trị không đáng kể thì việc đáp ứng được QTXX là tương đối dễ dàng. Đối với sản phẩm sử dụng nguyên liệu thịt nhập khẩu ngoài CPTPP thì việc đáp ứng các QTXX được cho là khá khó khăn.

Đe biết được sản phẩm đạt được tiêu chí xuất xứ hay không thì càn phải xác định được mã số HS của sản phẩm và tra cứu nguồn gốc xuất xứ cùa sản phẩm đó. QTXX trong CPTPP đối với các sản phẩm thịt bao gồm như sau:

- Quy tắc chuyển đổi mã HS (CTC): quy tắc này được hiểu là mã HS của sản phẩm phải khác mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ làm ra sản phẩm đó. Chuyển đổi mã HS được chia ra thành 3 phân cấp là chuyển đổi Chương (chuyển đổi cấp 2 số), chuyển đổi Nhóm (chuyển đổi cấp 4 số), hoặc chuyển đổi Phân nhóm

(chuyên đôi câp 6 sô).

- Hàm lượng giá trị khu vực (RVC): đây là QTXX yêu cầu sản phấm phải đạt được một ngưỡng tính theo tỷ lệ phần trăm về giá trị nguyên liệu tối thiểu trong khu

vực thực thi CPTPP.

Ngoài ra, sản phẩm được coi là có xuất xứ cũng có thể kết hợp cả hai phương thức trên, đảm bảo nguyên liệu làm ra sản phẩm hoặc là đáp ứng được QTXX Chuyển đổi mã HS hoặc là RVC. Đối với nhóm hàng thịt và sản phẩm thịt được tóm tắt cụ thể như bảng sau:

-a 2 -a a -a a -a 2 -a

Bảng 2.2: QTXX cụ thê của nhóm hàng thịt và các sản phăm thịt

-

Mã HS QTXX cụ thể tùng mặt hàng

Chương 02:

0201, 0202, 0203, 0204, 0205, 0206

Chuyển đổi Chương

Chương 16: - Chuyển đổi Chương

1601,1602 - Một sổ kết họp CTC và RVC tối thiểu 45%

Nguôn: Trung tâm WTO và VCCỈ b. về thủ tục xin chứng nhận xuất xứ

Các cam kết chung trong CPTPP về thủ tục xin chứng nhận xuất xứ là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu tự phát hành giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa nhập khấu của mình, quy tắc này được gọi là tự chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngoại lệ dành cho các quốc gia trong CPTPP có thể bảo lưu đối với thủ tục tự chứng nhận xuất xứ này.

Cụ thể, thủ tục xin chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa CPTPP nhập khẩu vào Việt Nam sẽ như sau:

Giai đoạn 05 năm đầu kể từ khi Việt Nam phê chuẩn Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cơ chế sau để xin chứng nhận xuất xứ: 1. Chứng nhận xuất xứ theo kiểu truyền thống, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia xuất khẩu cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa; 2. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ bởi nhà xuất khẩu. Một điểm cần lưu ý thêm là sau khi hết thời hạn 05 năm kể trên, nhà nhập khẩu tại Việt Nam vẫn có thề duy trì 02 cơ chế chứng nhận này thêm tối đa 05 năm nữa. Trước khi hết hạn 05 năm đầu thì

cơ quan có thâm quyên tại Việt Nam sẽ phải thông báo trước ít nhât 60 ngày vê việc gia hạn quy chế đối với các đối tác CPTPP.

Từ năm thứ 06 trở đi kể từ khi Việt Nam phê chuẩn CPTPP, ngoại trừ việc gia hạn như ở trên, các doanh nghiệp kinh doanh sẽ chỉ được lựa chọn tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu theo 03 cơ chế sau:

- Nhà sản xuất tự chứng nhận xuất xứ - Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ - Nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ

2.2.2.4. Cam kết trong CPTPP về các biện pháp kiêm dịch động thực vật an toàn

thực phãm (SPS)

Sản phẩm từ động thực vật là những hàng hóa có thể mang theo mầm bệnh lây lan từ khu vực này sang khu vực khác, vì vậy, đế đảm bảo hàng hóa không bị nhiễm bệnh thì nước nhập khẩu sẽ áp dụng biện pháp ngăn ngừa như biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) đối với hàng hóa nằm trong danh mục cần kiểm tra. Trong thực tế, ngoài biện pháp thuế quan thì SPS là biện pháp có sức ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất tới hoạt động nhập khấu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam. Trong Chương SPS của Hiệp định CPTPP không có cam kết nào cụ thể trực tiếp liên quan đến thịt và các sản phẩm thịt mà chỉ có những nguyên tắc áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm khác. Các nguyên tắc này trong CPTPP nhìn chung sẽ không làm gia tăng hay giảm bớt các yêu cầu về SPS của quốc gia nhập khẩu. Tuy nhiên, có một số cam kết đáng chú ỷ sau:

- CPTPP tạo ra nhiều cơ hội hơn giữa các nước thành viên trong việc công nhận tương đương đối với các biện pháp SPS.

- Cam kết cụ thể về quy trình hoặc thời hạn mà một nước thành viên phê duyệt danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh của nước thành viên khác đủ điều kiện về

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)