Xuất một số giải pháp cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 87 - 106)

Trong những năm gần đây, thị trường chăn nuôi của Việt Nam gặp nhiều tác động tiêu cực do biến đổi cực đoan cùa thời tiết, khí hậu, dịch bệnh hoành hành xuyên biên giới dẫn tới thiếu hụt nghiêm trọng trong nguồn cung buộc chính phủ phải nới lỏng một số quy định ràng buộc thuế quan để tăng cường nhập khẩu mặt hàng thịt từ nước ngoài giúp thị trường bình ồn trở lại. Tuy nhiên, bất kỳ một cam kết nào liên quan tới mặt hàng thịt đều cần phải được xem xét kỹ lưỡng bởi vì chăn nuôi và chế biến thịt là ngành kinh tế quan trọng nhưng lại tương đối nhạy cảm trong nền kinh tế của Việt Nam. Điều này xuất phát từ một số yếu tố như đây là nguồn cung thực phẩm chủ yếu cho thị trường nội địa, là ngành tạo ra công ăn việc làm và thu nhập của một bộ phận dân cư nhạy cảm ở vùng nông thôn có thu nhập thấp, là ngành có năng lực cạnh tranh kém, thường phải chịu tác động bất lợi từ những cam kết mở cửa thị trường trong quá trình hội nhập.

Trong thương mại với các nước thành Viên CPTPP, Việt Nam đã và đang nhập siêu sản phẩm thịt động vật kể từ khi Hiệp đinh này chưa có hiệu lực. Hơn thế nữa, một số nước thành viên trong CPTPP có lợi thế rất mạnh về chăn nuôi như New Zealand và úc, là nguồn cung thịt chủ yếu cho Việt Nam nên mức nhập siêu từ các nước CPTPP trong thời gian tới sè tiếp tục gia tàng. Chính vì thế, việc lượng hóa tác động của Hiệp định CPTPP lên nhập khẩu dòng hàng thịt của Việt Nam là rất cần thiết cho nhà nước và doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết và toàn diện hơn, từ đó có những quyết sách và hành động kịp thời để ngăn ngừa rủi ro đến từ việc cắt giảm thuế quan trong hiệp định này.

Đặc biệt, khi tham gia vào Hiệp định CPTPP, ngành chăn nuôi và chế biến thịt được nhận xét là sẽ đối mặt với những thách thức như:

Thứ nhất, thách thức từ việc cắt giảm thuế quan trong CPTPP.

Trong những đối tác CPTPP có những đối tác có lợi thế rất mạnh về chăn nuôi như Australia (đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thịt), New Zealand (đứng thứ 8) và Canada (đứng thứ 9) ...Trong khi đó, theo Hội chăn nuôi, giá thành thịt trong nước đang cao hơn khoảng 25-30% so với giá thành của nhiều nước trong CPTPP. Bên

cạnh đó, mặc dù cam kêt căt giảm thuê quan trong CPTPP có lộ trình dài và Việt Nam đã làm quen với sức ép cạnh tranh từ hai đối tác lớn là Australia và New Zealand trong AANZFTA từ nhiều năm qua nhưng chúng ta vẫn đứng trước nguy cơ cao đặc biệt là đối với nhóm chăn nuôi có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Thứ hai, thách thức từ các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mặt hàng thịt và các sản phẩm từ thịt là nhóm hàng thiết yếu được tiêu thụ hàng ngày bởi đại đa số người tiêu dùng Việt Nam. Với thói quen tiêu thụ thịt nóng được mua trực tiếp tại các chợ truyền thống, một tỷ lệ lớn người dân vẫn ưa chuộng thịt nội địa thay vì thịt cấp đông nhập khẩu. Tuy nhiên, do nhừng hạn chế trong kiểm soát nguồn thức ăn cho chăn nuôi, quy trình giết mồ, chế biến và bảo quản thịt còn nhiều vướng mắc. Trong khi người tiêu dùng Việt Nam đang càng ngày quan tâm và nâng cao ý thức về thực phẩm sạch. Các sản phẩm thịt nhập khẩu từ các nước có ngành chăn nuôi mạnh trong CPTPP lại đang có ưu thế về vấn đề này, do đó cũng tạo ra sức ép cạnh tranh cho ngành hàng thịt nội địa.

Thứ ba, thách thức từ các cam kết liên quan tới sở hữu trí tuệ khiến chi phí sản xuất gia tăng.

Cam kết sở hữu trí tuệ trong CPTPP được thiết kế theo hướng gia tăng bảo hộ cho chủ sở hữu sáng chế nói chung. Trong ngành chăn nuôi là bảo hộ quyền cho những sáng chế với nông hóa phẩm. Với cam kết này, xu hướng giá của nông hóa phẩm sẽ tăng lên trong khi đây là một phần không nhỏ trong chi phí chăn nuôi của các hộ kinh doanh.

CPTPP được đánh giá là sẽ tạo ra sức ép từ nhiều khía cạnh đối với ngành chăn nuôi và chế biến thịt cùa Việt Nam. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần trước, các cam kết trong CPTPP có lộ trình khá dài, đây là cơ hội để ngành chăn nuôi và chế biến thịt trong nước có thể dần cơ cấu lại và cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. Đe làm được điều này, tác giả đưa ra một số đề xuất như sau:

a. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh trong ngành chăn nuôi và chế biến thịt.

Trước tiên, việc cần phải làm trong thời gian tới là ngành chăn nuôi cần khắc phục những tồn tại và bất cập để cải thiện từng bước năng lực cạnh tranh và lấy lại

thị phân nội địa đã bị mât, hướng tới sản xuât thặng dư đê xuât khâu. Đê đạt được mục tiêu này, ngành chăn nuôi và chế biến thịt cần lưu ý một số khía cạnh như:

- Cơ cấu lại mô hình sản xuất, gia tăng quy mô đàn vật nuôi và hiện đại hóa hoạt động chăn nuôi.

- Thay đổi quy trình chăn nuôi theo phương pháp hiện đại, đảm bảo khoa học và kiểm soát chuồi cung ứng của ngành từ khâu lựa chọn con giống, nguồn thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, vệ sinh chuồng trại và các cơ sở giết mổ, chế biến thịt.

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm thịt và các sản phẩm từ thịt, đáp ứng được khả năng truy xuất nguồn gốc dễ dàng và thuận tiện.

- Cần xác định rõ đặc trưng, lợi thế từng vùng miền để điều chỉnh cơ cấu vật nuôi hợp lý, phát huy lợi thế so sánh của địa phương về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường.

- Quy hoạch và phát triển đồng thời ngành thức ăn chăn nuôi, cân đối lại diện tích cây trồng để bổ sung nguồn nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi. Hướng mô hình sản xuất theo tổ hợp tác, lựa chọn doanh nghiệp đầu mối để kết hợp đơn hàng, tiến tới mua hàng trực tiếp tù’ các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, cắt bớt các khâu trung gian để giảm giá thành sản phẩm. Tăng cường phát triển ngành chế biến, tham gia chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng được các phân khúc thị trường

- Các doanh nghiệp trong nước cần chủ động tìm hướng họp tác với các đối tác trong CPTPP nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, tận dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đẩy nhanh chuyển giao công nghệ từ các đối tác lớn trong và ngoài CPTPP. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp chăn nuôi nội địa tham gia sâu vào chuồi cung ứng khu vực và toàn càu.

b. Nhóm giải pháp về kỹ thuật

- Giải pháp về lựa chọn giống vật nuôi: cần nhanh chóng nâng cao chất lượng giống vật nuôi, vừa tận dụng lợi thế của những loại giống vật nuôi bản địa vừa kết hợp nhập khẩu giống vật nuôi ông bà, cụ kỵ có năng suất cao, phù hợp với hình thức chãn nuôi công nghiệp, quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao đế nâng cao sản

lượng và năng suất thịt thành phẩm.

- Giải pháp vê thức ăn chăn nuôi: Cân quản lý chặt chẽ nguôn thức ăn chăn nuôi nhập khấu, việc sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa, đảm bảo chất lượng như công bố. Đồng thời Nhà nước cũng cần kiếm soát về khung giá bán thức ăn chăn nuôi, tỷ lệ chiết khấu cho các đại lý trung gian, tỷ lệ trích khấu hao nhằm đưa giá bán thức ăn chăn nuôi không cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực có điều kiện tương tự. Đối với những trang trại có quy mô lớn, có đủ điều kiện về vốn và khả năng quàn lý tốt cần khuyến khích tự sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng cách tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại mỗi địa phương.

- Giải pháp về an toàn vệ thú y: Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đến các trang trại lớn cần chủ động vệ sinh chuồng trại, khống chế dịch bệnh gây ra trên gia súc, gia cầm từ đó nhân rộng mô hình vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đã được Bộ NN&PTNT quy hoạch. Các cơ quan nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ vấn đề nhập lậu động vật sống và các sản phẩm động vật thông qua đường biên giới, nghiêm khắc xử lý những trường hợp nhập lậu các sản phẩm vận chuyển bàng đường tiểu ngạch. Bổ sung thêm các quy định trong công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thú y, quy trình sản xuất và môi trường chăn nuôi, xây dựng hàng rào kỹ thuật nhàm kiểm soát chặt chẽ vấn đề nhập khẩu thịt tràn lan.

- Giải pháp về nâng cấp khâu chế biến, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm thịt: Từng địa phương cần phải xây dựng, nâng cấp nhừng cơ sở giết mổ đáp ứng đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy hoạch thành vùng giết mổ tập trung và dần xóa bở những cơ sở nhở lẻ kém vệ sinh, những cơ sở chưa có công nghệ xử lý chất thải trong quá trình chế biến gây ô nhiễm môi trường.

c. Nhóm giải pháp về tắ chức sản xuất và tiêu thụ săn phẩm

-Tố chức sản xuất, chăn nuôi theo mô hình liên kết chuồi giá trị, lựa chọn những hình thức liên kết phù hợp, hiệu quả với đặc điểm của từng địa phương. Việc hình thành được mô hình chuỗi được xem là bước cải cách đột phá cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên ở nhiều địa phương các hình thức liên kết hiện mới chỉ dừng lại ờ mô hình nhỏ lẻ, thiếu sự chỉ đạo của các cấp ban ngành nên chuỗi liên kết còn lỏng lẻo và không đạt được như kỳ vọng.

- Thu hút đâu tư trong ngành chăn nuôi cũng là một trong những giải pháp thúc đấy ngành này phát triến theo hướng hiện đại, tiếp cận được những tiến bộ khoa học từ những quốc gia có nền chăn nuôi phát triền.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại các hộ gia đình vì trong thời gian ngắn chúng ta vẫn chưa thể chuyển đổi hết hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang trang trại lớn, chăn nuôi tại các nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy, cần phải hồ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng, đào tạo kiến thức chuyên sâu theo tiêu chuẩn VietGap, chăn nuôi an toàn sinh học, công nghệ cao cho các hộ nông dân.

- Tăng cường xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ trong nước và quốc tế nhằm mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

d. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp

Hội nhập quốc tế giúp doanh nghiệp và người chăn nuôi Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận với công nghệ hiện đại, từ sản xuất con giống đến trang thiết bị phục vụ

sản xuất, chế biến. Đồng thời ngành Nông nghiệp có cơ hội thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư công nghệ cao vào lĩnh vực chăn nuôi, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi...Tuy nhiên, cơ hội mờ ra thì thách thức cũng ập tới. Tại Việt Nam, thức ăn chăn nuôi chiếm tới 70% trong cấu trúc chi phí sản xuất cùa ngành chăn nuôi. Việc dễ dàng tiếp cận nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khiến cho ngành chăn nuôi nước ta chậm đổi mới, không có những bước đi đột phá để khắc phục những vấn đề còn tồn tại lâu nay. Sự thiếu chủ động trong nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ta làm gia tăng rủi ro và lệ thuộc vào giá nông sản thế giới. Do vậy, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp nên sử dụng biện pháp phòng hộ giá thức ăn chăn nuôi bằng các họp đồng tương lai để kiểm soát chi phí trong bối cảnh bất ốn như thiên tai, dịch bệnh...Trong dài hạn, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng chuồi liên kết, tăng đầu tư vào vùng chuyên canh nguyên liệu, kết nối với hộ sản xuất. Cải thiện giống, kỹ thuật chăn nuôi để tăng năng suất, giảm giá thành, tập trung nâng cao chất ượng an toàn thực phẩm. Đối với người nông dân, cần liên kết để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác

xã, chù động nắm bắt thông tin thị trường...

e. Nhóm giải pháp vê chính sách của Chính phủ.

Đối với những ngành nhạy cảm như ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuồi chế biến thịt nói riêng thì các chính sách cùa Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hồ trợ ngành đứng vững trước sức ép cạnh tranh từ bên ngoài nhưng vẫn phải đảm bảo các cam kết quan trọng trong WTO và CPTPP.

- Chính phủ cần có những giải pháp đồng bộ cả về kỹ thuật, chính sách thuế quan và quy hoạch đầu tư nhằm nâng cao giá trị chuồi cung ứng trong ngành chăn nuôi từ thị trường cung cấp con giống với chất lượng tốt và ổn định, nguồn thức ăn chăn nuôi phát triển lành mạnh và có khả năng cạnh tranh cao đến nguồn gốc thuốc thú y minh bạch, hiệu quả và được kiểm soát chặt chẽ.

- Hỗ trợ cả về kỹ thuật, nguồn vốn và tổ chức đào tạo cho các cơ sở sản xuất, chăn nuôi mô hình chăn nuôi sạch, vật nuôi tăng trưởng và phát triển tốt, đảm bảo chất lượng. Hỗ trợ sản xuất theo mô hình liên kết chuồi giá trị trong chăn nuôi, dần loại bở nhừng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thiết lập những cơ sở giết mổ công nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y.

- Tập trung bình ổn thị trường, tăng cường các biện pháp phòng dịch và phát triển nhanh các cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh. Chú trọng trong khâu kiểm

soát vật tư, trang thiết bị để tạo thói quen cho người chăn nuôi, chế biến giết mổ nói không với chất phụ gia bị, hóa chất công nghiệp có trong sản phẩm chăn nuôi.

- Hồ trợ phân phối, tiêu thụ và thành lập các kênh thu mua thịt và các sản phẩm thịt đảm bảo an toàn thực phẩm, dễ dàng truy xuất nguồn gốc để nâng cao niềm tin với người tiêu dùng. Khuyến khích các trang trại chăn nuôi lớn, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm sản xuất các loại hóa chất, chế phẩm sinh học làm nguồn thức ăn cho vật nuôi, dần dần thay thế nguồn thức ăn nhập khẩu.

- Có chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút nguồn vốn từ cả trong và ngoài nước để phát triển ngành toàn diện, nâng cao giá trị trong từng khâu sản xuất.

- Đối mới tư duy và nâng cao năng lực dự báo thông tin, quản lý thị trường, điều tiết thị trường giá cả của Nhà nước. Phân công nhiệm vụ và quy trách nhiệm

giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình điêu tiêt thị trường, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Xem xét bổ sung một số mặt hàng thịt thiết yếu như thịt

lợn, thịt gia cầm vào danh mục các mặt hàng cần được bình ổn và dự trừ quốc gia.

- Kiểm soát chặt chẽ thông qua tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật để tránh việc nhập khẩu ồ ạt các mặt hàng thịt vào Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tể, Việt Nam có quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới chính vì thế chúng ta buộc phải chấp nhận cạnh tranh với giá mặt hàng thịt nhập khẩu. Biện pháp kiểm soát ở đây là không phải là nghiêm cấm nhập khẩu mà chúng ta chỉ có thể xây dựng hàng rào kỹ thuật thật tốt để tránh tình trạng nhập khẩu tràn lan. Các cơ quan quản lý nhà nước cần cử phái đoàn đi kiểm tra thực tế quy trình sản xuất để đảm bảo nguồn cung đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng thịt.

Tóm lại, Nhà nước cần có những đột phá mới trong chính sách phát triển

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 87 - 106)