Các phương pháp định tính

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 45 - 46)

3.3.1.1. Phương pháp kế thừa

Nghiên cứu kế thừa các công trình nghiên liên quan đến tác động của các FTA đến thương mại quốc tế cùa Việt Nam, cụ thể là các nghiên cứu liên quan đến nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam như phần tổng quan tài liệu.

Trong bài nghiên cứu này, phương pháp kế thừa được thực hiện như sau: Bước thứ nhất, tìm kiếm các nội dung liên quan đến tác động của CPTPP và nhập khẩu thịt của Việt Nam để từ đó xác định và chọn lọc những nội dung cần kế thừa. Bước thứ hai, xác định phạm vi và mức độ hợp lý và có chọn lọc đế kế thừa. Bước cuối cùng là tổng hợp lại các nội dung và số liệu phân tích về CPTPP và tác động của CPTPP tới nhập khẩu mặt hàng thịt cùa Việt Nam.

3.3.1.2. Phân tích tông hợp

Nghiên cứu phân tích các nguồn tài liệu bao gồm sách báo, luận văn từ trước, phân tích những nội dung từ các nguồn.

Phương pháp tổng hợp trong bài nghiên cứu sử dụng để tổng họp các nội dung trong bài bao gồm nội dung từng chương, tổng họp các số liệu.

Dựa trên phương pháp phân tích và tống hợp nghiên đã làm rõ lý luận và thực tiễn về CPTPP, ngành công nghiệp thịt cũng như tác động của hiệp định này đến nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam từ các nước thành viên.

3.3.1.3. Phương pháp thống kê, so sánh

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để thu thập, xử lý và phân tích các số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và các quốc gia thành viên khác

trong CPTPP nhăm đánh giá tác động sau khi Hiệp định được thực thi. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự thay đối trong nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam từ các nước thành viên trước và sau khi CPTPP được ký kết. So sánh các cam kết về thuế quan lên các mặt hàng thịt của Việt Nam trong CPTPP và một số Hiệp định khác như AANZ, AIFTA, VJEPA. Dùng chỉ số so sánh hiện hữu (RCA) để xác định lợi thế so sánh của mồi quốc gia trong CPTPP về xuất khẩu mặt hàng thịt. Lý thuyết về lợi thế so sánh hiện hừu được trình bày như sau:

RCA là sử dụng để xác định mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh. RCA trong ngành k, ở nước i, trong năm t được tính như sau:

RCA = (Xik/Xwk) / (Xi/Xw) Trong đó:

Xik là tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i Xwk: Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của thế giới Xi: Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i

Xw: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.

Neu 1 < RCA < 2,5: Tỉ trọng xuất khẩu của nước i về mặt hàng k lớn hơn tỉ trọng sản phẩm đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới, do đó nước i có lợi thế so sánh về mặt hàng j trên thế giới.

Neu RCA > 2,5: Nước i có lợi thế so sánh về mặt hàng k rất cao trên thế giới. Neu RCA < 1: Nước i không có lợi thế so sánh về mặt hàng k trên thế giới.

Trong nghiên cứu RCA được sử dụng trong phạm vi các quốc gia thành viên CPTPP để xác định lợi thế so sánh về xuất khẩu mặt thịt của các nước thành viên đó vào thị trường các quốc gia khác trong CPTPP.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 45 - 46)