Đánh giá các kết quả nghiên cứu chính

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 82)

4.4. ì. Đánh giá thực trạng nhập khấu mặt hàng thịt từ CPTPP

Trước khi Việt Nam phê duyệt hiệp định CPTPP, giá trị nhập khẩu mặt hàng thịt trung bình hàng nàm trong giai đoạn từ năm 2010-2015 từ thị trường này là 27,7 triệu USD, tiếp sau đó 3 năm từ năm 2016-2018, giá trị nhập khẩu trung bình hàng năm tăng lên 42,4 triệu USD. Sau khi Việt Nam chính thức phê duyệt hiệp định

CPTPP, giai đoạn từ năm 2019-2021, giá trị nhập khẩu mặt hàng thịt trung bình hàng năm đã tăng lên tới 192,4 triệu USD. về tỷ trọng nhập khẩu, úc vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng nhập khẩu thịt cao nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước khi Việt Nam phê duyệt CPTPP, tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng thịt từ úc chiếm trung bình 75% và sau đó là Canada với 12%. Tỷ lệ này đã có thay đổi đáng kể trong giai đoạn sau từ năm 2019-2021, khi tỷ trọng nhập khẩu thịt từ Canada từng bước vươn lên chiếm 33% thị phần, khiến cho thị phàn

nhập khấu từ Úc giảm còn 61%. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự đối với New Zealand khi tỷ trọng nhập khấu thịt từ quốc gia này đã giảm từ 10% về 2% trong

giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập CPTPP. Xét về tốc độ tăng trưởng, đối với các nước hiện đã có hiệp định thương mại chung với Việt Nam ngoài CPTPP thì có tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm gần nhất (từ 2019-2021) không có nhiều chuyển biến rõ rệt. Điển hình như giá trị nhập khẩu thịt từ úc có mức tăng trưởng trung bình là 15%, thậm chí giá trị này còn bị -9% đối với thị

trường nhập khâu thịt từ New Zealand, ơ chiêu ngược lại, tôc độ tăng trường này đối với Canada là 229%, Mexico là 283%. Đây cũng là hai quốc gia mà Việt Nam chưa có hiệp định thương mại chung, dẫn tới việc cắt giảm thuế quan trong CPTPP có tác động cực kỳ lớn đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng thịt từ hai quốc gia này.

Trong cơ cấu nhập khẩu mặt hàng thịt, nhóm hàng 0202 (thịt trâu bò dạng đông lạnh) được nước ta nhập khẩu nhiều nhất từ các nước thành viên trong CPTPP (chiếm tới 53% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng thịt), tiếp đến là nhóm 0201 (thịt trâu bò dạng tươi hoặc ướp lạnh) với 14% và nhóm 0203 (thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh) với 12%. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhóm hàng 0202 vì thế mà cũng tăng nhanh nhất. Giá trị nhập khẩu trung bình 3 năm sau khi gia nhập CPTPP đã tăng hơn 68,4 triệu USD so với giá trị nhập khẩu trung bình 3 năm trước đó.

4.4.2. Đánh giá kết quá nghiên cứu định lượng thông qua mô hình SMART

Kết quả của việc nghiên cứu thực trạng nhập khẩu mặt hàng thịt từ CPTPP và việc sử dụng mô hình SMART để lượng hóa tác động thương mại do việc cắt giảm thuế quan trong CPTPP đều đem lại một kết quả thống nhất nhưng vẫn có sự sai số tương đối. Kết quả lượng hóa tác động của việc cắt giảm thuế quan trong CPTPP từ mô phỏng SMART cho thấy sự thay đổi về giá trị nhập khẩu mặt hàng thịt chưa phản ánh sát so với sự thay đổi về giá trị nhập khẩu thực tế. Trong giả định số 1, kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan trong 5 năm đầu tiên thì giá trị nhập khẩu thịt từ CPTPP chỉ tăng lên hơn 10,7 triệu USD. Nhưng khi phân tích thực trạng lại cho thấy khẩu thịt từ CPTPP đã tăng lên tới 125,6 triệu USD ngay sau 2 năm thực thi CPTPP, từ 128,7 triệu USD năm 2019 lên 254,3 triệu USD năm 2021. Tuy nhiên, mô phỏng SMART lại đưa ra xu hướng tương đối chính xác khi cho rằng Canada là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ việc xóa bỏ thuế quan trong CPTPP do quốc gia này ghi nhận giá trị xuất khẩu thịt sang Việt Nam năm 2021 tăng gần 6 lần so với năm 2019. Kết quả này được cho là phù hợp khi Việt Nam và Canada hiện chưa có hiệp định thương mại tự do nào chung, mặt hàng thịt nhập khẩu từ Canada sử dụng mức thuế MFN với thuế xuất cơ sở trung bình lên tới 20%, trong khi cam kết cắt giảm thuế quan ở nhóm mặt hàng thịt cùa Việt Nam trong CPTPP là 100% các

dòng thuê sẽ được căt giảm ngay trong năm đâu của hiệp định, mức thuê giảm trung bình là 3%.

Trong ngắn hạn, CPTPP được cho là chưa có ảnh hưởng nhiều tới nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam. Một số đối tác thành viên có giá trị nhập khẩu thịt lớn như Úc và New Zealand hiện đã có hiệp định thưong mại trước đó và thuế nhập khẩu cũng được xóa bở về 0% cho hầu hết các dòng hàng (trừ nhóm HS 02.07) từ năm 2020. Trong khi CPTPP tuy có mức cam kết cắt giảm sâu hơn nhưng lại có lộ trình dài, lộ trình lên tới 13 năm để xóa bở thuế ở nhóm HS 02.07. Quốc gia được cho là hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực là Canada, trong năm 2019 và 2020 khi mà CPTPP có hiệu lực với Việt Nam thì giá trị nhập khẩu mặt hàng thịt từ thị trường này lần là 18.5 triệu USD và 79.6 triệu USD, tăng trưởng lên tới 331%. Ngoài ra, tồng giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ các quốc gia thành viên CPTPP trong cả giai đoạn 2009-2020 chỉ chiếm 15% giá trị nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam. Các đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam vẫn là Mỹ (chiếm 29,78% tổng giá trị nhập khẩu thịt) và Ấn Độ (chiếm 22,44%). Trong đó, Việt Nam và Ấn Độ hiện đang có hiệp định thương mại chung là AIFTA, hầu hết các dòng thuế sẽ được xóa bỏ vào năm 2022 trừ một số dòng thuế thuộc nhóm 16.01 và 16.02 vẫn còn áp thuế 5%. Như vậy, với mức cam kết này cùa Việt Nam thì mặt hàng thịt nhập khẩu từ Àn Độ sẽ có cơ hội cạnh tranh cao hơn so với các quốc gia khác trong CPTPP.

Xét trong dài hạn, khi Việt Nam thực hiện đúng theo cam kết xóa bỏ thuế quan trong CPTPP, kết thúc lộ trình ở năm thứ 13, tất cả dòng thuế thuộc Chương 02 và nhóm HS 16.01 và 16.02 sẽ được điều chỉnh về 0% cho thấy CPTPP là một trong

những hiệp định có cam kết sâu rộng nhất mà Việt Nam tham gia. Theo đó, nhóm mặt hàng thịt có tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất thuộc nhóm 02.02 (chiếm 37% giá trị nhập khẩu) sẽ được xóa bỏ thuế vào năm thứ 3 của hiệp định tức là năm 2021. Canada hiện đang chiếm 7% thị phần thịt nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2020 và đứng thứ hai sau úc trong các nước CPTPP tiếp tục là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ cam kết của Việt Nam cho mặt hàng này, thuế nhập khẩu được cắt giảm đều hàng năm từ 30% cho mặt hàng thịt thuộc họ trâu bò cả con, nửa con và

thịt pha xương khác, căt giảm 21% với thịt lọc không xương. Mặc dù là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu mặt hàng này sang Việt Nam nhưng tác động của việc cắt giảm thuế quan trong CPTPP không có nhiều tác động tích cực đối với úc. Lí do là hiện tại biểu thuế nhập khẩu trong hiệp định AANZ đã về 0% cho tất cả dòng hàng thuộc nhóm 02.02. Trong khi đó, Ấn Độ đang là nước xuất khẩu đứng đầu nhóm hàng này cũng sẽ tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế quan về 0% trong năm 2022 tới đây. Như vậy, thuế nhập khẩu đồng loạt được xóa bỏ trong những năm gần đây ở các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh gay gắt đối với ngành hàng thịt nội địa. Hơn nữa, thói quen tiêu dùng thịt tươi của người tiêu dùng Việt Nam đang có nhiều chuyền biến. Người ta ý thức hơn về nguồn gốc của thịt, chất lượng và khâu kiểm duyệt vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng này. Thịt nhập khẩu trong thời gian qua đã dần chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng vì vẫn đảm bảo được chất lượng, mùi vị mà giá thành lại rẻ hơn thịt nội địa. Trong khi đó, mô hình chãn nuôi trâu, bò của Việt Nam còn manh mún, nhở lẻ đa phần là các hộ gia đình chăn nuôi tự phát với quy mô vài con trên hộ, nguồn thức ăn cho động vật khan hiếm và không có hàm lượng dinh dưỡng cao, cung không đáp ứng được cầu khiến cho giá thành trở nên đắt đỏ, kém cạnh tranh, từ đó thị trường tiêu thụ có nguy cơ bị thu hẹp dần về các chợ truyền thống thay vì được đặt trên kệ của các siêu thị, cửa hàng lớn và nguồn cung của các nhà hàng trong nước.

Đối với nhóm hàng 02.07 (thịt và phụ phẩm của gia cầm) là mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong nhóm hàng được nghiên cứu sau khi xóa bỏ thuế về 0% sẽ có những tác động nhất định đối với các đối tác khác đang phải sử dụng mức thuế tối huệ quốc (MFN) dao động từ 15% đến 40% như Mỹ

(hiện đang chiếm thị phần cao nhất khoảng 53%). Bên cạnh đó, không chỉ những quốc gia như Mỹ đứng trước nguy cơ sụt giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này

vào Việt Nam mà còn ngành chăn nuôi gia cầm trong nước cũng sè phải đối mặt với sức ép cạnh tranh với thịt nhập khẩu từ các quốc gia được xóa bỏ thuế quan. Bên cạnh đó, mặc dù phải chịu mức thuế nhập khẩu cao nhưng giá thành thịt gà của Mỹ

và Brazil còn thâp hơn giá thành chăn nuôi gà của Việt Nam. Nguyên nhân là do ngành chăn nuôi gia cầm trong nước có quy mô nhở lẻ, công nghệ hạn chế đẩy chi phí lên cao. Ngay cả như các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dabaco hay Công ty cố phần chăn nuôi c.p. Việt Nam hiện vẫn giữ hình thức chăn nuôi dựa trên nền tảng gia công và các hộ gia đình. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu từ các quốc gia thành viên CPTPP cho mặt hàng 02.07 được xem là khá khiêm tốn (chỉ chiếm 0.77% giá trị nhập khẩu) và lộ trình cắt giảm thuế quan lên tới 13 năm thì Mỷ có thể

sẽ vẫn là đối tác nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam cho mặt hàng này trong những nãm tới và ngành chăn nuôi gia cầm trong nước của chúng ta vẫn còn có cơ hội để chuẩn bị và nâng cao khả năng cạnh tranh trên chính thị trường của mình.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo hướng tích cực, CPTPP có thể sẽ mang lại những cơ hội nhất định cho ngành chăn nuôi cùa Việt Nam dưới các góc độ sau:

- Việt Nam có cơ hội tiếp cận và nhập khẩu nguồn thức ăn chăn nuôi, con giống, trang thiết bị sản xuất và một số mặt hàng nông hóa phẩm từ CPTPP với giá thành hợp lý hơn thông qua các cam kết cắt giảm thuế từ đó làm giảm chi phí sản xuất của ngành.

- Thông qua nhập khẩu để có cơ hội hợp tác và tiếp cận với công nghệ chăn nuôi và chế biến mới. Với những nước có nền chăn nuôi phát triển còn là đối tác cung cấp con giống có chất lượng tốt, có khả năng kháng bệnh cao.

- Cơ hội cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc thực thi các cam kết đã đề ra trong CPTPP như quy tác, thể chế, thủ tục xuất nhập khẩu mặt hàng thịt và tạo điều kiện thuận lợi thương mại như nhau với tất cả các quốc gia thành viên.

- Cơ hội để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển ngành chăn nuôi, xây dựng mô hình chuỗi sản xuất khép kín, linh hoạt và hiệu quả cao.

- Các doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ cạnh tranh cao buộc phải chuyển đổi mô hình, phương thức quản lý để tồn tại và bắt kịp được xu hướng phát triển chung.

4.5. Đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam

Trong những năm gần đây, thị trường chăn nuôi của Việt Nam gặp nhiều tác động tiêu cực do biến đổi cực đoan cùa thời tiết, khí hậu, dịch bệnh hoành hành xuyên biên giới dẫn tới thiếu hụt nghiêm trọng trong nguồn cung buộc chính phủ phải nới lỏng một số quy định ràng buộc thuế quan để tăng cường nhập khẩu mặt hàng thịt từ nước ngoài giúp thị trường bình ồn trở lại. Tuy nhiên, bất kỳ một cam kết nào liên quan tới mặt hàng thịt đều cần phải được xem xét kỹ lưỡng bởi vì chăn nuôi và chế biến thịt là ngành kinh tế quan trọng nhưng lại tương đối nhạy cảm trong nền kinh tế của Việt Nam. Điều này xuất phát từ một số yếu tố như đây là nguồn cung thực phẩm chủ yếu cho thị trường nội địa, là ngành tạo ra công ăn việc làm và thu nhập của một bộ phận dân cư nhạy cảm ở vùng nông thôn có thu nhập thấp, là ngành có năng lực cạnh tranh kém, thường phải chịu tác động bất lợi từ những cam kết mở cửa thị trường trong quá trình hội nhập.

Trong thương mại với các nước thành Viên CPTPP, Việt Nam đã và đang nhập siêu sản phẩm thịt động vật kể từ khi Hiệp đinh này chưa có hiệu lực. Hơn thế nữa, một số nước thành viên trong CPTPP có lợi thế rất mạnh về chăn nuôi như New Zealand và úc, là nguồn cung thịt chủ yếu cho Việt Nam nên mức nhập siêu từ các nước CPTPP trong thời gian tới sè tiếp tục gia tàng. Chính vì thế, việc lượng hóa tác động của Hiệp định CPTPP lên nhập khẩu dòng hàng thịt của Việt Nam là rất cần thiết cho nhà nước và doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết và toàn diện hơn, từ đó có những quyết sách và hành động kịp thời để ngăn ngừa rủi ro đến từ việc cắt giảm thuế quan trong hiệp định này.

Đặc biệt, khi tham gia vào Hiệp định CPTPP, ngành chăn nuôi và chế biến thịt được nhận xét là sẽ đối mặt với những thách thức như:

Thứ nhất, thách thức từ việc cắt giảm thuế quan trong CPTPP.

Trong những đối tác CPTPP có những đối tác có lợi thế rất mạnh về chăn nuôi như Australia (đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thịt), New Zealand (đứng thứ 8) và Canada (đứng thứ 9) ...Trong khi đó, theo Hội chăn nuôi, giá thành thịt trong nước đang cao hơn khoảng 25-30% so với giá thành của nhiều nước trong CPTPP. Bên

cạnh đó, mặc dù cam kêt căt giảm thuê quan trong CPTPP có lộ trình dài và Việt Nam đã làm quen với sức ép cạnh tranh từ hai đối tác lớn là Australia và New Zealand trong AANZFTA từ nhiều năm qua nhưng chúng ta vẫn đứng trước nguy cơ cao đặc biệt là đối với nhóm chăn nuôi có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Thứ hai, thách thức từ các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mặt hàng thịt và các sản phẩm từ thịt là nhóm hàng thiết yếu được tiêu thụ hàng ngày bởi đại đa số người tiêu dùng Việt Nam. Với thói quen tiêu thụ thịt nóng được mua trực tiếp tại các chợ truyền thống, một tỷ lệ lớn người dân vẫn ưa chuộng thịt nội địa thay vì thịt cấp đông nhập khẩu. Tuy nhiên, do nhừng hạn chế trong kiểm soát nguồn thức ăn cho chăn nuôi, quy trình giết mồ, chế biến và bảo quản thịt còn nhiều vướng mắc. Trong khi người tiêu dùng Việt Nam đang càng ngày quan tâm và nâng cao ý thức về thực phẩm sạch. Các sản phẩm thịt nhập khẩu từ các nước có ngành chăn nuôi mạnh trong CPTPP lại đang có ưu thế về vấn đề này, do đó cũng tạo ra sức ép cạnh tranh cho ngành hàng thịt nội địa.

Thứ ba, thách thức từ các cam kết liên quan tới sở hữu trí tuệ khiến chi phí sản xuất gia tăng.

Cam kết sở hữu trí tuệ trong CPTPP được thiết kế theo hướng gia tăng bảo hộ cho chủ sở hữu sáng chế nói chung. Trong ngành chăn nuôi là bảo hộ quyền cho những sáng chế với nông hóa phẩm. Với cam kết này, xu hướng giá của nông hóa phẩm sẽ tăng lên trong khi đây là một phần không nhỏ trong chi phí chăn nuôi của các hộ kinh doanh.

CPTPP được đánh giá là sẽ tạo ra sức ép từ nhiều khía cạnh đối với ngành

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)