Phương pháp SWOT

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 53)

- Đối với những hạn chế còn tồn tại, học viên sử dụng phương pháp “SWOT” đế đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý du lịch bền vững tại Nha Trang - Khánh Hoà đế tù’ đó đưa ra được các giải pháp khắc phục thiếu sót.

CHƯƠNG 3. THỤC TRẠNG QUẢN LÝ DU LỊCH TẠI NHA TRANG - KHÁNH HÒA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

3.1. Tông quan tiêm năng du lịch của Nha Trang - Khánh Hòa

3.1.1. Tổng quan về Nha Trang - Khánh Hòa

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Nha Trang là một thành phố ven biến và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người

Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó. Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa. Phía bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía nam giáp thành phố Cam Ranh, phía tây giáp huyện Diên

Khánh, phía đông tiếp giáp với biển. Thành phố Nha Trang có tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6km2, với 27 đơn vị hành chính cơ sở: 19 phường và 08 xã với dân số trên 393.218 người (số liệu 31/12/2010). Nha Trang có nhiều lợi thế về địa lý, thuận tiện về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế,

là cửa ngõ Nam trung bộ và Tây Nguyên nên Nha Trang có nhiều điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu và phát triển. Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.280km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km. Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt nước biển được chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tích khoảng 81,3 km2, chiếm 32,33% diện tích toàn thành phố; vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3° đến 15° chủ yếu nằm ở phía Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ chiếm 36,24% diện tích, vùng núi có địa hình dốc trên 15° phân bố ở hai đầu Bắc-Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố. Nha Trang có khí hậu nhiết đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình nãm là 26,3°c. Có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài. Mùa mưa lệch

về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 đến 20% số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 và kết thúc sớm vào tháng 11. So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (25°c - 26°C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000C),

sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão.

3.1.1.2. Đặc điểm kỉnh tế - xã hội và không gian du lịch

Sau khi được công nhận là đô thị loại I vào ngày 22 tháng 4 năm 2009 trực thuộc tỉnh, Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó. Đặc biệt trong những năm gần đây, Nha Trang phát triển mạnh mẽ và sôi động với nhiều dự án đẳng cấp tập trung ở khu vực trung tâm, nhất là dọc đường Trần Phú và Phạm Vãn Đồng. Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố diễn ra nhanh chóng, thành phố đang phát triển đúng định hướng mở rộng không gian đô thị về phía tây và phía nam để giảm quá tải cho khu vực trung tâm do tăng trưởng nóng về du lịch. Nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị mới như: Vĩnh Điềm Trung, VCN Phước Hải, Phước Long, Lê Hồng Phong I và

Lê Hồng Phong II, Mỹ Gia, An Bình Tân... đã và đang triển khai, góp phần làm đẹp thêm cho hình ảnh đô thị du lịch biển văn minh, thân thiện. Đến cuối năm 2015, TP. Nha Trang đã được phủ kín quy hoạch phân khu 1/2.000; một số khu vực thuộc các phường nội thành đã được triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Các quy hoạch, kế hoạch sừ dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị, khu chức năng đã và đang phát huy hiệu quả, đảm bảo định hướng phát triển của thành phố trong tương lai.

Nha Trang là thành phố có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực miền Trung. Đen cuối năm 2018, cơ cấu kinh tế của TP. Nha Trang đã chuyền dịch theo đúng định hướng: dịch vụ - du lịch (chiếm 66,55%), công nghiệp - xây dựng (chiếm 31,45%), nông - lâm - thủy sản (chiếm 3%); giá trị sản xuất công nghiệp đạt 24.477 tỷ đồng, tăng 7,49% so với năm 2017; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch

vụ tiêu dùng chiếm 44% toàn tỉnh; doanh thu du lịch chiếm 95% tổng doanh thu du lịch của tỉnh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn 0,92%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 89%; có 6/8 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.. Là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có nhiều đóng góp đáng kể, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Khánh Hòa. Tuy diện tích chỉ chiếm 4,84%, Nha Trang chiếm đến hơn 1/3 dân số và hơn 2/3 tống sản phẩm nội địa của Khánh Hòa. Ngoài ra Nha Trang cũng đóng góp 82,5% doanh thu du lịch-dịch vụ và 42,9% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tinh. Là trung tâm khai thác, chế biến thủy-hải sản lớn, sản lượng thủy-hải sản của thành phố cũng chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh.

Những năm qua, TP. Nha Trang đã triển khai kịp thời, đồng bộ, sâu rộng và có hiệu quả các chính sách an sinh xà hội (như y tế, giáo dục, việc làm, xóa đói giảm nghèo ...) động lực cho sự phát triến kinh tế, ốn định trật tự xã hội, nâng cao đời

sống nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm còn 30%, hơn 98% dân cư có mức thu nhập từ mức sống tối thiểu trở lên; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 1,5%/năm; có khoảng 50.000 người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên, chiếm gần 2,5% dân số. Ngoài ra, tăng cường hỗ trợ người dân ở tất cả các vùng, miền bảo đảm tối thiểu về: giáo dục, chăm sóc sức khoe, nhà ở, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, thông tin. Đồng thời, đổi mới quản lý nhà nước; hiện đại hóa, tin học hóa công tác quản lý đối tượng an sinh xã hội... Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Nha Trang - Khánh Hòa là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, về hệ thống du lịch giai đoạn 2015 - 2030, Khánh Hòa sẽ có khu du lịch quốc gia Bắc Cam Ranh (du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh, vui chơi giải trí, thể thao khám phá biển, đảo), điểm du lịch quốc gia Trường Sa (du lịch biển đảo), đô thị du lịch Nha Trang (du lịch nghỉ dường biển, vui chơi giải trí cao cấp, MICE - tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event, là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển

lãm, tố chức sự kiện). Hệ thống khu, điểm du lịch địa phương gồm: khu du lịch đầm

Nha Phu - Hòn Lao - Hòn Thị (du lịch biên, đảo), khu du lịch Dôc Lêt (du lịch biên, đảo), khu du lịch sinh thái Suối Hoa Lan (du lịch sinh thái, biến), khu du lịch sinh thái Ba Hồ (du lịch sinh thái)... Thành phố Nha Trang được định hướng phát triển thành trung tâm du lịch phụ trợ của toàn vùng duyên hải Nam Trung bộ. về sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển du lịch biển, đảo tổng hợp gắn liền với du lịch nghỉ dường biển, đảo cao cấp, thể thao biển, khám phá cảnh quan, tham quan vịnh, đảo; gắn với du lịch đô thị và du lịch MICE. Đe hỗ trợ các sản phẩm du lịch chính, Nha Trang - Khánh Hòa sẽ nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch bổ trợ như: sinh thái biển, đảo; tàu biển; tham quan di tích văn hóa - lịch sử; văn hóa ấm thực; chữa bệnh, làm đẹp; lễ hội tâm linh.

3.1.2. Tiềm năng du lịch của Nha Trang - Khánh Hòa

Nha Trang với đường bờ biển dài, nước biển trong xanh cùng nhiều bãi tắm đẹp và gần 200 đảo ven bờ hoang sơ đã được Unesco công nhận là 1 trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới đã trở thành một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn trong mắt du khách trong nước và quốc tế những năm vừa qua.

3.1.2. ỉ. Tiềm năng du lịch thiên nhiên

Tài nguyên du lịch biến: Được mệnh danh là thiên đường du lịch, Nha Trang được thiên nhiên dành cho sự ưu ái đáng ghen tị khi sở hừu bờ biển kéo dài 385 km, với hệ thống đảo gần 200 đảo lớn nhỏ ven bờ cùng số lượng lớn đảo, bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa, trong đó có rất nhiều đảo, quần đảo gần bờ có cảnh quan rất đẹp. Khí hậu Nha Trang ôn hoà quanh năm, phong cảnh hữu tình cùng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Biển Nha Trang có nhiểu bãi biển cát trắng, nước trong xanh và không có các loài cá dữ hay các dòng nước xoáy ngầm, thảm thực vật và động vật biển đa dạng phong phú.

Tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng: Bên cạnh tài nguyên du lịch biển đảo, tài nguyên du lịch hang động, suối, thác.. .ở tỉnh Khánh Hòa cũng là một trong những thế mạnh phát triển du lịch sinh thái. Với lợi thế về khí hậu, thời tiết, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái biển đảo và đặc biệt là trữ lượng tài nguyên nước khoáng, bùn khoáng khá dồi dào, Nha Trang - Khánh

Hòa có thê chủ động phát triên rât tôt du lịch nghỉ dưỡng kêt hợp với chữa bệnh. Điển hình là Suối Ba Hồ, suối Hoa Lan, suối Tiên, thác Yangbay, trung tâm suối khoáng nóng Tháp Bà và Trường Xuân, tắm bùn Trăm Trứng... Tiềm năng nước khoáng nóng ở Khánh Hòa rất phong phú và giá trị kinh tế cao. Từ năm 2005 - 2007, tỉnh Khánh Hòa đã đặt hàng Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Trung triển khai đề tài nghiên cứu khoa học học “Đánh giá kinh tế địa chất khoáng sản vật liệu xây dựng, nước khoáng và bùn khoáng trên địa bàn”. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện 22 điểm, mỏ nước khoáng silic, nước khoáng silic -

fluor với trữ lượng tổng cộng cấp B+C]+C2 là 13.152,9 m3/ngày phân bố rải rác ở Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh và Nha Trang; trong đó có có 7 điểm, mở thuộc loại nước khoáng silic, còn lại 15 điểm, mỏ là nước khoáng silic - fluor.

Tài nguyên du lịch thuộc các khu rừng đặc dụng: Diện tích rừng xung quanh khu vực Nha Trang hiện có 186,5 nghìn ha, trữ lượng gồ 18,5 triệu m3, trong đó

64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng. Rừng phòng hộ có 34%, song hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và thị xã Ninh Hòa. Độ che phủ của rừng là 38,5%, lớn nhất là ở Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Ngoài ra, Khánh Hòa còn cỏ khoảng 104ha rừng ngập mặn phân bố rải rác ở các vùng ven bờ vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu,

cửa sông Vĩnh Trường (Nha Trang), đầm Thúy Triều và vịnh Cam Ranh với khoảng 34 loài cây ngập mặn như: đước, dưng, bần trắng, mắm trắng, mắm biển. Có thể nói, khu vực Nha Trang - Khánh Hòa là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học rùng, bao gồm nhiều thành phần di cư từ nhiều luồng khác nhau từ Bắc vào Nam, có cả các hệ thực vật Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, trong đó có nhiều loài bản địa quý hiếm. Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch (1996), cả tỉnh có 1.035 loài thực vật thuộc 559 chi và 161 họ. Riêng Hòn Bà có 595 loài xếp trong 401 chi và 120 họ chiếm tới 57% số lượng loài thực vật của cả tỉnh. Sự phong phú về sinh học rừng Khánh Hòa còn đặc biệt được biết đến với sự đa dạng về nguồn gen, nối bật trong đó là cây Dó bầu (Aquilaria crassna), loài cung cấp các sản phẩm trầm kỳ nổi tiếng trong và ngoài nước. Đây là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen

động thực vật, bảo tôn sinh thái và đa dạng sinh học, vì thê có ý nghĩa rât lớn vê khoa học, kinh tế, giáo dục và du lịch.

3.1.2.2. Tiềm năng du lịch văn hóa

Khánh Hòa cũng là vùng đất có hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa khá phong phú, trong đó có nhiều di tích cấp quốc gia: Tháp Bà Ponagar, Di tích lưu niệm nhà bác học A.Yersin, vịnh Nha Trang, Hòn Chồng... Bên cạnh các điểm tham quan nối tiếng như Viện Hải dương học, chùa Long Sơn, Bảo tàng A.Yersin..Khánh Hòa còn có nhiều lễ hội đặc sắc: lễ hội Tháp Bà Ponagar, lễ hội cầu ngư, lễ hội yến sào, Festival biển...

Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cồ như: Tháp Po Nagar (còn gọi là Tháp Bà) là ngôi đền nằm trên ngọn đồi Cù Lao thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang. Đây là công trinh tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo của dân tộc Chăm anh em, được xây dựng tù’ thế kỷ VII đến thế kỷ XI. Thành cổ Diên Khánh- nàm trên địa phận thị trấn Diên Khánh, cách trung tâm thành phố Nha Trang hơn 10 km về phía Tây. Thành được Chúa Nguyễn xây dựng từ năm 1793, kiến trúc theo kiểu thành tri quân sự Vauban (Pháp) nhàm tạo một vành đai phòng ngự kiên cố bảo vệ phía Nam. Khu vực Thành cũng chính là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa (1802 - 1945). Chùa Long Sơn tọa lạc dưới chân đồi Trại Thuỷ, trên khu đất số 22 đường 23 -10, phía Nam thành phố Nha Trang. Đây là ngôi chùa có quy mô lớn nhất trong 20 ngôi

chùa ở Nha Trang và cũng là một trong những thắng cảnh nồi tiếng. Chùa được khai sơn vào cuối thế kỷ XIX và được xây dựng mới theo quy mô như hiện nay vào năm 1940 với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tuy mang đậm dấu ấn thời hiện đại, nhưng vẫn giữ được vẻ tĩnh mịch nơi cửa Phật. Trên đỉnh núi là tượng Kim Thân Phật Tổ, cao 24 m, xây năm 1964-1965 và được bảo tồn cho đến ngày nay v.v... Đây đặc trưng của văn hóa Nha Trang - Khánh Hòa mà không nơi nào có được.

Lễ hội văn hóa dân gian: Nha Trang là thành phố có lịch sử lâu đời, không chỉ nổi tiếng bởi những bãi biển đẹp nổi tiếng và sôi động của thành phố biển, Nha Trang còn thu hút du khách cả trong và ngoài nước bởi những lễ hội truyền thống

văn hóa đặc sắc. Có 4 lễ hội nổi tiếng cùa Nha Trang đó là Lễ hội Tháp Bà - lễ hội mang màu sắc tôn giáo lớn nhất tại Nha Trang không thể thiếu đuợc lễ hội Tháp Bà Pônagar hay còn gọi là lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mầu hay lễ vía Bà được tổ chức vào 20 - 23/3 âm lịch; Lề hội cầu Ngư - được diễn ra hàng năm (tại chùa Òng thành phố NhaTrang) nhằm tạ ơn thần biển, cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc

sống người dân sung túc là không thể thiếu; Lễ hội Đen Hùng - lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tở lòng biết ơn của con dân đối với các vua Hùng đã có công dựng nước và đã dạy dân trồng lúa; Lễ hội Am Chúa Nha Trang - lễ hội là dịp đề người dân Khánh Hòa nói riêng và người dân Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)