Kinh nghiệm quản lý du lịch theo hướng bền vững trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 40)

Du lịch là một ngành kinh tế tống hợp với những đặc điểm khác biệt với những ngành kinh tế khác. Trong đó, đặc điểm nổi bật là sự phát triển của nó phụ thuộc rất đáng kể vào tài nguyên du lịch của từng khu vực. Do vậy để tìm ra được những nền tảng phục vụ mục tiêu lâu dài là quản lý du lịch theo hướng bền vững, mỗi vùng, lãnh thổ, quốc gia phải bám sát đặc điểm tự nhiên, dân cư của mình để đưa ra các quyết định phù hợp.

1.3.1. Phát tríên du lịch văn hóa di sản Huê

Huế là cố đô duy nhất ở Việt Nam còn bảo luu được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật Cung đình. Với một kho tàng di sản vàn hóa phong phú, có giá trị và tầm vóc quốc tế, trong đó có 2 di sản văn hóa thế giới, Huế là điểm đến quan trọng trong các hành trình du lịch di sản của du khách. Ngành du lịch Thừa Thiên - Huế đã có những giải pháp thiết thực, mang tính lâu dài để phát huy bền vững tiềm năng, lợi thế tài nguyên cho phát triển du lịch. Trong đó, công tác bảo tồn di sản được thực hiện rất tích cực, thường xuyên, có tính chiến lược với nhiều giải pháp cụ thể như đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích, bảo tồn và vinh danh văn hóa phi vật thể, tôn tạo cảnh quan môi trường quanh các khu di sản, họp tác quốc tế, ứng dụng thành tụu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực. Duy trì mối quan hệ tưong tác cùng phát triển lâu bền giữa hoạt động du lịch và công tác bảo tồn di sản: Bảo vệ di sản truyền thống để thu hút và phục vụ phát triển du lịch văn hóa đồng thời thông qua hoạt động du lịch để giới thiệu, phát huy giá trị di sản và sử dụng nguồn thu từ du lịch trực tiếp đầu tư trở lại cho bảo tồn di sản. Công tác bảo vệ môi trường du lịch nhìn chung được chính quyền địa phương và ngành du lịch rất quan tâm trong quá trình triển khai các dự án đầu tư, các hoạt động du lịch. Ngành du lịch cũng đã có nhiều giải pháp xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng như du lịch làng nghề, du lịch nhà vườn..., xây dựng nhiều cơ chế, chính sách khá hiệu quả thu hút nguồn lực xã hội, huy động sự tham gia của cộng đồng, lắng nghe ý kiến cộng đồng và các ý kiến phản biện trước khi quyết định đầu tư, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, khách du lịch, cộng đồng trong phát triển du lịch.

1.3.2. Quản lý du lịch bền vững ở đảo Nanti - Hàn Quốc

Đảo Nami thuộc thành phố Chuncheon, Hàn Quốc. Hòn đảo này thực tế đã từng có nhiều thành công về mặt kinh tế trong hoạt động du lịch suốt hơn 20 năm. Tuy nhiên, do các yếu tố văn hóa và môi trường, sinh thái ít được chú trọng trong quá trình khai thác và tồ chức du lịch, đến năm 1990 môi trường du lịch trên đảo suy thoái nghiêm trọng, lượng khách theo đó cũng suy giảm nhanh chóng. Năm 2002, Nami tiến hành cải tạo lại môi trường sinh thái và khôi phục hình ảnh du lịch cùa đảo với nhiều biện pháp cụ thể:

+ Phục hôi hệ sinh thái: Ban quản lý đảo đã tiên hành một loạt các hoạt động cải thiện môi trường sinh thái như xử lý việc chôn lấp rác thải bất hợp pháp; quy hoạch • lại• diện tích cây xanh, thả • X các thú tự• nhiên bị nuôi• nhốt để tái tạo••lại môi trường sống tự nhiên vốn có của đảo. Tổ chức cho khách cũng như cộng đồng địa phương tham gia các hoạt động trồng cây, trồng rừng và gắn biến tên. Xây dựng trung tâm tái chê rác thải cho mục đích cải tạo môi trường. Quan trọng hơn, đảo đã thành công trong việc tuyên truyên, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và đưa văn hóa tái chế trở thành biểu tượng được ghi nhận.

+ Phát triên văn hóa: Một chiên lược bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đã được xây dựng và thực hiện. Nhiều khu vực, tòa nhà được chuyển đổi mục đích sử dụng đê mở rộng không gian văn hóa và nghệ thuật, giúp du khách có cơ hội khám phá, trải nghiệm nghệ thuật dân gian truyền thống của địa phương.

+ Huy động sự tham gia của cộng đông: Thu hút cộng đông bản địa tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội, cung cấp hàng lưu niệm thú công phục vụ du khách; chú trọng vai trò của cộng đông trong các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái.

4- Họp tác, liên kêt phát triên du lịch, tăng cường quảng bá: Tạo không gian đê nhiều tổ chức quốc tế sử dụng cho các sự kiện thường xuyên như trại hè, sân chơi văn hóa...; xây dựng và nỗ lực mở rộng mạng lưới liên kết quốc tế; tích cực quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức như đăng cai sự kiện, hỗ trợ sản xuất các bộ phim ăn khách với bối cảnh trên đảo, thực hiện nhiều sáng kiến quảng bá độc đáo khác.

Những nô lực tái tạo lại môi trường du lịch đã đưa Nami trở lại vị trí vôn có của nó là một trong những điểm đến du lịch tiêu biểu của Hàn Quốc, số khách du lịch gia tăng hàng năm và quan trọng hơn, các khảo sát cho thấy, hầu hết du khách đều hài lòng và mong muốn quay trở lại, cộng đồng địa phương cũng được chia sẻ thỏa đáng lợi ích từ du lịch, môi trường sinh thái, văn hóa địa phương tiêp tục được bảo

1,3.3. Quăn lỷ du lịch bên vững tại Đài Loan

Tại Đài Loan, từ khi gia nhập Tô chức thương mại thê giới (WTO), nhiêu sản phẩm bị cạnh tranh bởi thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật. Nông dân bắt

đầu việc mở rộng sang một lĩnh vực tạo thu nhập mới bằng việc chuyển đất sản xuất của họ sang du lịch và nông trại giải trí. Du lịch giải trí tại nông thôn đã trở thành một hình thức quản lý nông nghiệp mới ở Đài Loan đã giúp nông dân bức phá qua những khó khăn trước mắt do quy mô sản xuất nhỏ. Hai mục tiêu chính cho loại hình này là phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho cộng đồng và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Nhằm đảm bảo cho người dân và người kinh doanh thu được lợi nhuận từ chính mô hình này, Hội phát triển nông trại nghĩ dưỡng Đài loan được thành lập vào năm 1998 với mục tiêu là duy trì văn hóa nông thôn, kết hợp giữa

nguồn tài nguyên nông nghiệp và du lịch nghĩ dưỡng, giáo dục, hiệp hội này đã trở thành cầu nối giữa người sản xuất, người kinh doanh, chính phũ, giáo dục và du

lịch. Qua nhiều năm phối hợp hoạt động, có thể nói rằng ngành công nghiệp này đã có sự kết hợp thành công. Nó đã không chỉ cung cấp một môi trường lý tưởng cho du lịch sinh thái, thúc đẩy ngành thực phẩm cho sức khỏe và thực phẩm hữu cơ mà còn tạo nên nét văn hóa đặc thù cho việc phát triển các làng nghề nông thôn và tiếp tục phát triển các thế hệ sau. Trong nỗ lực đó, du lịch nghĩ dưỡng đã tiếp nhận hơn

10 triệu du khách. Hơn 100 tỷ Đài tệ (gần 600 ngàn tỷ VN Đồng) và 20,000 công việc mới được tạo ra hàng nàm.

Theo như Cơ quan quản lý nông nghiệp Đài Loan (Council of Agriculture of Taiwan- COA) khoảng 2.000 ha đất đã chính thức chuyển qua nông trại và hơn 180 nông trại phục vụ cho giải tri đã được thành lập. Ngành này đã góp phần thu hút con số tăng trưởng của ngành du lịch, đặc biệt tạo sản phẩm nông nghiệp để làm quà cho du khách giúp gia tăng lợi nhuận ngành công nghiệp. Sự phát triển của những “cửa hàng sản phẩm” với mục tiêu trưng bày nhũng công nghệ, thiết kế và đặc điểm của sản phẩm đặc trưng của địa phương. Hàng năm cơ quan nông nghiệp Đài loan đã tổ chức những hội chợ hàng hóa nông nghiệp, đề giới thiệu những sản phẩm cải tiến chất lượng và bao bì. Theo COA, giá trị sản phẩm đầu ra của các cửa hàng này gồm có rựu, gạo chất lượng cao, sản phẩm từ tre, và những sản phẩm giá trị cao từ vật nuôi và thủy sản sẽ đạt khoảng 12,3 tỷ Đài tệ (khoảng 7.195,5 tỷ VNĐ) vào năm 2012. Hơn nữa, 4.500 cơ hội việc làm sẽ được tạo bởi ngành công nghiệp trong 4

năm. Những loại hình du lịch giải trí nông thôn của Đài loan gôm các loại hình chủ yếu như trãi nghiệm nghĩ dưỡng, trãi nghiệm giải trí, trãi nghiệm hương vị, khám phá những hiểu biết mới.

1.4. Một số kinh nghiệm có thể rút ra cho Nha Trang - Khánh Hòa

Từ mô hình quản lý du lịch bền vững của các địa phương trong nước và quốc tế có thể rút ra những kinh nghiệm thực tế nhằm quản lý du lịch bền vững cho Nha Trang - Khánh Hòa như sau:

- Tài nguyên du lịch là lợi thế rất quan trọng của phát triển du lịch nhưng việc khai thác quá mức vì mục tiêu kinh tế tất yếu dẫn đến nhanh chóng cạn kiệt nguồn lực này, điều đó làm cho du lịch không thể phát triển bền vững.

- Để quản lý du lịch theo hướng bền vừng, đồng thời với việc khai thác tài nguyên du lịch chính quyền và cơ quan quản lý có liên quan tại các địa phương cần có các giải pháp bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch quan trọng như cảnh quan thiên nhiên, các công trình và di sản văn hóa cùa địa phương.

- Các mô hình du lịch bền vững đều dựa trên sự quàn lý và quy hoạch hợp lý của địa phương.

Quản lý du lịch theo hướng bền vững phải trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững; phân tích, đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; luận chứng phù họp các phương án phát triển du lịch bền vững, cân đối giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và phải

có tính ốn định lâu dài. Có sự triển khai nghiêm túc, nhất quán, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch tù’ các cơ quan quản lý Nhà nước tới toàn xã hội.

- Đe quản lý du lịch theo hướng bền vững, các địa phương cần thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực • •và chiến lược phát1 •triển du lịch dài hạn.

- Vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư liên quan đến các tài nguyên du lịch địa phương cần được đảm bảo đầy đủ, nghiêm túc và tích cực.

Cộng đồng địa phương nơi có điểm du lịch phải được tham gia, được ghi nhận ý kiến trong quá trinh xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách về du lịch có liên quan trực tiếp đến cộng đồng; được bảo đảm các quyền lợi cả trong quá trình xây

dựng và thực hiện các dự án du lịch (được bôi thường thỏa đáng khi bị ảnh hưởng, được hỗ trợ, tạo điều kiện về sinh kế, ổn định cuộc sống); được ưu tiên khi tham gia tuyển dụng lao động cho các hoạt động du lịch trên địa bàn, được tham gia và chia

sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, được đảm bảo môi trường sống bằng hoặc tốt hơn so với trước khi có hoạt động du lịch trên địa bàn; có trách nhiệm trực tiếp góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa.

- Có chính sách liên kết, hợp tác để xây dựng chuồi các dịch vụ có chất lượng hợp lý từ vui chơi giải trí, nghi ngơi, ăn uống... tại các khu du lịch tập trung để thu hút khách du lịch và tăng thu nhập từ các dịch vụ đó cho địa phương và doanh nghiệp.

- Quảng bá, tuyên truyền những sản phẩm, địa danh nối tiếng có thương hiệu của du lịch địa phương là giải pháp quan trọng để thu hút khách du lịch bền vững.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1. Phương pháp thu thập thông tin, sô liệu

2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn là những tài liệu, số liệu đã được công bố và được lựa chọn sử dụng vào mục đích minh họa, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngành du lịch. Nguồn này xuất phát từ các cuốn sách, giáo trình, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu đã xuất bản,

luận văn và luận án nghiên cứu về các khía cạnh trong ngành du lịch, niên giám thống kê của Tổng cục thống kê và niên giám thống kê của tỉnh Khánh Hòa, tài liệu trên internet; các tài liệu, bài viết và báo cáo của Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa; các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch, nghị quyết, quyết định, tư liệu,... của các sở ban ngành như Sở du lịch; Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền thông. Những số liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào xử lý, phân tích, tổng hợp nhằm rút ra những đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học phục vụ cho nội dung luận văn.

2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đe đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính

sẽ là phương pháp mà tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý, dân cư địa phương, điều tra khảo sát đánh giá doanh nghiệp, khách du lịch. Nghiên cứu định lượng sẽ là sử dụng mô hình hồi quy trên phần mềm SPSS 20 hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp. Tác giả tiến hành thu thập dừ liệu sơ cấp bằng phiếu khảo

sát kết hợp với phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu mà minh hướng đến. Lấy mẫu dựa trên tiêu chuẩn của Bollen (1989) (theo nguyên tắc của Bollen, đế đảm bảo việc phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) đạt kết quả tốt nhất thi cần phải có ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số lượng quan sát không nên dưới

100). Mục tiêu điều tra chọn mẫu là để thu thập ý kiến đánh giá của của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, khách du lịch về chất lượng du lịch tại các địa điếm tham quan du lịch của địa phương. Do đó việc tác giả sử dụng phiếu điếu tra trên

diện rộng đê thu thập những nhận định và đánh giá cùa các đôi tượng điêu tra dựa trên các tiêu chí như tiêu chí đánh giá các hoạt động du lịch theo hướng bền vững, mức độ thoa mãn cùa khách du lịch, công tác tố chức các hoạt động du lịch, công tác quản lý các hoạt động du lịch tại địa phương theo hướng bền vững... là vô cùng cần thiết.

Xây dựng phiếu điều tra: Việc khảo sát được thực hiện ở thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa. Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở lựa chọn nội dung tiêu chí đánh giá các hoạt động du lịch theo hướng bền vừng đối với từng hoạt động. Sự đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, khách du lịch thông qua trả lời các câu hỏi xoay quanh các nội dung về tiêu chí tổ chức các hoạt động du lịch từ quy trinh tổ chức, chỉ tiêu đánh giá bền vững, công tác quản lý nói chung, sự liên kết các hoạt động du lịch.

- Đối tượng khảo sát gồm các cơ quan quản lý nhà nước; khách du lịch; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng - khách sạn và cơ sở dịch vụ khác, dân cư địa phương trên địa bàn thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa.

+ Đối với cán bộ quản lý nhà nước: tác giả tiến hành phát phiếu điều tra cho cơ quan quản lý nhà nước thành phố Nha Trang, chọn mẫu phân tầng bao gồm: Sở văn hóa, thể thao và du lịch; phòng văn hóa, thông tin; ban quản lý các điểm khu du

lịch. Thời gian học viên tiến hành khảo sát: từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)