Môi trường thể chế và chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 80)

3.3. ỉ. ỉ. Hệ thống quy hoạch, chính sách của nhà nước và chinh quyền địa phương

Nha Trang - Khánh Hòa từ lâu là một trong những khu vực trọng điếm của cả nước về du lịch, nhận được sự quan tâm, đầu tư rất lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đã có những chính sách phát triển và định hướng tương lai cụ thể được ban hành như sau: “Quyết định số 251/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xà hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020”; “Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 24/7/2017 của Tỉnh uỷ Khánh Hòa, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”; “Quyết định số 1396/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2025”; “Quyết định số 1456/QĐ - TTg, phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040” v.v

Qua các kêt quả điêu tra và khảo sát các cán bộ quản lý nhà nước tại Nha Trang - Khánh Hòa về quản lý du lịch theo hướng bền vững thông qua các tiêu chí như: Xây dựng mô hình du lịch, phân khu dịch.vụ du lịch, phân khu dịch.vụ hỗ trợ và quản lý tuyến, điểm du lịch (Bảng 3.13), có thể thấy trên 60% số cán bộ được hỏi đều đưa ra những đánh giá tốt về chính sách quy hoạch phát triển du lịch hiện nay.

Bảng 3.7. Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển du lịch

Đơn vị tỉnh: %

Tiêu chí đánh giá Rất tốt Tốt Trung

bình Kém Rất kém

Xây dựng mô hình du lịch 10,3 66,5 19,7 3,5 0

Phân khu dichvu• • •du lich 11,7 59,6 23,8 4,9 0 Phân khu dich• • • vu hỗ trơ 11,8 58,2 25,2 4,8 0 Quản lý tuyến, điếm du lịch 12,8 67,8 17,9 1,5 0

\ 9 F \

(Nguôn: Tông hợp phiêu điêu tra)

Đối với những tác động của chính sách phát triển du lịch khi tiến hành điều tra và khảo sát các doanh nghiệp theo các tiêu chí đánh giá như: Môi trường thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, quảng bá, xúc tiến du lịch (Bảng 3.14) v.v thì chính sách cũng được các doanh nghiệp hết sức đồng tình và ủng hộ.

Bảng 3.8. Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách phát triển du lịch

Đơn vị tính: %

nri • A. 1 r -» r • r

Tiêu chí đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

Môi trường thu hút đầu tư 16,3 66,5 17,2 0 0

Phát triên nguôn nhân lực 9,7 59,6 30,7 0 0

Phát triển các loại hình,

sản phâm du lịch 11,8 58,2 30 0 0

Quảng bá, xúc tiến du lịch 12,8 67,8 19,4 0 0

Quản lý, bảo tồn và phát

triên nguồn tài nguyên du

lich• 13,5 71,3 15,2 0 0 Hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và du khách 14,3 84,1 1,6 0 0

Đảm bảo ôn đinh chính tri, an ninh quốc phòng và trật tư • an toàn xã hôi•

15,07 79,1 5,83 0 0

5---ọ --- 7—---T

(Nguôn: Tông họp kêt quả điêu tra)

Còn về phía người dân địa phương khi được phỏng vấn, họ cũng cho rằng các chính sách của Nhà nước và địa phương là phù hợp đối với thực trạng của thành phố hiện nay và trong tương lai.

3.3.1.2. Sự phối họp giữa các ban ngành trong quản lỷ du lịch

Công tác quản lý Nhà nước đối với ngành du lịch của thành phố hiện nay đã có hệ thống và đi vào chiều sâu. Sự phối hợp lan tỏa từ chính quyền tới nhân dân, từ các sở ban ngành tới các doanh nghiệp. Đe công tác quản lý được chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành “Quy chế phối hợp trong công tác quản lý các hoạt động du lịch tại Nha Trang” theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao nhằm bảo tồn, khai thác hợp lý, hiệu quả và phát triền bền vững các giá trị của thành phố Nha Trang. Các nội dung phối hợp bao gồm: Xúc tiến quảng bá di

sản; Khắc phục sự cố, ô nhiễm, suy thoái môi trường; Quản lý di sản, đầu tư xây dựng công trình phục vụ công tác bảo tồn và phát huy di sản; kiếm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học vịnh Nha Trang; Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trên vịnh Nha Trang.

3.3.1.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý du lịch

Qua các kết quả điều điều tra khảo sát, có thể thấy được rằng Nha Trang - Khánh Hòa tuy đã có được sự tham gia của cộng đồng và các bên có liên quan trong quản lý du lịch nhưng vai trò của cộng đồng vẫn còn rất hạn chế và chưa tạo ra được những bước tiến lớn. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch ở hiện tại và trong tương lai, chính quyền thành phố cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc khuyến khích người dân tham gia tích cực vào công tác quy hoạch và quản lý du lịch.

3.3. ỉ. 4. Môỉ trường kinh doanh của địa phương

Nha Trang là nhân tố chi phối gần như toàn bộ môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa. Những năm qua thành phố không ngừng nỗ lực cải thiện và thay đồi để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định nhàm thu hút đông đảo các doanh nghiệp từ các nơi tham gia đầu tư kinh doanh và phát triển du lịch. Chúng ta có thề thông qua tình hình tăng trưởng kinh tế và thu

ngân sách cùa thành phô (Bảng 3.15) đê có được cái nhìn rõ ràng hơn vê môi trường kinh doanh mà thành phố tạo ra đã mang lại hiệu quả tích cực như thế nào.

Bảng 3.9. Tình hình kình tế và thu ngân sách của Nha Trang - Khánh Hòa

giai đoạn 2010 - 2019

ỹ--- ---7

Năm Tổng thu ngân sách (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

2010 8.200 11 2011 9.250 11,5 2012 9.753 8,5 2013 11.530 8,3 2014 15.338 8,5 2015 12.707 6,8 2016 18.073 49,8 2017 20.084 11 2018 21.875 7,9 2019 19.047 7,4

(Nguôn: Cục thông kê tính Khánh Hòa)

Với sự ổn định về kinh tế - xã hội, đây sẽ là điều kiện tốt nhất giúp cho Nha Trang - Khánh Hòa tiếp tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiện toàn bộ máy, tạo môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư đế tổ chức phục vụ phát triển du lịch và đưa ngành du lịch tiến lên theo con đường bền vững.

3.3.2. Các dịch vụ hỗ trợ liên quan

3.3.2.1. Cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Tỉnh Khánh Hoà nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hoà lại nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam. Đó là lợi thế để Nha Trang có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa.

- Mạng lưới giao thông đường bộ: Nha Trang là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là đô thị có sự phát triển mạnh về hạ tầng giao thông đô thị

khá đông bộ. Theo thông kê, hiện nay thành phô có trên 898 tuyên đường, trong đó 280 tuyến đường do thành phố quản lý với tống chiều dài là 115,64 km; đường tỉnh 7 tuyến với tổng chiều dài 41,377 km; đường liên xã có 11 tuyến với tổng chiều dài 29,47 km; đường hẻm nội thành 619 tuyến, tổng chiều dài 174 km. Để kết nối với các địa phương khác, Nha Trang có quốc lộ 1A chạy qua ngoại thành theo hướng Bắc Nam, đoạn qua địa bàn thành phố dài 14,91 km và Quốc lộ 1C nối trung tâm thành phố với quốc lộ 1A, có chiều dài 15,08 km.Ngoài ra còn có đại lộ Nguyễn Tất Thành nối thành phố Nha Trang với sân bay quốc tế Cam Ranh và đường Võ Nguyên Giáp nối Nha Trang với đường 723 (nay là Quốc lộ 27C) đến thành phố Đà

Lạt. Trong tương lai, để bắt kịp với tốc độ phát triển thành phố đang không ngừng hoàn thiện và phát triển mạng lưới giao thông kết nối với các vùng miền trong cả nước, ví dụ như đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) một số khu vực thuộc Khu trung tâm đô thị Thương Mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang và các tuyến đường, nút giao thông kết nối đã được phê duyệt theo

Quyết định số 2056/QĐ-ƯBND ngày 17/7/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khung khu vực sân bay với hạ tầng của các dự án quy hoạch kế cận. Đảm bảo hệ thống giao thông liên kết thông suốt toàn bộ khu vực. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu vực sân bay Nha Trang.

- Đường sắt: Nha Trang nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam với tổng chiều dài đường sắt đi ngang qua thành phố là 25 km thuận lợi cho việc liên kết với các tỉnh còn lại của Việt Nam. Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, tất cả các tuyến tàu lửa Thống Nhất đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SNT1-2, SNT3-4, SQN1-2 và

chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang. Ngoài ga Nha Trang thành phố còn có 1 ga phụ là Ga Lương Sơn, nhưng ga này ít khi đón khách .

- Mạng lưới giao thông đường thủy: Thành phố có nhiều bến cảng phục vụ cho nhu cầu đi lại bằng đường thủy. Trong đó cảng Nha trang là một cảng biển tương đối lớn nằm trong vịnh Nha Trang với độ sâu trước bến 1 l,8m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải lớn đến 20.000 DWT và tàu khách du lịch cỡ lớn.

Cảng được sừ dụng như một cảng đa chức năng phục vụ vận chuyên hành khách và hàng hóa, là đầu mối vận chuyến hàng hóa và hành khách quan trọng bằng đường biển của thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hoà nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung. Các cảng nhở khác bao gồm cảng Hải Quân: phục vụ học tập cho Học viện Hải Quân và huyện đảo Trường Sa. Cảng cá Hòn Rớ phục vụ cho ngành khai thác thúy sản và chợ hải sản đầu mối Nam Trung Bộ. Ngoài ra, Nha Trang còn có một số cảng phục vụ du lịch như cảng du lịch cầu Đá, cảng du lịch Phú Quý, cảng du lịch Hòn Tre.

- Mạng lưới giao thông đường hàng không: Nha Trang hiện nay sử dụng cảng hàng không quốc tế Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách thành phố khoảng 35 km, cách TP. Cam Ranh ÍOkm về phía Nam. Ngày 16/08/2007, Chính phủ đã ra Quyết định nâng cấp Cảng hàng không Cam Ranh trở thành Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh và được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đảm bảo khai thác tốt các loại máy bay hiện đại. Năm 2015, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đà đón hơn 2,7 triệu lượt hành khách, vượt công suất thiết kế so với nhà ga hiện hữu

(công suất thiết kế đón 2 triệu lượt khách vào năm 2020). Do đó, tháng 09/2016, nhà ga hành khách mới tại Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh đà được khởi công xây dựng với thiết kế mang vẻ đẹp của chiếc tổ yến, tổng diện tích 50.500 m2 sàn,

bao gồm: 2 cao trình đi/đến tách biệt; 80 quầy làm thủ tục; 10 cửa ra tàu bay; các khu chức năng, kinh doanh dịch vụ, sân đồ xe ô tô, đường giao thông ra vào ga đồng bộ... Dự kiến đến năm 2030, nhà ga mới sẽ đón 8 triệu khách/năm. Theo quy hoạch đà được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh có khả năng tiếp nhận các loại máy bay Airbus 320, 321, 300-600, Boeing 767, 777, 747 và tương đương; sử dụng 2 đường cất, hạ cánh. Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh đã và đang mở rộng các đường bay quốc nội, quốc tế. Hiện có khoảng 16 hàng hàng không đang khai thác các đường bay trong nước và quốc tế. các tuyến bay quốc nội đến: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh, Hải Phòng, Đà Nằng, Thanh Hóa, Huế...; tuyến bay quốc tế: Nga, Hàn Quốc, Hồng Kông, Quảng Châu, Thành Đô...

b) Hệ thông cung câp điện

Hiện nay Nha Trang - Khánh Hòa đang được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua các nguồn chính như từ đường dây 500KV thông qua trạm 500/220/110KV Plâyku. Trạm cấp điện cho đường dây 220KV Plâyku- KrongBuk- Trạm 220KV Nha Trang; từ nhà máy thủy điện Đa Nhim, Sông Hinh, hệ thống lưới điện được truyền tải, phân phối thông qua các trạm 220KV, trạm 110KV cũng như hệ thống các trạm biến áp công suất nhỏ hơn. Hiện tại lưới điện hạ thế ở khu vực thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh là tương đối hoàn chinh nên chất lượng điện áp tương đối tốt. Tuy vậy, lưới điện hạ thế ở khu vực các huyện khác còn đơn giản

chưa tuân thủ theo chiến lược. Đây sẽ là vấn đề cần tiếp tục giải quyết để phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh.

c) Hệ thống cấp, thoát nước - Hệ thống cấp nước

Thời gian qua, Nhà máy nước Khánh Hòa đã có nhiều nỗ lực đầu tư mở rộng công suất để cung cấp nước cho đô thị Nha Trang và vùng phụ cận. Đen nay, tổng công suất cấp nước của nhà máy đã lên đến 140.000m3/ngày đêm với 3 nhà máy chủ lực là: Võ Cạnh 110.000m3/ngày đêm; Xuân Phong 15.000m3/ngày đêm và

Suối Dầu (liên danh với Công ty cố phần Nước và Môi trường Việt Nam) giai đoạn 1: 15.000m3/ngày đêm, phục vụ hơn 134.000 hộ khách hàng TP. Nha Trang và huyện Diên Khánh. Mạng lưới cấp nước đã vươn ra các vùng ven; các khu vực gặp khó khăn về nước cũng lần lượt được phục vụ. Hiện tại, hệ thống đường ống cấp nước có tồng chiều dài hơn 1.150km, bao phủ toàn bộ xã, phường TP. Nha Trang và một phần huyện Diên Khánh. Nhà máy có 8 trạm bơm tăng áp, 3 trạm châm Clo bố sung cho các khu vực xa như: Vĩnh Hòa, Vĩnh Lương, Phước Đồng... Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn nước đủ lưu lượng và áp lực, hàng năm, nhà máy còn lập kế hoạch đầu tư cải tạo, thay thế các tuyến ống cũ xuống cấp. Nhờ thế, người dân các vùng ven hay thôn đảo vẫn có thể dùng nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế với giá rẻ. Tuy có nhiều nỗ lực song đến nay, một số khu vực vẫn chưa thể tiếp cận với nguồn nước sạch do nhà máy cung cấp. Thời gian tới, nhà máy sẽ cùng cổ đông xây

dụng Nhà máy nước Son Thạnh tại xã Diên Thọ (Diên Khánh), công suât giai đoạn 1 là 50.000m3/ngày đêm; đồng thời đầu tư mới tuyến ống DN 700 dọc đường Võ Nguyên Giáp và các khu đô thị tây Nha Trang; tiếp tục chống thất thoát nước, cải tạo nhà máy và đường ống cũ để phục vụ tốt hon nguồn nước sạch cho cộng đồng

- Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường

Tới thời điểm hiện tại, hệ thống thoát và thu gom nước thải tại Nha Trang đã được đầu tư nâng cấp tuy nhiên hệ thống hố gom, cống thoát nước thải của thành phố vẫn luôn trong tình trạng bị quá tải, hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)