Một số kinh nghiệm có thể rút ra cho NhaTrang Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 44)

Từ mô hình quản lý du lịch bền vững của các địa phương trong nước và quốc tế có thể rút ra những kinh nghiệm thực tế nhằm quản lý du lịch bền vững cho Nha Trang - Khánh Hòa như sau:

- Tài nguyên du lịch là lợi thế rất quan trọng của phát triển du lịch nhưng việc khai thác quá mức vì mục tiêu kinh tế tất yếu dẫn đến nhanh chóng cạn kiệt nguồn lực này, điều đó làm cho du lịch không thể phát triển bền vững.

- Để quản lý du lịch theo hướng bền vừng, đồng thời với việc khai thác tài nguyên du lịch chính quyền và cơ quan quản lý có liên quan tại các địa phương cần có các giải pháp bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch quan trọng như cảnh quan thiên nhiên, các công trình và di sản văn hóa cùa địa phương.

- Các mô hình du lịch bền vững đều dựa trên sự quàn lý và quy hoạch hợp lý của địa phương.

Quản lý du lịch theo hướng bền vững phải trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững; phân tích, đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; luận chứng phù họp các phương án phát triển du lịch bền vững, cân đối giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và phải

có tính ốn định lâu dài. Có sự triển khai nghiêm túc, nhất quán, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch tù’ các cơ quan quản lý Nhà nước tới toàn xã hội.

- Đe quản lý du lịch theo hướng bền vững, các địa phương cần thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực • •và chiến lược phát1 •triển du lịch dài hạn.

- Vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư liên quan đến các tài nguyên du lịch địa phương cần được đảm bảo đầy đủ, nghiêm túc và tích cực.

Cộng đồng địa phương nơi có điểm du lịch phải được tham gia, được ghi nhận ý kiến trong quá trinh xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách về du lịch có liên quan trực tiếp đến cộng đồng; được bảo đảm các quyền lợi cả trong quá trình xây

dựng và thực hiện các dự án du lịch (được bôi thường thỏa đáng khi bị ảnh hưởng, được hỗ trợ, tạo điều kiện về sinh kế, ổn định cuộc sống); được ưu tiên khi tham gia tuyển dụng lao động cho các hoạt động du lịch trên địa bàn, được tham gia và chia

sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, được đảm bảo môi trường sống bằng hoặc tốt hơn so với trước khi có hoạt động du lịch trên địa bàn; có trách nhiệm trực tiếp góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa.

- Có chính sách liên kết, hợp tác để xây dựng chuồi các dịch vụ có chất lượng hợp lý từ vui chơi giải trí, nghi ngơi, ăn uống... tại các khu du lịch tập trung để thu hút khách du lịch và tăng thu nhập từ các dịch vụ đó cho địa phương và doanh nghiệp.

- Quảng bá, tuyên truyền những sản phẩm, địa danh nối tiếng có thương hiệu của du lịch địa phương là giải pháp quan trọng để thu hút khách du lịch bền vững.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1. Phương pháp thu thập thông tin, sô liệu

2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn là những tài liệu, số liệu đã được công bố và được lựa chọn sử dụng vào mục đích minh họa, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngành du lịch. Nguồn này xuất phát từ các cuốn sách, giáo trình, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu đã xuất bản,

luận văn và luận án nghiên cứu về các khía cạnh trong ngành du lịch, niên giám thống kê của Tổng cục thống kê và niên giám thống kê của tỉnh Khánh Hòa, tài liệu trên internet; các tài liệu, bài viết và báo cáo của Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa; các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch, nghị quyết, quyết định, tư liệu,... của các sở ban ngành như Sở du lịch; Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền thông. Những số liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào xử lý, phân tích, tổng hợp nhằm rút ra những đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học phục vụ cho nội dung luận văn.

2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đe đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính

sẽ là phương pháp mà tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý, dân cư địa phương, điều tra khảo sát đánh giá doanh nghiệp, khách du lịch. Nghiên cứu định lượng sẽ là sử dụng mô hình hồi quy trên phần mềm SPSS 20 hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp. Tác giả tiến hành thu thập dừ liệu sơ cấp bằng phiếu khảo

sát kết hợp với phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu mà minh hướng đến. Lấy mẫu dựa trên tiêu chuẩn của Bollen (1989) (theo nguyên tắc của Bollen, đế đảm bảo việc phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) đạt kết quả tốt nhất thi cần phải có ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số lượng quan sát không nên dưới

100). Mục tiêu điều tra chọn mẫu là để thu thập ý kiến đánh giá của của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, khách du lịch về chất lượng du lịch tại các địa điếm tham quan du lịch của địa phương. Do đó việc tác giả sử dụng phiếu điếu tra trên

diện rộng đê thu thập những nhận định và đánh giá cùa các đôi tượng điêu tra dựa trên các tiêu chí như tiêu chí đánh giá các hoạt động du lịch theo hướng bền vững, mức độ thoa mãn cùa khách du lịch, công tác tố chức các hoạt động du lịch, công tác quản lý các hoạt động du lịch tại địa phương theo hướng bền vững... là vô cùng cần thiết.

Xây dựng phiếu điều tra: Việc khảo sát được thực hiện ở thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa. Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở lựa chọn nội dung tiêu chí đánh giá các hoạt động du lịch theo hướng bền vừng đối với từng hoạt động. Sự đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, khách du lịch thông qua trả lời các câu hỏi xoay quanh các nội dung về tiêu chí tổ chức các hoạt động du lịch từ quy trinh tổ chức, chỉ tiêu đánh giá bền vững, công tác quản lý nói chung, sự liên kết các hoạt động du lịch.

- Đối tượng khảo sát gồm các cơ quan quản lý nhà nước; khách du lịch; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng - khách sạn và cơ sở dịch vụ khác, dân cư địa phương trên địa bàn thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa.

+ Đối với cán bộ quản lý nhà nước: tác giả tiến hành phát phiếu điều tra cho cơ quan quản lý nhà nước thành phố Nha Trang, chọn mẫu phân tầng bao gồm: Sở văn hóa, thể thao và du lịch; phòng văn hóa, thông tin; ban quản lý các điểm khu du

lịch. Thời gian học viên tiến hành khảo sát: từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020.

+ Doanh nghiệp: Cuộc khảo sát đối với các đội ngũ quản lý và lao động tại các nhà nghỉ, khách sạn và nhà hàng ăn uống, doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ du lịch . Đối với dịch vụ kinh doanh lữ hành, trên địa bàn thành phố hiện có 138 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó, 20 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 118 doanh nghiệp lữ hành quốc (theo báo cáo Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Khánh Hòa, 2019). Thời gian tổ chức điều tra từ tháng 08 - 12/6/2020.

+ Khách du lịch: Đối tượng khách lựa chọn gửi phiếu đàm bảo tính đại diện bao gồm đi theo đoàn sử dụng thuyết minh tại điểm, đi theo đoàn sử dụng hướng dẫn của đoàn, khách tự tham quan, khách đi lẻ, đại diện về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mục đích tham quan. Phân theo nhóm khách nội địa và quốc tế (Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu,.. ). số khách điều tra được phân theo nhóm

khách và độ tuôi đi du lịch. Phương pháp thu thập thông tin từ khách du lịch là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Lấy mẫu dựa trên các tiêu chuẩn được đưa ra bởi Bollen (1989). Thời gian tổ chức phỏng vấn từ tháng 08 - 12/2020.

+ Dân cư địa phương: bao gồm những hộ dân sinh sống quanh các điểm du lịch. Nhóm điều tra đến gặp trực tiếp dân cư để điều tra theo bảng câu hỏi có sẵn và kết hợp phỏng vấn thêm. Lấy mẫu dựa trên tiêu chuẩn của Bollen (1989) (theo nguyên tắc của Bollen, đế đảm bảo việc phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) đạt kết quả tốt nhất thì cần phải có ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số lượng quan sát không nên dưới 100). Phiếu khảo sát dành cho dân cư tại địa phương có 15 biến vì thế kích thước mẫu tối thiểu phải đảm bảo lớn hơn 75 mẫu. Thời gian tố chức điều tra từ tháng 08 - 12/2020.

Báng 2. ỉ. Đối tượng khảo sát

Tên SỐ lượng phiếu phát ra SỐ lưựng phiếu thu về

Cán bộ quản lý du lịch 69 60

Doanh nghiệp 72 63

Khách du lich• 75 62

Dân cư9 địa phương 72 60

Tông 288 245

- Phong vân chuyên sâu:

+ Mục tiêu phỏng vấn sâu: để tim hiểu, xem xét ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý, doanh nghiệp, dân cư địa phương về cách thức thực hiện quy trình tổ chức và triển khai các hoạt động du lịch tại địa điếm du lịch và việc phối hợp các bên trong tổ chức cũng như quản lý các hoạt động du lịch tại các địa điểm du lịch.

+ Đối tượng tham gia: phỏng vấn sâu cán bộ quản lý tại cơ quan quàn lý nhà nước, dân cư địa phương.

+ Thu thập và xử lý thông tin: để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đù các nội dung liên quan, nội dung câu hỏi phỏng vấn cơ bản được xây dựng trên cơ sở nội dung quy trình tổ chức khảo sát, thiết kế, tổ chức các hoạt động du lịch tại các địa điểm du lịch và mối quan hệ phối hợp giữa các bên trong tổ chức hoạt động du lịch. Cuộc phỏng vấn diễn ra tại văn phòng của các cơ quan hành

chính nhà nước có liên quan, văn phòng của các công ty du lịch, ban quản lý nhà hàng - khách sạn và các hộ gia đình.

2.2. Phương pháp xử lý phân tích số liệu

Để trả lời câu hởi nghiên cứu, học viên sử dụng phương pháp định tính. Nghiên cứu định tính để tìm ra các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sự phát bền vững của tỉnh Khánh Hòa trong đó có thành phố Nha Trang, nghiên cứu tiềm năng du lịch của vùng, những yếu tố thúc đẩy, cản trở cho phát triển du lịch ở địa phương. Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình tìm ra mối quan hệ tuyến tính sự tác động

của các nhân tố đến quản lý du lịch theo hướng bền vững.

Trong quá trình phân tích các nhân tố tác động đến quản lý du lịch theo hướng bền vững ở Nha Trang - Khánh Hòa, học viên sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 để tiến hành kiểm tra đánh giá.

(1) Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích, nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dừ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (Factor Loading). Hệ số này cho biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào.

Trong phân tích nhân tố khám phá, yêu cầu cần thiết là hệ số thích hợp của nhân tố (KMO - Kaiser Meyer Olkin) cần phải có giá trị lớn. p hân tích nhân tố là thích hợp khi giá trị của hệ số KMO nằm trong khoảng 0,5<KMO<1 thể hiện , còn nếu hệ số KMO <0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng sẽ không thích hợp với các dữ liệu. Thêm vào đó, hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0,5, điểm dừng đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mồi nhân tố Eigenvalue phải có giá trị lớn hơn 1 (đây là giá trị mặc định và được của chương trinh SPSS) và tồng phương sai dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới thỏa yêu cầu của phân tích nhân tố. Khi tiến hành phân tích nhân tố, học viên còn sử dụng phương pháp trích là Principal Axis Factoring với phép xoay là Promax và phương

pháp tính hệ sô nhân tô là Regression.

(2) Kiểm định hệ số tin cậy của mô hinh

Kiểm định hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biển và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mồi người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếư không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan tống biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) lớn hơn 0,6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu hệ số tin cậy đạt tù’ 0,8 trở lên thi thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sể càng cao hơn.

(3) Mô hình hồi quy đa biến

Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được thông qua các bước phân tích hệ số tin cậy và phân tích nhân tố khám phá, mô hình nghiên cứu sẽ được thiết lập. Mô hình nghiên cứu phản ánh mối quan hệ giữa việc quản lý du lịch theo hướng bền vững (Biến phụ thuộc) và các biến độc lập (môi trường kinh doanh, chính sách phát triển; các dịch vụ hỗ trợ liên quan; nguồn nhân lực; liên kết và hợp tác; sự hài

lòng của khách và dân địa phương; quảng bá và xúc tiến du lịch V.V.). Các yếu tố này sẽ có ảnh hưởng đồng biến đến tới quá trình thực hiện quản lý du lịch theo hướng bền vững.

Bảng 2.2. Mô tả các biên biên sử dụng trong hình hôi quy đa biên

F

Ten biên Giải thích biến Giá tri• Kỳdấuvọng

Biến phụ thuôc•

(BV)

Quản lý du lịch theo hướng bền vừng ở Nha Trang - Khánh Hòa

1. Không bền vững 2. Trung bình 3. Bền vững 4. Rất bền vững + 38

A

Ten bien Giải thích biến Giá tri• Kỳ vọng

dấu

Biến độc lập

cs Môi trường và chính sách khuyến khích phát triển 1. Tác động rất kém 2. Tác động kém 3. Tác động trung bình 4. Tác động tốt 5. Tác động rất tốt +

HT Các dich vu hỗ trơ • • • •du lich có liên quan 1. Hỗ trợ kém 2. Không hỗ trợ 3. Hỗ trợ tốt 4. Hỗ trơ• rất tốt + NL Nguồn nhân lực 1. Rất kém 2. Kém 3. Trung bình 4. Tốt 5. Rất tốt +

XT Các hoạt động quảng bá và xúc tiến du lich• 1. Rất kém 2. Kém 3. Trung bình + HL Sự hài lòng của khách du lịch và người dân địa phương

1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Hài lòng 4. Rất hài lòng +

LK Liên kết và hợp tác với bên ngoài

1. Không liên kết 2. Thiếu liên kết 3. Liên kết tốt 4. Liên kết rất tốt + NTK Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)