Dưới góc độ quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 66 - 72)

Ớ góc độ này có thề thấy được công tác quản lý của hệ thống quản lý du lịch ở địa phương đang làm việc tương đối tốt góp phần vào công tác phát triển kinh tế xã hội trong toàn tỉnh.

a) Việc làm trong ngành du lịch

Theo những số liệu tổng hợp được công bố của sở Lao động thương bình và xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2019 chúng ta có thể thấy được ràng thời

gian qua, du lịch Nha Trang - Khánh Hòa đà có bước tãng trưởng mạnh mè và tạo việc làm cho rất nhiều lao động ở địa phương. Trong gần 10 năm số lao động trực tiếp trong ngành du lịch đã tăng lên gần 5 lần từ 12.421 người (2010) lên đến hơn

55.000 người (2019), điều này cũng phản ánh được tốc độ phát triển rất nhanh chóng của ngành. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn đang tồn tại vấn đề thiếu hụt một lượng lớn lao động đặc biệt việc phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng còn nhiều hạn chế và chưa thực sự được chú trọng đầu tư.

Bảng 3.4. cấu lao động ngành du lịch Nha Trang - Khánh Hòa giai đoạn 2010-2019

Năm Lưọĩig lao động trực tiếp (Người)

Lưọng lao động gián tiếp (Người) 2010 12.421 15.971 2011 12.650 16.265 2012 13.568 17.445 2013 15.696 20.181 2014 17.128 22.023 2015 21.280 27.360 2016 26.849 34.521 2017 37.910 56.865 2018 48.250 72.375 2019 55.000 80.853

(Nguôn: Sở Lao động thương bình tỉnh Khánh Hòa)

■ Lượng lao động trực tiêp ■ Lượng lao động gián tiêp

Biểu 3.2. Mức tăng trưởng về lượng lao động trong ngành du lịch

Nha Trang - Khánh Hòa giai đoạn 2010-2019

(Nguôn: Tông hợp của tác giả)

Một trong những thách thức cơ bản cho việc phát triển nhanh và bền vững của ngành Du lịch Khánh Hòa trong bối cảnh hội nhập quốc tế đó là, không chỉ chú trọng xây dựng các giải pháp nhằm tăng trường lượng khách, doanh thu mà còn phải chú trọng đầu tư chiều sâu vào yếu tố con người. Tuy nhiên vấn đề đầu tư đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn lực đầu tư cho

b) Tỷ lệ lao động địa phương tham gia vào du lịch

Kết quả điều tra khảo sát sau khi được thực hiện ở địa phương cho thấy, có trên 80% số người dân được hỏi cho biết cơ hội giúp cho họ tìm được việc làm tăng

lên khi ngành du lịch phát triền mạnh và chỉ có rất ít người cảm thấy điều này không thực sự khiến họ cảm thấy có nhiều thay đổi. Đối với người dân địa phương, khi du lịch phát triển nghề nghiệp của họ cũng đã có sự thay đổi đáng kể, nhiều gia đình bỏ nghề truyền thống trước đây là ngư dân (ngành nghề vất vả mà thu nhập lại

bấp bênh) chuyển sang làm các dịch vụ du lịch như kinh doanh dịch vụ lưu trú, hàng ăn bán cho du khách, tham gia hướng dẫn du lịch hoặc ứng tuyến vào làm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch lớn v.v. Với những hộ dân thuộc các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn, du lịch phát triển đặc biệt là nhận được sự động viên của các sở ban ngành đã tạo thêm động lực cho họ để họ đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất sản phẩm độc đáo mang đậm chất địa phương để cung cấp cho du khách. Gần đây các tuyến du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển ở Ninh Bình cũng đã tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Dự kiến trong thời gian tới khi du lịch Nha Trang phát triển hơn nữa, xuất hiện thêm nhiều loại hình du lịch mới mẻ hơn nữa sẽ mang tới cho người dân nơi đây những nguồn thu nhập tốt hơn nữa.

c) Thu nhập của dân địa phương

Thu nhập của dân cư tại Nha Trang - Khánh Hòa trong những năm gần đây đã được cải thiện và nâng lên rất nhiều do sự phát triển của du lịch địa phương. Nếu như năm 2011, thu nhập bình quân/nãm của các hộ dân kinh doanh dịch vụ du lịch

là khoảng 35 triệu đồng/năm, thì đến năm 2019 thu nhập trung bình của họ đã tăng gấp 2,3 lần lên mức trên 80 triệu đồng/năm. Kết quả điều tra phỏng vấn đã cho thấy rằng, những hộ dân cho biết thu nhập của họ trở nên tốt hơn đều là nhờ việc tích cực tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Bảng 3.5. Tỷ lệ dân địa phương đánh giá về tác động của du lịch đến cuộc sống

Nha Trang - Khánh Hòa

Đơn vị tính: %

Tiêu chí đánh giá Tốt hơn Không đổi Xấu đi Không ý kiến

Thu nhập của gia đình 83,5 13,8 1,7 1

Ảnh hưởng đến đời sống

tinh thần 74,6 19,6 4,8 1

Cơ hôi tìm• viêc • làm đối với lao động trong gia đinh

75,8 19,5 2,1 2,6

\ 9 r A

(Nguôn: Tông họp phiêu điêu tra)

3.2.2.2. Bảo tôn giá trị văn hóa lịch sử tại diêm du lịch

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá, kết tinh những giá trị lao động, sáng tạo cùa cha ông để lại và thường gắn với đặc trưng văn hóa mồi địa phương, chính vi vậy nguồn tài nguyên du lịch đó luôn được chính quyền và các sở ban ngành đặc biệt coi trọng. Trong những năm qua chính quyền Nha Trang - Khánh Hòa đã theo

sát chỉ đạo các ban ngành có liên quan tiến hành hệ thống hóa, lập hồ sơ khoa học tồng thể để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị sử dụng trên cả góc độ văn hóa cũng như du lịch đối với những tài sản quý mà cha ông đã để lại cho thế hệ con cháu. Tuy nhiên, sự quản lý vẫn còn thiếu sót dẫn tới nhiều di tích lịch sử văn hoá chưa được quan tâm tôn tạo đúng mức và đang xuống cấp.

a) Công tác bảo tồn các di tích

Nha Trang - Khánh Hòa hiện có 16 di tích quốc gia và 175 di tích cấp tỉnh, các di tích trên địa bàn tỉnh chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, là những chứng tích, là nơi bảo lưu những giá trị truyền thống cùa quá khứ, là tấm gương phản chiếu lịch sử dân tộc, phản ảnh một cách sinh động lịch sử lâu đời và truyền thống văn hiến, cách mạng vùng đất Khánh Hòa.Trong những năm qua, đặc biệt • từ khi Luật Di• sản văn hóa được• ban hành vào năm 2001 và được• sửa đổi,X bố

sung vào năm 2009, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả, nhờ đó các di tích phát huy được giá trị, góp phần trong công tác giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng trong và ngoài tỉnh, đặc biệt nhiều di tích được phát huy, phục vụ tốt trong phát triển du lịch, tiêu biểu như di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang, danh lam thắng cảnh Hòn Chồng,... Tuy nhiên, việc đầu tư cho công tác tu bố di tích trước đây vẫn còn manh mún, chưa có một kế hoạch tổng thể để chủ động triển khai thực hiện, nguyên nhân do nguồn thu phí tham quan còn thấp và nguồn ngân sách các cấp có những giới hạn nhất định. Hệ thống các di tích ở Nha Trang - Khánh Hòa được hình thành khá lâu, cùng với thời gian và tác động của thiên nhiên nên đã làm cho hệ thống tường, rào, mái, nền nhà cùa nhiều di tích bị hư hỏng, xuống cấp.

Trước thực trạng nêu trên, cùng với những năm gân đây, lượng khách du lịch đên Khánh Hòa tăng cao nên nguồn thu phí tham quan tăng lên đáng kế, nhờ đó nguồn lực để tu bổ di tích trên địa bản tỉnh tăng đáng kể. Nhằm sớm triển khai trùng tu, tôn tạo các di tích để chống xuống cấp, Sở Văn hóa và Thể thao đã chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn di tích tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất việc tu bổ. Đối với các di tích có hư hỏng, xuống cấp ở mức độ nhở và không ảnh hưởng đến yếu tố gốc, Trung tâm Bảo tồn di tích phối hợp với Ban Quản lý các di tích và chính quyền địa phương triển khai thực hiện ngay các giải pháp để khắc phục, ở những di tích gặp khó khăn về nguồn kinh phí, Trung tâm Bảo tồn di tích thực hiện hỗ trợ toàn bộ kinh phí từ nguồn thu công đức để thực hiện. Riêng đối với những di tích có mức độ hư hởng nhiều, nguồn kinh phí tu bổ lớn, có ảnh hưởng đến yếu tố gốc của di tích thì phải tiến hành thực hiện tu bổ di tích theo trình tự, thủ tục về tu bổ di tích theo quy định của pháp luật.

b) Số lễ hội và làng nghề thú công truyền thống được giữ gìn

- về lễ hội truyền thống: Việt Nam nói chung hay Nha Trang - Khánh Hòa nói riêng là nơi có nền văn hóa lâu đời và luôn có sự xuất hiện của các yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống hằng ngày. Từ ngàn đời xưa, các lễ hội ở Nha Trang - Khánh Hòa chính là sự phản ánh rõ nhất cho đời sống tâm linh cùa người Việt, thể hiện sự tôn kính đối với thần Phật, đồng thời cũng thể hiện niềm mơ ước, khát khao về một cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy mà nơi đây có rất nhiều lễ hội truyền thống còn được gìn giữ và phát triển cho đến tận ngày nay như: Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang, lễ hội yến sào, lễ hội cầu ngư, lễ hội am Chúa Khánh Hòa, lễ hội Cá Voi, lễ hội Đen Hùng v.v. Mỗi lễ hội đều mang những màu sắc rất riêng đại diện cho văn hóa truyền thống địa phương. Các lễ hội truyền thống ở Nha Trang - Khánh Hòa đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển văn hóa và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Phản ánh nét đặc sắc trong đời sống tinh thần của cư dân miền Trung, đồng thời trờ thành yếu tố đặc biệt để thu hút đông đảo khách du lịch muốn ghé thăm và khám phá.

- về các làng nghề thủ công truyền thống: Làng nghề thủ công truyền thống

không những vẫn đang là nguồn cung cấp các sản phẩm nhằm phục vụ đời sống thường nhật cho xã hội mà nó còn là địa điểm nhận được nhiều sự quan tâm tìm hiếu, trải nghiệm của khách du lịch. Hiện nay Nha Trang - Khánh Hòa có 6 làng nghề thủ công truyền thống nổi bật nhất và được chính quyền công nhận đó là Làng nghề đúc đông Diên Khánh, Nghề làm mành ốc ờ vịnh Nha Trang, Làng gốm Lư Cấm, Làng Nghề Đúc Đồng Khánh Hòa, Làng dệt chiếu Mỹ Trạch, Làng nghề trồng hoa cúc Ninh Giang. Những làng nghề này luôn nhận được sự quan tâm rất

lớn của du khách thập phương. Bảo tồn nghề và làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần là lưu giữ những nét văn hóa, mà còn giúp một lượng lớn lao động nông thôn có thêm thu nhập, hồ trợ phát triển một số lĩnh vực kinh tế khác cùng phát triển. Bên cạnh đó, để đưa ngành thủ công mỷ nghệ trong các làng nghề trở thành ngành phụ trợ quan trọng cho du lịch, cần sớm lập dự án điều chinh quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn đến năm 2025, trong đó cần có kế hoạch cụ thể để phát triển du lịch gắn với làng nghề. Các làng nghề như: đúc đồng Phú Lộc, chiếu cói Mỹ Trạch, gốm Lư cấm, gốm Trung Dõng, đá mỹ nghệ Ninh Giang... cần phải đa dạng, chất lượng, chú trọng khai thác triệt để những thế mạnh. Đồng thời, không gian làng nghề nên tổ chức, sắp xếp lại phù hợp đế phục vụ du lịch.

3.2.2.3. Sự tham gia của người dân

a) Hình thức tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch

Sự tham gia của người dân cũng phần nào phản ánh được hướng phát triển du lịch của địa phương. Những kết quả điều tra thu được đã cho thấy sự tham gia vào ngành du lịch cùa người dân Nha Trang - Khánh Hòa ngày càng lớn (trên 60% người dân được hỏi tham gia vào các hoạt động du lịch). Sự tham gia của người dân có nhiều hình thức như cho thuê tàu thuyền đi đảo, dịch vụ lặn biến, dịch vụ cắm trại tại các hòn đảo, dịch vụ khám phá ngành nuôi yến, chụp ảnh lưu niệm, ăn uống v.v. Việc tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch không chỉ mang lại cho du khách đến với Nha Trang - Khánh Hòa có nhiều những trải nghiệm tốt hơn trong thời gian lun lại tại địa phương mà còn mang lại nguồn thu nhập tốt hơn cho chính bản thân họ và hơn cả là góp phần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách.

b) Mức độ hài lòng và sự đóng góp của người dân cho cộng đông địa phương Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của ngành du lịch, thành phố cũng đã tích cự khuyến khích người dân tham gia và phối hợp với chính quyền trong việc

quân lỷ các hoạt động du lịch. Đây là chính là chủ trương quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho người dân và du khách. Có trên 50% người dân được hỏi cho biết rằng họ rất hài lòng với việc bản thân có thể đóng góp cho cộng đồng trong quá trình định hướng, quy hoạch và phát triển du lịch. Họ đã rất tích cự tham gia đề xuất ý kiến trong các cuộc họp tại xã phường cũng như các cơ quan phụ trách quản lý du

lịch của thành phố trong xây dựng các đề án về phát triển du lịch. Ngoài ra người dân còn hỗ trợ chính quyền quản lý an ninh dưới hình thức tham gia ứng cử vào các vị trí giữ gìn trật tự tại các điềm du lịch, đồng thời tham gia vào công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường,

giữ gìn cảnh quan, đảm bảo an ninh quôc gia v.v.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)