Nội dung quản lý du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 26)

(1) Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch bền vừng.

(2) Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về phát triển du lịch bền vừng, sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về phát triền du lịch bền vững. Xây dựng một hệ thống quản lý bền vững, lâu dài, phù hợp với quy mô và thực lực, quan tâm giải quyết các vấn đề về môi trường, kinh tế - xà hội, văn hóa,

chất lượng, sức khoe và an toàn;

(2) Ban hành các văn bản pháp luật về phát triển du lịch bền vững. Đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định của quốc gia và quốc tế;

(3) Tố chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu và

ứng dụng khoa học công nghệ. Nhân lực tham gia vào ngành du lịch được đào tạo định kỳ về vai trò trong quản lý áp dụng về môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa,

sức khỏe và an toàn;

(4) Đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có sự điều chỉnh phù hợp;

(5) Đảm bảo việc quảng cáo sản phẩm du lịch đúng sự thật, cam kết bền vững và không hứa hẹn những điều không có;

(6) Thiết kế, xây dựng, cải tạo và vận hành cơ sở hạ tầng đàm bảo tuân thủ pháp luật, quy hoạch, tôn trọng di sản, sử dụng vật liệu địa phương;

(7) Sở hữu hợp pháp đất đai và tài sản theo các quy định pháp luật của địa phương;

(8) Cung cấp các thông tin diễn giải về thiên nhiên, di sản, văn hóa cũng như hướng dẫn cách ứng xử phù hợp cho du khách khi tham quan tại điểm đến du lịch. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch cả ở trong và ngoài nước.

(9) Tồ chức việc kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phát triển du lịch bền vững.

1.2.3. Các nhãn tố tác động đến quản lý du lịch theo hướng bền vững

1.2.3.1. Thê chế nhà nước và chỉnh sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển

- Hệ thống quy hoạch, chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương là chính quyền được tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích cùa nhân dân trong xã, phường, thị trấn. Ớ đây có địa giới hành chính, có các tài nguyên du lịch tự nhiên, có các đặc sản của địa phương. Tại đây có cộng đồng dân cư sinh sống bao đời nay đã tạo ra nhừng tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo nên điềm tham quan du lịch hấp dẫn cho cả khách du lịch trong nước và quốc tế. Vì vậy bất cứ hoạt động nào của chính quyền địa phương nói riêng và cũa các cấp quản lý Nhà nước nói chung đều nhằm mục đích giữ gìn an ninh trật tự và gia tăng lợi ích cho người dân sống ở khu vực đó, giúp người dân có cuộc đầy đủ dựa trên những nguồn lực của địa phương, trong đó có nguồn lực để phát triển du lịch. Ở cấp độ nhà nước, phát triển du lịch thông qua các nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc

hội, quyêt định của Thủ tướng chính phủ, các quy hoạch của chính phủ... đây là nhân tố có ý nghĩa lớn giúp định hướng và thúc đấy sự phát triển ngành du lịch của địa phương. Mỗi địa phương có các chính sách, quy định để phát triển du lịch địa phương là khác nhau bao gồm các chính sách như khuyến khích đầu tư trong và

ngoài nước, hỗ trợ giảm chi phí và có những ưu đãi riêng cho doanh nghiệp tham gia vào từng lĩnh vực, chính sách phụ trợ nhằm bảo vệ an ninh, môi trường, vệ sinh và y tế của địa phương.

- Môi trường kinh doanh của địa phương

Môi trường kinh doanh địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn và nghiên cứu tỉ mỉ, cẩn thận để nắm bắt thời cơ. Trên khía cạnh vĩ mô, đây là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Từ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, của sự phát triển ngành du lịch sẽ tạo cơ hội đế các nhà đầu tư mở rộng đầu tư, mở rộng kinh doanh, sằn sàng bỏ thêm vốn để việc khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có cùa địa phương. Trên khía cạnh chính trị - pháp luật, các nhà kinh doanh luôn luôn phải xây dựng chiến lược kinh doanh thích ứng với đặc điểm của môi trường. Khi hệ thống chính trị ốn định cùng với thủ tục hành chính như thủ tục hải quan đơn giản và minh bạch cũng sẽ góp phàn kích thích các nhà đầu tư khai thác du lịch trên nên tảng tài nguyên cùa các tỉnh, trong đó có tài nguyên về du lịch.

1.2.3.2. Các dịch vụ hỗ trợ có liên quan

Kết cấu hạ tầng - dịch vụ phụ trợ cùa địa phương chính là đòn bẩy tác động đến các hoạt động kinh tế, bao gồm cả du lịch nhằm thúc đẩy khai tác tiềm năng du

lịch một cách hữu hiệu nhất.

Mạng lưới giao thông của các quốc gia cần được đầu tư cải tạo, nâng cấp liên tục, phục vụ nhu cầu đi lại sinh hoạt và hoạt động kinh tế của người dân. Mạng lưới và phương tiên giao thông vận tải cũng là những nhân tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống kết cấu hạ tầng - dịch vụ phụ trợ cho ngành du lịch. Sự tăng lên của lượng khách du lịch đến các điểm du lịch cũng thúc đấy ngành giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ hơn cả về số lượng và chất lượng.

Mạng lưới thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của kêt câu hạ tâng phục vụ khai thác các lợi thế về du lịch của địa phương đồng thời cũng nhanh chóng truyền tải các thông tin về những lợi thế đó đến với du khách một cách nhanh chóng nhất.

Hệ thống khách như các công trình điện, nước dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, dịch vụ công cộng, dịch vụ giải trí, các công trình phục vụ truyền tải nội dung thông tin, văn hóa... tác động rất lớn đến du lịch bời vậy cũng cần phải có sự đồng bộ để giúp du khách có nhiều lựa chọn dịch vụ một cách tối ưu nhất và luôn thấy thú vị, thoải mái trong thời gian lưu trú tại địa phương

1.2. ỉ. 3. Nguồn nhân lực du lịch

Lao động trong ngành du lịch hoạt động dưới các lĩnh vực sau: thứ nhất, thực hiện chức năng quản lý: cán bộ quản lý, nhân viên công tác trong các cơ quan quản

lý Nhà nước về du lịch; thứ hai, thực hiện chức năng sự nghiệp: giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên ở các trường đào tạo về du lịch và các viện nghiên cứu du lịch; thứ ba, thực hiện chức năng kinh doanh du lịch: nhân sự làm việc tại các cơ sở kinh doanh, cung cấp trực tiếp các dịch vụ du lịch, hiệp hội du lịch địa phương...Với xu thế hội nhập, phát triển mới của ngành du lịch yêu cầu đội ngũ nhân lực du lịch phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi, nâng cao kiến thức mới, cập nhật những ứng dụng khoa học công nghệ có liên quan đến nghiệp vụ, ngành nghề. Luôn giữ gìn đạo đức, tác phong bản thân, đạo đức nghề nghiệp mới có thể cạnh tranh được trong môi trường du lịch ngày nay. Những nơi đào tạo nguồn nhân lực cho du

lịch biên soạn nội dung giáo trình, cập nhật những phương pháp giảng dạy hiện đại, phù hợp để đào tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, đạo đức theo yêu cầu cùa thời đại.

Nếu ngành du lịch ở địa phương có đội ngũ nhân lực, quản lý với năng lực và chuyên môn, tư duy tích cực, sáng tạo, có khả năng quản lỷ tốt, kĩ năng cao, chuyên nghiệp thì đó sẽ là một yếu tố tiên quyết thúc đẩy du lịch địa phương phát triển đúng hướng.

1.2.3.4. Hoạt động liên kết và hợp tác du lịch của các tỉnh

Áp lực cạnh tranh ngày càng cao trong bối cảnh hội nghập quốc tế sâu rộng như hiện nay khiến việc các địa phương phải liên kết cùng nhau phát triến du lịch

ngày càng trở nên bức thiêt hơn bao giờ hêt. Việc liên kêt này luôn được Nhà nước ủng hộ và tạo điều kiện thông qua các chính sách mở và hệ thống cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư phát triển toàn diện để phục vụ phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, liên kết và hợp tác du lịch đang là một trong những hoạt động trọng điểm được các địa phương chú trọng, bởi đây được xem là giải pháp quan trọng để tăng lượng tiềm lực phát triển đặc biệt là cùng nhau vượt qua khó khăn trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Nếu địa phương có hoạt động liên kết du lịch tốt thông qua hệ thống tour, tuyến du lịch liên vùng, liên tinh thì các lợi thế về du lịch địa phương sẽ được khai thác tối đa, tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao và thu hút được ngày càng nhiều du khách đến thăm quan, khám phá, tìm hiểu.

1.2.3.5. Sự hài lòng nhu cầu của khách du lịch

Du lịch phát triển là do nhu cầu vui chơi, khám phá của con người càng phát triển. Những yếu tố chú quan từ phía khách hàng mà khách hàng ở đây là khách du

lịch đến vui chơi, tham quan, nghỉ dường, ...tại địa phương cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động du lịch. Là những yếu tố khách quan mà các địa phương không thể tác động để thay đổi được. Sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch là do các nguyên nhân sau:

- Khả năng thanh toán: thu nhập, mức sống của con người tăng lên. Chính vì thế, ở những quốc gia mà người dân có thu nhập cao thì họ mới có thể có nhu cầu đi du lịch và chi tiêu cho chuyến du lịch của mình. Do vậy, địa phương cần nắm bắt được yếu tố này đề có các chính sách quảng bá, phát triền thương hiệu, hình ảnh của du lịch địa phương đến các đối tượng khách hàng một cách phù hợp cho mục tiêu phát triển du lịch dài hạn

- Mức độ giáo dục cao hơn: Khi con người có học thức và trình độ văn hóa cao thì họ càng có nhu cầu đi du lịch để mờ mang kiến thức và sự hiểu biết về thế giới, về con người xung quanh. Trong một nghiên cứu về du lịch của minh, Robert W.McIntosh (1995) đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa trình độ vàn hóa của người chủ gia đình và tỉ lệ đi du lịch của họ. Theo đó, nhừng gia đình mà chú

hộ có trình độ đại học thì tỉ lệ đi du lịch là 85%, trong khi đó, chỉ có 50% gia đình với người chủ gia đỉnh và tỉ lệ đi du lịch của họ.

- Các chuông trình bảo hiếm, phúc lợi lao động tăng: khi thu nhập tăng, mức sống được nâng cao, con người quan tâm hơn đến phúc lợi từ phía chính phủ và doanh nghiệp dành cho mình. Một chính sách phúc lợi tốt, họp lý là công cụ hữu hiệu đế giữ chân nhân tài và thu hút ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp thường đưa ra các gói phúc lợi tốt đề đãi ngộ nhân viên, giúp người lao động có thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Và đây là một trong những nhân tố làm tăng nhu cầu du lịch của con người, giúp người dân có cơ hội tiếp cận du lịch nhiều hơn, giảm stress và tái sản xuất sức lao động.

- Thời gian rảnh rỗi của người dân: Thời gian làm việc của người người lao động được quy động trong văn bản pháp luật hoặc trong họp đồng lao động. Xu thế hiện nay, thời gian đế lao động nghỉ tăng, thời gian làm việc có xu hướng ngắn lại. Vi vậy đây là nhân tố giúp con người có thời gian hướng đến du lịch nhiều hơn. Ngược lại, số ngày làm việc nhiều chứng tỏ người dân càng không có nhiều thời

gian rảnh rỗi, nhu cầu về du lịch cũng giảm xuống, kéo theo hiệu quả truyền thông quảng bá nhàm về du lịch tại các quốc gia, địa phương này không cao.

- Sự biến đối trong nhu cầu trải nghiệm, khám phá du lịch: theo thời gian, nhu cầu du lịch của du khách đã có nhiều thay đổi. Trước đây, du khách chỉ hướng vào những điểm du lịch nổi tiếng, lâu đời, quãng đường ngắn. Sau đó, địa điểm du lịch được khách lựa chọn là đi đên những vùng đât mới, xa hơn, lạ hơn với các phương tiện di chuyển khác nhau. Địa điềm trước đây du khách chọn tập trung vào nhừng quốc gia giàu có, có nhiều địa điểm du lịch đẹp như ở Châu Âu, vùng biển Địa Trung Hải, Châu Mỹ... Hiện nay, khách du lịch lại có xu hướng dịch chuyển sang

r r - __ r

những vùng đât mới ở Châu A Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Nam A đang nôi lên như nơi thu hút du lịch hàng đâu Thê giới.

ỉ.2.3.6. Quảng bá và xúc tiến phát triền du lịch

Quảng bá và xúc tiến du lịch là cách đế khai thác thị trường du lịch cũng như giới thiệu rộng rãi hình ảnh điểm đến du lịch. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch

hiện nay, ngày càng tiệm cận đên những cách thức và giải pháp mới, có sức ảnh hưởng sâu rộng và mang lại hiệu quả cao. Theo đó, truyền thông xúc tiến, quảng bá du lịch đang có sự dịch chuyến từ việc chú trọng đến hình thức hội chợ, triển lãm thương mại - du lịch, tập gấp, sách giới thiệu..., sang quảng cáo điện tử, gắn với đầu tư phát triển các website cung cấp thông tin du lịch một cách đầy đủ, nhanh chóng, thuận tiện và hữu ích. Đồng thời, kết hợp nghiên cứu thị trường với hợp tác, liên kết marketing du lịch giữa các địa phương; kết hợp hoạt động marketing du lịch với các hoạt động giao lưu văn hóa, giữ gỉn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, việc xúc tiến, quảng bá đã dần chú trọng theo các xu hướng du lịch mới và đặc biệt là theo xu thế phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay như facebook, youtube, tiktok, twitter...

ỉ.2.3.7. Các nhân tố khác

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai

Hoạt động du lịch thường gắn với môi trường tự nhiên, khí hậu. Một số loại hình du lịch cần có những điều kiện khí hậu khác nhau như du lịch biển cần khí hậu nóng, khách muốn chơi các môn thể thao trên tuyết thi đi vào mùa đông... Do vậy, khí hậu biến đổi và thời tiết sẽ tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững của ngành du lịch.

- Hội nhập kinh tế quốc tế

Ngành du lịch đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Lợi ích mà ngành du lịch mang lại là rất lớn, không chỉ dưới góc độ đóng góp vào GDP, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, mà nó còn là phương thức để kết nối - giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người

của mỗi quốc gia. Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn diện trong các mối quan hệ song phương, đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ có tác động thúc đẩy sự phát triển, đồng thời cũng tạo ra các cơ hội và thách thức không nhỏ.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, du lịch có vai trò quan trọng, góp phần vào tiến trình hội nhập quốc tế và thực hiện đường lối đối ngoại của các quốc gia. Ngược lại,

hội nhập quôc tê cũng có những tác động lớn đên du lịch, môi quan hệ biện chứng này được thể hiện ở các khía cạnh như thúc đẩy phân công lao động, hợp tác khu

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)