Nguyên nhân hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 112)

* Nguyên nhân khách quan

- Ngành du lịch phát triền quá nhanh trên phạm vi thế giới. Trên phạm vi toàn thế giới, ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế lón nhất trên thế giới chiếm khoảng 10% GDP toàn thế giới và mang lại hơn 10% việc làm. Một xu hướng quan trọng khác là sự gia tăng cùa các thị trường khách du lịch mới nối, đặc biệt là Trung Quốc.

- Phát triên du lịch mang tính đột phá tại Việt Nam trong thời gian trở lại đây. Sự bùng nổ phát triển du lịch trong điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, năng lục xã hội... hạn chế cùa nuớc đang phát triển, việc gia tăng quá nhanh của

lượng khách và hoạt động kinh doanh du lịch vượt ra khôi kế hoạch, tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý.

- Thay đổi của cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế. Từ góc độ nguồn khách, trên phạm vi thế giới, đứng ở góc độ một trong những thay đổi có sức ảnh hưởng lớn đó là sự bùng nổ của khách du lịch Trung Quốc.

- Thay đối trong nhận thức về vai trò của du lịch từ Trung ương tới địa phương. Vai trò của ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ Xll năm 2016. Tiếp theo đó, năm 2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết cụ thể hóa chủ chương này với những định hướng tổng thể để thực hiện mục tiêu phát triến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Những Vấn đề trong quản lý nói chung trong đó có quản lỷ du lịch. Nhiều vấn đề về tổ chức, định hướng, quản lý, đặc biệt là trong việc định hướng chiến lược, quy hoạch và tồ chức thực hiện quy hoạch đã và đang phát sinh trong thời gian qua, ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý. Ví dụ như vấn đề quy hoạch.

- Cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các điểm đến du lịch. Tại Việt Nam, các điểm đến du lịch, nhất là các điểm đến du lịch biển ngày càng phát triển nhanh chóng, hình thành nhiều điểm du lịch mới. Các điểm đến du lịch mới khai thác những lợi thế khác nhau, cạnh tranh đem tới những thách thức mới cho phát triển du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vượt ngoài định hướng.

* Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức về vai trò của ngành du lịch. Tính chất của một ngành kinh tế tồng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xà hội hóa cao của ngành du lịch chưa được quan tâm một cách đầy đủ và rõ ràng trong các định hướng, chủ trương và đầu tư phát triển du lịch.

- Nhận thức về yêu cầu quản lý phát triển du lịch. Hệ thống và cơ chế quản lý chưa hiệu quả so với phạm vi và tác động rộng, lan tỏa cùa ngành du lịch.

- Kinh nghiệm và năng lực quản lý phát triên du lịch. Kinh nghiệm vê quản lý các hoạt động phát triển du lịch còn thiếu. Năng lực quản lý du lịch chưa được đầu tư đầy đù để phát triển theo kịp với yêu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch địa phương.

- Đầu tư cho công tác nghiên cứu, dự báo hỗ trợ hoạch định chính sách. Việc đầu tư cho nghiên cứu, dự báo, hồ trợ hoạch định chính sách còn chưa đầy đủ, chưa cho phép phát hiện những xu hướng thay đổi không tích cực để sớm điều chỉnh cũng như nắm bắt những cơ hội phát triển mới.

- Công tác xây dựng và tố chức thực hiện chiến lược, quy hoạch chưa theo sát thực tiễn phát triển. Việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, bao gồm cả chiến lược phát triển du lịch và một số lĩnh vực có liên quan khác còn chưa theo sát với thực tiễn phát triển nhanh và linh hoạt của ngành du lịch trên địa bàn.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 của bài luận văn, tác giả tập trung vào vân đê phân tích thực trạng quản lý du lịch theo hướng bền vững ở Nha Trang - Khánh Hòa ở các phương

diện cụ thể như:

- Điều kiện thuận lợi để Nha Trang - Khánh Hòa phát triển du lịch và vô cùng thuận lợi với nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch đặc biệt được chính quyền Trung ương và địa phương qua tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng trong những năm vừa qua. Sự phát triền mạnh mẽ của ngành du lịch đóng góp một phần rất lớn trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

- Bên cạnh những kết quả đạt đã được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triến ngành du lịch của thành phố. Một trong những hạn chế đó là việc quản lý còn nhiều thiếu sót khiến sự phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm nàng sẵn có và chưa thật sự bền vững.

- Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá và phân tích vấn đề quản lý du lịch theo hướng bền vững của Nha Trang - Khánh Hòa trên các phương diện về kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường tác giả đà đưa được kết luận như sau: Trong 25 tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý du lịch theo hướng bền vững thì mới chỉ có một nửa trong số đó đạt được tiêu chí bền vững (13/25). Ngoài ra với các kết quả thu được

qua quá trình điều tra khảo sát các đối tượng, ở địa phương về vấn đề quản lý du lịch theo hướng bền vững cho thấy ngành du lịch ở Nha Trang - Khánh Hòa hiện nay tuy có tốc độ phát triển rất nhanh nhưng về tính chất thì chưa bền vững.

- Sau khi tiến hành phân tích tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch nhận thấy: cơ chế chính sách đối với phát triển du lịch đã góp phần tạo động lực cho phát triển du lịch tuy nhiên tốc độ cải tổ và thực thi cơ chế chính sách còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của ngành du lịch.”

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG QUẢN Dư LỊCH Ở NHA TRANG KHÁNH HÒA THEO HƯỚNG BÈN VŨNG

4.1. Định hướng quản du lịch ở Nha Trang - Khánh Hòa theo hướng bền vững

4.1.1. Các căn cứ định hướng cho quản lý du lịch theo hướng bền vững

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Du lịch thế giới những năm gầy đây tiếp tục tăng trưởng mạnh và có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Du lịch trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển. UNWTO dự báo, hoạt động du lịch toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3-4% trong năm 2019. Dự báo đến năm 2030, lượng khách du lịch

quốc tế trên toàn cầu đạt 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới. Theo dự báo của UNWTO, thời gian tới, du

lịch toàn cầu tiếp tục tăng trưởng với xu hướng chủ đạo sau:

- Nhu cầu du lịch toàn cầu bùng nổ, đặc biệt là trong giới trung lưu đang tăng lên tại Trung Quốc, tạo cơ hội kinh tế đáng kể cho các điểm đến khu vực Đông Nam Á.

- Nhu cầu du lịch sẽ tàng 4% hằng năm trong giai đoạn 2018-2028, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới.

- Trung Quốc là thị trường nguồn lớn nhất thế giới sẽ tác động mạnh đến chính sách phát triển du lịch của nhiều quốc gia.

- Tham quan, nghỉ dường, vui chơi, giải trí vẫn là mục đích của đa số thị trường khách, song nhiều nhu cầu mới hình thành, đặc biệt là nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi).

- Du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phố biến. Phát triến du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng vừa là

đòi hỏi tât yêu đôi với ngành Du lịch đê thực hiện nguyên tăc và mục tiêu phát triên bền vững.

- Sụ phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không, đặc biệt là hàng không giá rẻ sẽ mang lại lợi ích to lớn cho ngành Du lịch, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch bằng đường hàng không. Bên cạnh đó, xu hướng du lịch tàu biển tiếp tục gia tăng với các du thuyền hiện đại, sang trọng.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh đến phương thức quản lý và kinh doanh du lịch, hình thành các xu hướng du lịch mới như du lịch thông minh, du lịch sáng tạo. Khác với tour truyền thống, du lịch thông minh chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại và thông tin, dừ liệu toàn cầu.

- Tãng cường hợp tác, liên kết quốc tế và khu vực đã trở thành xu hướng quan trọng trong phát triển du lịch trên thế giới.

- Cùng với lượng khách du lịch tăng nhanh, xu hướng các loại hình du lịch đã và đang thay đổi đáng kể. Sự lựa chọn của khách du lịch trên toàn cầu cho thấy, những loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu càu sức khoe, làm đẹp...ngày càng được ưa chuộng hơn. UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tống lượng khách du lịch; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%. Trên thực tế, ngành Du lịch thế giới đang chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khác như: tour tự thiết kế, tour cao cấp, du lịch mạo hiếm, du lịch trải nghiệm, du lịch giải trí với các thiết bị hiện đại... Xu hướng khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điềm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần; khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại. Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là

phố biến thì những năm gần đây đà chuyển hướng sang nghỉ dưỡng núi, trải nghiệm văn hóa địa phương. Khách du lịch thế hệ mới là những người yêu môi trường, tôn

trọng và có trách nhiệm với môi trường, vì vậy xu hướng tìm vê những giá trị văn hóa đặc sác và sinh thái nguyên sơ cũng đang thịnh hành. Du lịch công nghệ cao như du lịch thông minh, du lịch thực tế ảo, du lịch điện tử... thông qua các khu vui chơi giải trí hiện đại, các công viên, tổ hợp giải trí cũng ngày càng thu hút số lượng lớn khách du lịch. Theo số liệu từ trang statista.com, mỗi năm doanh thu từ tổ hợp công viên giải trí Disney Land của tập đoàn Walt Disney trên toàn cầu thu về hơn

50 tỷ USD, con số khiến nhiều nhà đầu tư muốn tập trung khai thác loại hình du lịch này. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ, sự bùng nổ của mạng xã hội cũng khiến cho kinh nghiệm du lịch ngày càng được tích lũy, dòng khách tự túc theo đó càng tăng mạnh...

- Xu hướng tiêu dùng du lịch cũng có thay đổi mới mẻ từ chi trả tiền mặt sang thanh toán thẻ, sử dụng các ứng dụng thanh toán trên điện thoại thông minh. Khách đi du lịch theo phương thức trả sau với 82% ứng tù’ lương cũng đang là xu hướng được ưa chuộng. Các dịch vụ đặt chồ vé máy bay, khách sạn thông qua điện thoại thông minh tăng mạnh. Nền tảng công nghệ số và dữ liệu sè chi phối tăng trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 80% chuyến đi du lịch được booking online và 87% thế hệ trẻ cho rằng, điện thoại thông minh là công cụ cần thiết cho du lịch. Theo nhiều chuyên gia trong ngành dịch vụ, công nghệ thông tin và mạng xã hội sẽ là tương lai của ngành du lịch.

- Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch thay đối rõ rệt. Những năm trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho dịch vụ cơ bản (ăn, uống, vận chuyển...) chiếm phần lớn. Hiện nay, tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho các dịch vụ (mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan giải trí...) tăng lên. Theo các nhà kinh tế học, nếu trước đây du khách dành cho ăn, ở, đi lại là 7 phần chi tiêu, thì nay chỉ còn 3 phần và ngược lại, có đến 7 phần dành cho vui chơi giải trí, mua sắm.

- Sự phát triển cũa công nghệ thông tin đang làm thay đồi hoàn toàn phương thức tiếp cận, chia sẻ thông tin của khách du lịch. Đặc biệt, sự bùng nổ của mạng xã hội và các ứng dụng trên điện thoại di động tác động rất lớn đến việc lựa chọn điếm đến, nơi lưu trú, địa điểm ăn uống của khách du lịch.

Những xu hướng trên đặt ra yêu câu các nhà quản lý, các nhà đâu tư nhìn nhận và phân tích đúng tình hình, có giải pháp, phương án, cách vận hành phù hợp để có thế phát triển ngành Du lịch Việt Nam phù hợp với xu thế mới.

- Tình hỉnh dịch bệnh Covid - 19 làm ảnh hưởng nặng nê tới ngành du lịch toàn câu

4.1.1.2. Bôi cảnh trong nước

Cùng sự nghiệp đồi mới của đât nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch đã có nhiêu tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vừng an ninh, quôc phòng. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tãng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Đồng thời hiện nay ngành du lịch quốc gia đang phải đối mặt với những thách thứ rất lớn từ đại dịch Covid - 19, rất cần những sự điều chỉnh để phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai.

4.1.2. Định hướng quăn lỷ du lịch ở Nha Trang - Khánh Hòa theo hướng bên

vững

4.1.2.1. Đánh giá các yếu tố nội tại trong phát triển du lịch ở Nha Trang - Khánh

Hòa

Đỉêm manh

1. Tài nguyên du lịch r r

Điêm yêu

Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa I vụ lưu trú và ăn uông, nguôn thu từ dịch nói chung có nguồn tài nguyên du lịch I vụ động vui chơi, giải trí và mua sắm thiên nhiên hết sức đa dạng, khí hậu ôn I thấp; thị trường khách quốc tế mất cân hòa, thời tiết mát mẻ, nắng ấm quanh I đối (chú yếu là khách Trung Quốc, Nga năm. Vịnh Nha Trang là một trong 4 I và Hàn Quốc); chất lượng nhân lực du

vịnh lớn nhât cùa Khánh Hòa và được công nhận là thành viên Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Ven biển Nha Trang có nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biến trong xanh, không có các loài cá dừ và dòng nước xoáy ngầm. Ngoài ra, Nha Trang còn có nhiều tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước nóng và rừng đặc dụng (Khu bảo tồn biển Hòn

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)