Bảo tồn tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 128)

Các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch bao gồm tài nguyên thiên nhiê và tài nguyên văn hóa nhân văn. Việc bảo tồn và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa - nhân văn phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung và phát triển du lịch nói riêng luôn là hai công việc phải được thực hiện song

song với nhau. Nếu chỉ quan tâm tới bảo tồn mà không thể triến khai khai thác được thì những nguồn tài nguyên đó sẽ bị lãng phí một cách vô ích, ngược lại nếu như chỉ chú trọng khai thác mà không làm tốt công tác bảo tồn thì nó cũng sẽ dần dần bị mất đi và dẫn đến những hệ lụy khôn lường cho toàn xã hội.

Đe đảm bảo cho việc bảo tồn các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch chúng ta cần phải thực hiện theo các tiêu chí sau đây:

- Quan tâm, gìn giữ và bảo vệ nguyên trạng nguồn tài nguyên. Nếu như có tiến hành trùng tu và cải tạo thì phải đảm bảo giữ nguyên trạng được những giá trị vốn có hàm chứa trong nó.

- Phải có sự phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan và ở các cấp địa phương cũng như các chuyên gia có đẩy đủ năng lực chuyên môn để tiến hành công tác nghiên cứu khoa học chuyên sâu về các nguồn tài nguyên. Sau đó ghi chép lại đế

làm căn cứ cho công tác trùng tu, bảo tồn và quản lý sau này.

- Phải thường xuyên kiêm tra và đánh giá định kỳ thực trạng cùa nguôn tài nguyên đế đưa ra được một cách chính xác các phương án bảo tồn.

- Cố gắng động viên và thực hiện xà hội hoá toàn diện trong đầu tư, bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch, môi trường và cảnh quan thiên nhiên

4.2,5. về quăn lý nhà nước

a. Nâng cao nãng lực quản lý các cấp

- Cần thay đổi cách nhìn và tư duy về các mô hình du lịch mới, hiện đại hiện nay để từ đó xác định việc thiết lập cơ cấu bộ máy quản lý và chức năng quyền hạn của từng bộ phận.

- Nâng cao công tác quản lý quy hoạch và xây dựng phát triển du lịch ở các khía cạnh như quy hoạch của từng địa phương, chính sách thu hút khuyến khích đầu tư, khung pháp lý quy định vấn đề cấp phép xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch và chế tài xử lý vi phạm.

- Xây dựng cơ chế phối hợp nhiều bộ, ban, ngành để thuận lợi trong việc triển khai và khai thác các dự án về du lịch du lịch.

b. Nhanh chóng xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách một cách đồng bộ, thiết thực và hiệu quả đối với phát triến du lịch

Một cơ chế chính sách hiệu quả và linh hoạt chính là tiền đề đế xúc tiến các hoạt động đầu tư phát triển du lịch. Chính sách đất đai, thuế, vay vốn, lài suất, thủ tục hành chính... sẽ chính là động lực để các nhà đầu tư đến với Nha Trang - Khánh Hòa.

c. Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch

* Hoạch định chiến lược về thị trường khách du lịch

- về thị trường khách du lịch quốc tế: Những năm qua, du lịch Khánh Hòa có tốc độ tăng trưởng về lượng khách và doanh thu khá tốt. Tuy nhiên, việc tăng trưởng chủ yếu đến từ thị trường khách quốc tế. Sự mất cân bằng trong cơ cấu khách quốc tế của du lịch Nha Trang - Khánh Hòa và những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro đã được nêu ra nhưng dường như ngành Du lịch vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu để giảm sự phụ thuộc vào thị trường khách Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc . Chính vì vậy, du lịch

Nha Trang - Khánh Hòa phải đa dạng hóa nguôn khách quôc tê đê tạo đà phát triên bền vững về sau bằng cách tập trung xúc tiến và quảng bá du lịch để đa dạng hóa thị trường khách quốc tế, trong đó ưu tiên các thị trường: Nhật Bản, Tây Âu, ủc, Bắc Mỹ ... những thị trường có mức chi tiêu cao hay như các thị trường có nhiều tiềm năng như Đông Nam Á, Ấn Độ.

- về thị trường khách nội địa: Khách du lịch nội địa cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển du lịch của Nha Trang - Khánh Hòa. Du lịch nội địa cùng với du lịch quốc tế khẳng định vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Đặc biệt, trong những thời kỳ có nhiều biến động của môi trường bên ngoài, du lịch nội địa được coi là một điểm tựa để thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển. Du lịch là một ngành “dề bị tổn thương” trước tác động của killing hoảng kinh tế, bất ốn chính trị, thiên tai, dịch bệnh... Khi xảy ra các biến động khách quan, du lịch nội địa được xem như “giảm xóc” hiệu quả giúp các điếm đến vượt qua khó khãn, từng bước hồi phục trở lại.

* Một số giải pháp thúc đẩy quảng bá xúc tiến du lịch

- ứng dụng công nghệ số để quảng bá du lịch. “Ngày nay, marketing trong du lịch không chỉ đơn giản là quảng bá điểm đến, mà là tiến trinh sử dụng nội dung kết hợp nền tảng công nghệ để tương tác với du khách tiềm năng, theo chu trình: nhận biết, tương tác, mua hàng, trung thành, vận động. Thu hút họ đến du lịch chỉ là bước đầu, bí quyết để điểm đến lưu lại trong tâm trí du khách là làm sao khiến họ tìm thấy sự kết nối với cảnh vật, con người địa phương, từ đó tạo sự kết nối giữa họ cùng người bạn đồng hành, gia đình và sâu xa hơn là với chính bản thân họ.

- Cần có giải pháp huy động nguồn lực và phối họp hoạt động giừa các chủ thể: Đẩy mạnh phối hợp hiệu quả công - tư trong xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong công tác xúc tiến du lịch; đẩy mạnh liên kết, phối hợp Du lịch - Hàng không, truyền hình và các hội nghề nghiệp trong hoạt động xúc tiến du lích...

Tiểu kết chương 4

Định hướng phát triên du lịch ở Nha Trang tới năm 2030 đó là quy hoạch thành phố trở thành một trong những địa bàn trọng điểm của cả nước về du lịch và trờ thành ngành kinh tế xanh hàng đầu cùa tỉnh Khánh Hòa .về hệ thống du lịch tới năm 2030, Nha Trang sẽ được xây dựng thành một đô thị du lịch và kết nối với với khu du lịch quốc gia Bắc Cam Ranh (du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh, vui chơi giải trí, thể thao khám phá biển, đảo) và điểm du lịch quốc gia Trường Sa (du lịch biển đảo) đế tạo thành một hệ thống du lịch nghỉ dưỡng ven biển, vui chơi giải trí cao cấp, MICE tầm cỡ quốc tế cũng như trở thành trung tâm

du lịch phụ trợ của toàn vùng duyên hải Nam Trung bộ.

Để có thể thực hiện được định hướng phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững trong tương lai, Nha Trang - Khánh hòa cần phải thực hiện một cách có hiệu quả và đồng bộ các cải tổ về: Chính sách quy hoạch phát triển ngành du lịch, chính sách quản lý ngành du lịch, chính sách quảng bá sản phẩm và thu hút khách du lịch; chính sách khuyến khích đầu tư và chính sách phát triển - nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN

Thông qua việc phân tích sô liệu trong các báo cáo, nghiên cứu, khảo cứu và quá trình khảo sát, điều tra thực tế cùng với việc tiến hành xây dụng và chứng minh mô hình nghiên cứu, đề tài mà tác giả lựa trọn đề nghiên cứu đã trình bày, khái quát được những nội dung:

Phần thứ nhất, bài nghiên cứu đã chỉ ra một cách rõ ràng hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về: du lịch và đặc điểm của hoạt động du lịch; phát triển bền vững và quản lý du lịch theo hướng bền vững; các nhân tố tác động đến quản lý và phát triển du lịch bền vững và các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý du lịch theo hướng bền vừng. Ngoài ra bài nghiên cứu còn đưa ra được các ví dụ về các mô hình quản lý du lịch theo hướng bền vững ở một số nước trên thế giới để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý du lịch ở Nha Trang - Khánh Hòa trong tương lai.

Phần thứ hai, bài nghiên cứu đã trình bày được các phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt các nội dung phân tích gồm có: Phương phân tích - tổng hợp và phương pháp nghiên cứu căn cứ trên công cụ mô hình hóa. Trong phương pháp phân tích - tống hợp tác giả tiến hành thu thập thông tin (thông tin sơ cấp và thứ cấp), tiếp đến tiến hành phân tách và phân tích chuyên sâu những chuyên thông tin này sau đó liên kết các kết quả có được lại với nhau để đưa ra nhận thức đầy đủ, đúng đắn bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. về phương pháp mô hình hóa, đây là phương pháp nghiên cứu các đặc trung bằng xây dựng một mô hình tái hiện lại các yếu tố có liên quan tới quản lý du lịch bền vững sau đó thông qua phần mềm toán học để chứng minh sự tồn tại và ảnh hưởng của các yếu tố này tới quản lý du lịch bền vững tại Nha Trang - Khánh Hòa.

Phần thứ ba, ở phần này của bài đã tiến hành phân tích tổng quan và tiềm năng du lịch của Nha Trang - Khánh Hòa, Thực trạng quản lý du lịch ở Nha Trang - Khánh Hòa theo hướng bền vững dưới góc độ kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường cũng như thực trạng các nhân tố tác động đến quản lý du lịch theo hướng

bên vững ở Nha Trang - Khánh Hòa. Từ những đặc điêm đó tác giả đưa ra được đánh giá về vấn đề quản lý du lịch ở Nha Trang - Khánh Hòa theo hướng bền vững thông qua các tiêu chí về kết quả đà đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại.

Phần thứ tư, qua những hạn chế trong công tác quản lý du lịch hiện nay ở Nha Trang - Khánh Hòa được phân tích cặn kẽ ở phần thứ ba, tác giả đã nêu ra những giải pháp và đề xuất của mình nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác quản lý du lịch tại Nha Trang - Khánh Hòa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12.

Bộ KH-CN&MT, 2004. Cơ sở khoa học và giải pháp phát trỉên du lịch hên vừng ở Việt Nam, Hà Nội

Bộ Chính trị, 2017. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày Ỉ6/1/20Ỉ7 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2019. Niên giám thong kê tỉnh Khánh Hòa

giai đoạn 2011-2019

Nguyễn Mạnh Cường, 2015. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tinh

trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bĩnh. Luận án Tiến sỹ, Trường

Đại học Kinh tế quốc dân.

Trần Tiến Dũng, 2007. Phát triển du lịch bền vừng ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006. Giáo trình Kinh tế du lịch.

Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2009. Gidơ trình Kinh tế du lịch. Hà

Nội'. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

Nguyễn Đức, 2014. Giải pháp phát triển du lịch bền vừng vùng Tây Nguyên.

Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội

Huỳnh Thị Trúc Giang, 2012. Phát triển du lịch bền vừng Đồng Tháp.

Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Họp, 2014. Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở

các Vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững. Luận án Tiến

sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Dương Hoàng Hương, 2017. Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ.

Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nguyễn Đỉnh Hòa và Vũ Văn Hiến, 2001. Du lịch bền vững. Hà Nội: nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

13.Hội đông nhân dân tỉnh Khánh Hòa, 2007. Nghị quyêt sô 01/2007/NQ-

HĐND ngày 02/02/2017 phê duyệt quy hoạch tông thể về phát triển du lịch

Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

14.. Phạm Trung Lương, 2002. Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực

tiễn phát triển ở Việt Nam. Hà Nội: nhà xuất bản Giáo dục.

15. Phạm Trung Lương, 2007, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. Hà

Nội: nhà xuất bản Giáo dục.

16. Phạm Trung Lương, 2015. Phát triển du lịch xanh với bảo vệ môi trường và

ứng phỏ với hiến đôi khí hậu ở vùng Đồng bằng song Cửu Long. Tuyển tập

Hội thảo “Liên kết phát triền du lịch xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Thành phố cần Thơ, ngày 29/06/2015.

17. Phạm Trung Lương, 2008. Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ. De tài cấp Bộ.

18. Ngô Hải Ninh, 2017. Định hướng phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp trí Khoa học công nghệ, số 163 (03/2), trang 101-105.

19. Cao Thị Nguyệt, 2014. Phát triển du lịch sinh thái huyện Vĩnh Cửu, tỉnh

Đồng Nai theo hướng bền vững. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Phúc Nguyên và Lê Thế Giới, 2013. Phát triển bền vững du lịch duyên hải miền Trung theo cách tiếp cận chuỗi giá trị. Tạp chí Phát triển kình tế

21. Nguyễn Thanh Quang, 2016. Giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo, tỉnh

Vĩnh Phúc theo hướng đô thị du lịch phát triển bền vững. Luận văn Thạc sỹ,

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

22. Nguyễn Hoàng Tứ, 2016. Quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du

lịch bền vững tại một so tỉnh miền trung Việt Nam. Luận án Tiến sỹ, Trường

Đại học Thương mại.

23. Bùi Thanh Toàn, 2018. Đê xuât mô hình phát triên du lịch sinh thái bên vững tại Phú Yên. Tạp chí kinh tế dự báo, số 36 (682), trang 95-98.

24. Tổng Cục Du lịch, 2015. Ctó trương và giải pháp đây mạnh phát triển du

lịch Miền Trung - Tây Nguyên. Hội đồng khoa học - Tổng Cục Du lịch, Hà Nội.

25. Tổng Cục Du lịch, 2005. Giới thiệu sách câm nang về phát triển du lịch bền vững. Hội đồng khoa học - Tông Cục Du lịch, Hà Nội.

26. Tỉnh ủy Khánh Hòa, 2017. Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày

24/7/20ỉ 7 thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày ỉ6/0ỉ/20ỉ 7 của Bộ Chính trị về phát triền du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tiếng Anh

27. Machado, A., 1990. Ecology, Environment and Development in the Canarylslands. Santa Cruz de Tenerife.

28. Nikolova, A and Hens, L., 1998. Sustainable Tourism, Free University of Brussel. Belgium.

29. Gutierrez, et al., 2005. Linking Communities, Tourism, & Conservation: A Tourism Assessment Process - Tools and Worksheet. Conservation

International and the George.

30. Stabler, M.J., 1997. Tourism and Sustainability: Principles to Practice, Oxon CAB International. Wallingford.

31. Hunter, c and Green, H., 1995. Tourism and the Environment: A Susstainable Relationship.Routledge. London.

32. Godfrey, K.B., 1994. Sustainable Tourism. What is it really?. United Nationals Economic and Social Council. Cyprus.

33. Heather, D, Zeppel., 2005. Indigenous Ecotourism: Sustainable Development and Management. Jame cook university Cairns. Australia.

34. Paul, F.J, Eagles., 2003. Sustainable Tourism in Protected Area: Guidelines For Planning And Management. Best Practice Protected Area Guidelines

series no 8. UNEP, IUCN, UNWTO.

35. Yang, Q. et al., 2011. An empirical analysis of influential factors ininterntional tourism income in Sichuan Provice. Asian Social Science. Issue No. 7, pp. 54-61. Website 36. https://www.baokhanhhoa.vn/du-lich/202010/phat-trien-du-lich-thanh-nganh- kinh-te-mui-nhon-8188248/ 37. https://baokhanhhoa.vn/du-lich/202007/chao-mung-dai-hoi-dang-bo-thanh- pho-nha-trang-lan-thu-xvii-nhiem-ky-2020-2025-phat-trien-du-lich-ben-vung-

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch bền vững tại nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)