4.2.6.1. Phân loại theo TMN.
Xếp loại giai đoạn theo TNM là tổng hợp các yếu tố như mức xâm lấn, di căn hạch và di căn xa. Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, tỉ lệ sống 5 năm phụ thuộc theo giai đoạn bệnh sớm hay muộn.
Theo Hà Văn Quyết (1980), tỉ lệ sống 5 năm theo giai đoạn I, II, III, IV lần lượt là: 52,9%, 8,7%, 4,5% và 0% [25]. Theo Kikuchi (2001) là 95,6%, 74,1%, 49,3% và 12,1% [66]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Hải trên 64 bệnh nhân ở bệnh viện K từ 1998-2000 có thời gian sống sau 5 năm ở các giai đoạn I, II,III, IV tương ứng là 66,7%, 46.7%, 16,7%, 0,011% [9]. Nghiên cứu của Nguyển Anh Tuấn trên 149 bênh nhân CTBDD cho thấy tỷ lệ sống sau 5 năm của các giai đoạn IIIb, IVa và IVb tương ứng là 44,4%,18,7%, 19,23% [32]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Mỹ và các nước phương tây cho thấy tỷ lệ sống 5 năm tương ứng với giai đoạn I từ 72%-90%, giai đoạn II từ 32%- 50%, giai đoạn III khoảng 10% và giai đoạn IV rất hiếm [59]. Còn các tác giả Nhật Bản cho thấy ở giai đoạn I tỷ lệ này từ 74%-92%, giai đoạn II từ 52%- 76%, giai đoạn III từ 25%-48% và giai đoạn IV từ 3,4%-18,1% và kết quả này tăng lên cùng với sự mở rộng phạm vi phẩu thuật [79]
Bảng 3.26 cho thấy tỷ lệ sống 5 năm của các giai đoạn II, IIIa ,IIIb và IV tương ứng là 74,4%, 6,6%, 0%, 0%. Thời gian sống trung bình của các giai đoạn II, IIIa, IIIb và IV lần lượt là 42,748±4,557 tháng, 22,257±2,902 tháng, 17,372±2,772 tháng và 16,108±2,145 tháng. Sự khác biệt về thời gian sống của các giai đoạn trên có ý nghĩa thống kê với p=0.001 (biểu đồ 3.7). Tỷ lệ của các
92
giai đoạn trên giảm dần và rất thấp ở giai đoạn IIIa, IIIb, giai đoạn IV không có bệnh nhân nào sống 5 năm. Nếu so sánh với các tác giả trong nước ở trên kết quả của tôi ở các giai đoạn IIIa, IIIb tỷ lệ sống vẩn không được cải thiện thậm chí còn thấp hơn mặc dù tổng kết này được thực hiện sau các tác giả trong nước. Có thể hiểu là do nghiên cứu của tôi ở cả 2 đối tượng được phẩu thuật triệt để và không triệt để. Điều này cho thấy ngoài sự tiến bộ về kỹ thuật phẩu thuật thì phát hiện sớm UTDD cũng đóng vai trò rất lớn trong khả năng kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, bằng chứng là các bệnh nhân tổn thương ở giai đoạn II có tỷ lệ sống 5 năm rất cao tương ứng với các nghiên cứu của các tác giả Nhật Bản nhưng số lượng bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn này không nhiều.
4.2.6.2. Phân loại theo Dukes.
Phân loại giai đoạn bệnh theo Dukes dựa trên số lượng hạch di căn cho thấy ở giai đoạn có di căn hạch nhiều thì tỉ lệ sống 5 năm sau phẫu thuật giảm đi rõ rệt. Tỉ lệ sống 5 năm trong nghiên cứu của tôi với Dukes B, Duckes Ca và Duckes Cb lần lượt là 36,1%, 12,7%, 0% (bảng 3.27). Sự khác biệt về thời gian sống của các giai đoạn trên có ý nghĩa thống kê với p=0.001 (biểu đồ 3.8).
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả phẫu thuật UTDD phụ thuộc rõ rệt vào giai đoạn bệnh, giai đoạn bệnh càng muộn tiên lượng càng xấu. Do vậy bên cạnh những hoàn thiện về kỹ thuật mổ cần áp dụng rộng rãi các biện pháp để chẩn đoán sớm U.