Thời gian sống thêm và typ vi thể

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung thư biểu mô tại bệnh viện việt đức (Trang 92 - 95)

Bảng 3.23 cho thấy UTBM tuyến ống nhỏ có thời gian sống trung bình 32,897±3,481 tháng, tỷ lệ sống 5 năm chiếm 32,9%, UTBM tuyến nhú 25,574±6,852 tháng, tỷ lệ sống 5 năm 27,1%, UTBM tuyến nhầy 8,839±1,44 tháng, tỷ lệ sống 5 năm 0%, UTBM tế bào nhẩn 12,029±2,843 tháng, UTBM tế bào nhỏ 13,130±2,824 tháng, tỷ lệ sống 5 năm chiếm 0%, UTBM không biệt hóa 13,314±2,710 tháng, tỷ lệ sống 5 năm chiếm 0%, UTBM tuyến vảy 29,367±0,00 tháng, tỷ lệ sống 5 năm chiếm 0%, UTBM tế bào vảy 16,700±0,000, tỷ lệ sống 5 năm bằng 0, UTBM không xếp loại 10,925±1,963 tháng, tỷ lệ sống 5 năm chiếm 0%. Thời gian sống trung bình của các typ trên khác nhau có ý nghĩa thống kê p < 0,05. (biểu đồ 3.3).

Các mức độ biệt hóa có biệt hóa cao có 4 bệnh nhân tỷ lệ sống 5 năm 0%, biệt hóa kém có tỷ lệ sống 5 năm bằng 0, biệt hóa vừa có tỷ lệ sống 5 năm chiếm 45,8%. Không biệt hóa có tỷ lệ sống 5 năm bằng 0 (bảng 3.24). Thời gian sống trung bình của 3 nhóm trên khác nhau có ý nghĩa thống kê với p = 0,003, (biểu đồ 3.4).

Kết quả nghiên cứu của Nguyển Xuân Kiên ở viện 108 trên 144 bệnh nhân UTDD cho thấy tỷ lệ sống 5 năm sau mổ đối với các typ theo phân loại của JRSGC là: UTBM tuyến nhú 48,98%, UTBM tuyến ống 42,15%, UTBM biệt hóa kém 10,41%, UTBM nhầy 25%, UTBM không biệt hóa 0% [18]. Theo Lê Đình Roanh thì ung thư biểu mô tuyến ống có tiên lượng tốt nhất, UTBM tuyến nhầy có tiên lượng xấu nhất [29]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Hải ở viện K cũng chỉ ra điều này, theo các tác giả này thì tỷ lệ sống 60

89

tháng của nhóm UTBM có chế nhầy chỉ là 30,8% so với nhóm không chế nhầy là 48,4% [9]. Theo Shibua và cộng sự, tỷ lệ sống thêm của UTBM chế nhầy có tiên lượng xấu hơn so với UTBM không chế nhầy [80]. Sự khác nhau về tiên lượng này được nhiều tác giả giải thích là do khối u của typ chế nhầy sẽ tiết ra chất nhầy nội và ngoại phong phú (> 50% khối u), có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các tuyến thường giản thành nang và tràn vào tổ chức kẽ tạo thành bể chất nhầy, ở đó các tuyến bị phá vở như bơi trong đó, tạo điều kiện cho các tế bào lan tỏa và xâm lấn dễ dàng hơn các tổn thương khác. Một số tác giả nhận thấy đối với UTDD sớm thì UTBM tuyến nhú kém biệt hóa có tỷ lệ di căn cao hơn, ngược lại đối với UTDD giai đoạn tiến triển thì UTBM tuyến biệt hóa cao có tỷ lệ di căn hạch cao hơn [6], [18].

Nghiên cứu này cũng không ngoại lệ, thời gian sống trung bình và tỷ lệ sống 5 năm của UTBM tuyến ống nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất, UTBM chế nhầy có thời gian sống trung bình thấp nhất 8,839 tháng so với thời gian sống trung bình chung 24,949 tháng và tỷ lệ sống 5 năm bằng 0.

Ở 3 thể biệt hóa trong nghiên cứu của tôi do UTBM thể biệt hóa cao chiếm tỷ lệ rất thấp, và chỉ có 4 bệnh nhân đã tử vong 1 không đủ để có kết luận nhưng phải chăng như đã nói ở trên các UTDD tiến triển UTBM biệt hóa cao có tiên lượng xấu hơn các typ khác do khả năng di căn hạch cao hơn. Các bệnh nhân sống 5 năm trong nghiên cứu của tôi chủ yếu là các thuộc thể biệt hóa vừa, biệt hóa kém không có bệnh nhân nào sống 5 năm điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyển Xuân Kiên, Vũ Hải, các tác giả này đều cho thấy UTBM tuyến biệt hóa kém có tỷ lệ sống 5 năm không cao. Các tác giả Lê Đình Roanh, Ngô Quang Dương đều cho rằng thể kém biệt hóa có tiên lượng kém hơn hai typ còn lại.

90

4.2.5. Thời gian sống thêm và mức độ xâm lấn.

Bảng 3.25. cho thấy kết quả nghiên cứu của tôi ở các bệnh nhân có tin đa số các trường hợp tổn thương xâm lấn ở mức T3 và T4.

Cụ thể: Tổn thương xâm lấn T1 có 2 bệnh nhân đang sống. T2 có 6 bệnh nhân tỷ lệ sống 5 năm là 44,4%. T3 có 70 bệnh nhân trong đó tỷ lệ sống 5 năm ở mức 17,2%. T4 có 63 bệnh nhân, tỷ lệ sống 5 năm là 12,5%. Thời gian sống trung bình của các mức tổn thương T2,3,4 lần lượt là 40,633±5,258 tháng, 28,416±2,884 tháng, 13,961±1,840 tháng các mức thời gian này khác nhau có ý nghĩa thống kê với p = 0,004 (biểu đồ 3.5). Các tổn thương T1,2 có số lượng quá ít, điều này phản ánh tình trạng bệnh nhân đến viện thường ở giai đoạn muộn và với con số này khó mà đưa ra được sự so sánh nào có ý nghĩa.

Theo Maruyama K, trong các bệnh nhân UTDD thì độ sâu xâm lấn của u và hạch lympho di căn được xem là 2 yếu tố tiên lượng quan trọng nhất [72]. Nghiên cứu của Nguyển Anh Tuấn trên 149 bệnh nhân được CTBDD, phẩu thuật triệt để ở viện K như đã đề cập ở trên cho thấy tỷ lệ sống 5 năm của u T3 ở nhóm phục hồi lưu thông tiêu hóa bằng miệng nối thực quản-ruột có tỷ lệ sống 5 năm là 55,56%, u T4 là 20%, các tổn thương T1,2 ở nhóm nghiên cứu của tác giả cũng chiếm tỷ lệ rất ít không đủ để cho ra kết luận [46]. Nghiên cứu của Nguyển Xuân Kiên ở viện 108 trên 144 bệnh nhân cắt DD do ung thư được cho là triệt để có tỷ lệ sống thêm 5 năm ở các mức tổn thương T1,2,3,4 tương ứng là 79,5%, 42,98%, 15,85%, 0% [18]. Theo nghiên cứu của Noguchi Y, tỷ lệ sống 5 năm của bệnh nhân giảm đi rõ rệt khi độ sâu của khối u tăng lên. Từ 94% khi u còn ở niêm mạc giảm xuống còn 23% khi u xâm lấn tới thanh mạc (T3) và chỉ còn 5% khi u xâm lấn tới các tạng lân cận (T4) [55]. Kết quả nghiên cứu này nếu so sánh với Nguyển Anh Tuấn có thấp hơn nhưng không đáng kể có thể do ở nhóm nghiên cứu của tôi bao gồm cả các đối tượng được phẩu thuật triệt để và không triệt để, kết quả này còn đáng

91

khích lệ khi so sánh với nghiên cứu của Nguyển Xuân Kiên tỷ lệ sống 5 năm ở đây là 0%. Tóm lại nghiên cứu của tôi thể hiện rỏ rằng thời gian sống trung bình và tỷ lệ sống 5 năm của bệnh nhân giảm dần khi các tổn thương xâm lấn tăng lên.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung thư biểu mô tại bệnh viện việt đức (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)