Kích thước u

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung thư biểu mô tại bệnh viện việt đức (Trang 71 - 73)

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: kích thước <3cm chiếm 4%, 3.1-5cm chiếm 11,4%, 5.1-10cm chiếm 63,2%, >10cm chiếm 14.9%.

Nghiên cứu của Trịnh Quốc Hoàn năm 2001 tại bệnh viện K u có kích thước từ 3-6cm chiếm tỷ lệ 53,3%, từ 6-9cm chiếm tỷ lệ 21,7%, lớn hơn 9cm là 10,3%[12]. Nghiên cứu của Ngô Quang Dương (2001) về hình thái học chẩn đoán UTDD có kích thước 1-2cm là 9,1%, kích thước 2-3 là 14,5%, kích thước 3-4cm là 18,2%, kích thước 5-10cm là 40%, 10-15cm là 7,3% [6]. Nghiên cứu của Nguyển Xuân Kiên ở bệnh viện 108 trên 144 bệnh nhân có kết quả ≤ 2cm chiếm 14.6%, 2-5cm chiếm 46,6%, 5-8cm chiếm 31,9%, > 8cm chiếm 6,9% [46]. Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn u có kích thước 5- 5.9cm chiếm tỷ lệ 50,65%, 3-4.9cm chiếm 28,11%, 1-2.9cm chiếm 10,13%,

68

dưới 1cm chiếm 0,33%, lớn hơn 10cm chiếm 10,78% [30]. Tổng kết ở luận văn thạc sỹ của Bùi Ánh Tuyết tại khoa giải phẩu bệnh bệnh viện K Hà Nội trên 96 bệnh nhân UTDD có kết quả đa số u có kích thước từ 4-5cm, chỉ có 1 trường hợp u > 10cm [47]. Nghiên cứu của Monafo trên 222 bệnh nhân cho thấy u < 2cm chiếm 8%, u > 16cm chiếm 5%, phần lớn u có kích thước 4-5cm [75].

Nghiên cứu này có đa số các tổn thương kích thước lớn từ 5cm trở lên, các tổn thương dưới 5cm và 3cm chiếm tỷ lệ rất thấp, tổn thương có kích thước >10cm chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nghiên cứu của các tác giả đã nêu trên cũng cho thấy các tổn thương có kích thước trên 5cm vẩn chiếm đa số, nhưng trên 10cm chiếm tỷ lệ không nhiều.

Các tổn thương ở những nhóm bệnh nhân UTDD được chỉ định CTBDD thường có kích thước lớn hơn vì ngoài các tổn thương ở vùng tâm phình vị có chỉ định ưu tiên CTBDD thì các tổ thương ở các vùng khác chỉ định này được thực hiện khi có tổn thương lớn lan tỏa rộng lên phần lớn DD. Sự phân chia kích thước tổn thương của các tác giả nói chung rất khác nhau. Chưa thực sự có một tiêu chuẩn nào rõ ràng để thống nhất đánh giá kích thước tổn thương và mối liên hệ của kích thước đó với các yếu tố khác tong tổ thương UTDD.

4.1.3. Hình ảnh đại thể.

Bảng 3.3 cho thấy: Thể sùi chiếm 27,7%, thể loét không xâm lấn chiếm 42,9%, thể loét xâm lấn 23.8%, thể thâm nhiểm 5,6% (n=231). Không có hình ảnh tổn thương đại thể của UTDD sớm.

Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn trên các đối tượng UTDD nói chung ở luận án tiến sỹ có tỷ lệ thể loét là 71,16%, thể sùi: 21,34%, thể thâm nhiễm: 3,27% [30]. Nghiên cứu của Nguyển Xuân Kiên ở viện 108 trên 144 bệnh nhân như đã nêu ở trên có tỷ lệ thể loét chiếm 30,6%, thể loét thâm nhiểm chiếm 48.6%, thể sùi chiếm 4,8%, thể thâm nhiểm chiếm 2,8%, UTDD sớm typ 0 chiếm 13,2% [18]. Nghiên cứu của Ngô Quang Dương trên 91 bệnh

69

nhân UTDD có thể loét chiếm 69,1%, thể sùi chiếm 12,7% [6]. Nghiên cứu của Vũ Hải thể loét chiếm 55,2%, thể thâm nhiểm chiếm 4,7%, loét sùi chiếm 23,8%, thể sùi 1,9%[9]. Nghiên cứu của Trần Văn Hợp có thể loét chiếm 51,9% [64], [16]. Nghiên cứu của Borrmamm có thể loét chiếm 30% [13]. Nghiên cứu của Takashi thể polyp chiếm 2.8%, thể thâm nhiểm chiếm 9,5% [84].

Hầu hết nghiên cứu của các tác giả đều cho thấy thể loét chiếm đa số từ 50% trở lên trừ nghiên cứu của Bormann. Nghiên cứu của tôi không ngoại lệ, tỷ lệ thể loét nếu gộp cả 2 thể loét thâm nhiểm và loét không thâm nhiểm tỷ lệ này vẩn chiếm tới hơn 65%, các thể khác không có sự khác biệt lớn. Thể thâm nhiểm của tôi có cao hơn báo cáo của các tác giả trên nhưng không nhiều (5,6%). Có thể các đối tượng của tôi thu hẹp hơn chỉ ở những bệnh nhân được CTBDD nên tỷ lệ này cao lên.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung thư biểu mô tại bệnh viện việt đức (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)