Tổn thương vi thể

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung thư biểu mô tại bệnh viện việt đức (Trang 73 - 76)

Bảng 3.4 cho thấy: UTBM tuyến ống nhỏ 42,9% (99 bệnh nhân), tuyến nhú 6.4% (15 bệnh nhân), tuyến vảy 2.6% (6 bệnh nhân), tuyến nhầy 10.8% (25 bệnh nhân), tế bào nhẩn 12,1% (28 bệnh nhân), tế bào nhỏ 3,5% (8 bệnh nhân), không biệt hóa 11,7% (27 bệnh nhân), không xếp loại có 21 bệnh nhân chiếm 9,1%. Mức độ biệt hóa (bảng 3.5): có 126 bệnh nhân được ghi nhận các mức độ biệt hóa với các tỷ lệ như sau: biệt hóa cao chiếm 3,2%, biệt hóa vừa 49,2%, kém biệt hóa chiếm 47,6%.

Nghiên cứu của Lê Đình Roanh và cộng sự trên 438 trường hợp UTDD cho thấy UTBM tuyến ống nhỏ là 56,16%, UTBM tế bào nhẩn 17,58%, UTBM không biệt hóa 13,92%, UTBM tế bào vảy 0,91%, UTBM tuyến vảy chiếm 0,23%, ung thư tế bào nhỏ 0,68%, UTBM tuyến nhầy chiếm 5,7% [29]. Trong nhóm UTBM tuyến ống nhỏ (n =246), tác giả chia các mức độ biệt hóa và có kết quả: kém biệt hóa chiếm 30,48%, biệt hóa vừa chiếm 29,28%, biệt hóa cao chiếm 40,24%. Nghiên cứu của Ngô Quang Dương cho thấy UTBM

70

tuyến ống nhỏ chiếm 56,4%, UTBM tuyến nhầy 16,4%, UTBM không biệt hóa 16,4%, UTBM tế bào nhẩn 5,5%, UTBM tế bào vảy 1,8%, UTBM tuyến vảy 0% [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Kiên ở bệnh viện 108 từ 1998- 2001 cho thấy tỷ lệ UTBM tuyến ống 40,3%, UTBM tuyến nhầy 8.3%, UTBM không biệt hóa 4.9%, UTBM tuyến nhú 3,5%, UTBM biệt hóa kém 33,3% [18]. Nghiên cứu của Nguyển Anh Tuấn trên 149 bệnh nhân ở được CTBDD chia Làm 2 nhóm, nhóm 1 nối lưu thông tiêu hóa thực quản ruột bằng miệng nối Roux-en Y hoặc Omega nhóm 2 tạo túi Lygidaki có tỷ lệ tổn thương ở hai nhóm 1 và 2 như sau: UTBM tuyến nhú chiếm 4,8%, 3,1%, UTBM tuyến ống biệt hóa cao chiếm 22,6%, 30,8%, UTBM tuyến ống biệt hóa vừa chiếm 19.1%, 20%, UTBM tuyến ống biệt hóa thấp chiếm 35,7%, 24,6%, UTBM tuyến nhầy chiếm 11,9%, 9,2%, các loại đặc biệt chiếm 2,4%, 1,5% [46]. Nghiên cứu ở luận án tiến sỹ của Trịnh Hồng Sơn trên 306 bệnh nhân UTDD có tỷ lệ các typ tổn thương như sau: Rất biệt hóa chiếm 40,85%, biệt hóa vừa chiếm 26,80%, ít biệt hóa chiếm 19,61%, không biệt hóa chiếm 12,47%. Nghiên cứu của Nikulasson tác giả Ailen và cộng sự cho thấy UTBM tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất, UTBM tế bào nhẩn là 14,5% [76]. Theo Kurtz, UTBM tuyến chiếm tỷ lệ từ 90 – 95% [70].

Kết quả của tôi về cơ bản không khác biệt nhiều với các tác giả trên. Trong đó UTBM tuyến chiếm phần lớn. UTBM tuyến ống nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất như đa số các công bố của các tác giả. Tuy nhiên, UTBM tuyến vảy ở nghiên cứu của tác giả Lê Đình Roanh, Ngô Quang Dương có tỷ lệ rất thấp (0,23%; 0%) trong khi đó kết quả của tôi có 6 bệnh nhân tương đương 2,6%, cao hơn các tác giả trên. Theo Trần Văn Hợp UTBM tuyến vảy, tế bào vảy rất hiếm gặp ở UTDD, nếu có thì thường ở vùng tâm vị [16], có thể đó là lý do chúng tôi tập hợp được nhiều bệnh nhân này hơn vì trong nghiên cứu này có số lượng ung thư tâm vị đáng kể (79ca). Ung thư biểu mô tuyến nhầy

71

nghiên cứu của Lê Đình Roanh có tỷ lệ chiếm 5,3% tác giả kết luận đây là UTBM hiếm gặp, nghiên cứu của tôi có 10,8% cao hơn nhiều so với tác giả này nhưng nếu so sánh với Nguyển Xuân Kiên (8,3%) kết quả của tôi cao hơn không nhiều. Mức độ biệt hóa trong nghiên cứu của tôi so với nghiên cứu của Lê Đình Roanh rất khác nhau (bảng 3.5), ở nghiên cứu của tác giả có tới hơn 40% biệt hóa cao trong khi đó nghiên cứu của tôi chỉ có 3,2% tương đương 4 bệnh nhân có mức độ biệt hóa cao. Sự khác nhau này còn cần phải nghiên cứu thêm nhưng phải chăng như nhiều nghiên cứu của các tác giả, UTBM tuyến biệt hóa cao ở giai đoạn tiến triển có tiên lượng xấu hơn các mức độ biệt hóa khác do khả năng di căn hạch nhiều hơn trong khi đó ở giai đoạn sớm các mức độ biệt hóa khác có tiên lượng xấu hơn [trích 29], vì vậy số lượng bệnh nhân thu thập được trong nghiên cứu của tôi ít đi do những bệnh nhân này có thể đã ở giai đoạn muộn không còn chỉ định phẩu thuật nữa.

4.1.5. Phân loại giai đoạn bệnh.

Vì đây là nghiên cứu hồi cứu nên chỉ ghi nhận được các kết quả có ở giải phẫu bệnh. Do số lượng hạch lấy được trong quá trình phẫu thuật đa số không đủ 15 hạch (trung bình chỉ 7,03 ± 5,519) nên không đủ tiêu chuẩn để xếp loại theo UICC về di căn hạch, chỉ ghi nhận được theo TMN và Dukes.

Theo TMN thì các tỷ lệ thu được lần lượt là (bảng 3.7): giai đoạn Ia 1.3%, Ib 1.7%, II 12,6%, IIIa 35.1%, IIIb 30,3%, IV 19%.

Theo Dukes (bảng 3.8): Dukes A 4,8%; Dukes B 20,3%; Dukes Ca 54,5%; Dukes Cb 20.3%

Kết quả thu được cho thấy đa phần bệnh nhân đến viện đều ở giai đoạn muộn. Nghiên cứu của Hà Văn Quyết trong thời gian 5 năm từ 1970 – 1975 trên 216 bệnh nhân đã mổ UTDD [25] cho thấy giai đoạn I:17,12%; II: 23,25%; III: 44,44%; IV: 4,16% [5-31]. Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn trên 306 bệnh nhân từ 1995 – 1997 [30] cho thấy phân loại theo TMN có tỷ lệ gđ 0:

72

0,65%; I: 3,92%; II: 9,84%; IIIa: 25,16%; IIIb: 36,27%; IV: 24,52%. Theo Dukes: Dukes A: 7,19%, Dukes B: 12,09%, Dukes Ca 54,94%; Dukes Cb: 27,78% [1]. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và Hoàng Công Đắc trên 149 bệnh nhân được CTBDD ở bệnh viện 108 từ 1994-2000 cho thấy theo phân loại TMN: gđ II 7,7%; IIIa: 9,2%; IIIb: 15,4%; IV: 60% [32].

So với các tác giả trên kết quả ở nghiên cứu này có các giai đoạn Ia, Ib, Dukes A, Dukes B rất thấp (bảng 3.7,3.8). Bệnh nhân chủ yếu tập trung ở giai đoạn IIIa và IIIb, Ca, Cb. Nhưng nếu so với nghiên cứu ở các bệnh nhân được CTBDD của Nguyển Anh Tuấn thì tỷ lệ giai đoạn IV của tôi thấp hơn đáng kể. Đó cũng có thể là một đặc thù của các bệnh nhân được chỉ định CTBDD theo yêu cầu được thực hiện hiện nay, rất ít bệnh nhân có tổn thương ở giai đoạn sớm.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung thư biểu mô tại bệnh viện việt đức (Trang 73 - 76)