1.2.6.1. Lan tràn tại chỗ, tại vùng.
Trong quá trình tiến triển UTDD có thể xâm lấn qua lớp thanh mạc, ra mô lân cận như lách, tụy, đại tràng, tuyến thượng thận. Theo đánh giá của Zinninger, mức độ lan tràn này khá đa dạng [80]. Khối u có thể lan xuống
26
hành tá tràng hoặc lan lên thực quản. Sự lan tràn lên thực quản thông qua hệ thống bạch huyết dưới niêm mạc, sự lan tràn xuống hành tá tràng thường trực tiếp qua lớp cơ và qua các mạch bạch huyết dưới thanh mạc. Thực tế cho thấy sự lan tràn của UTDD lên thực quản thường gặp hơn xuống tá tràng. Có đến 48% mặt cắt thực quản cách ung thư tâm vị 3 cm còn tế bào ung thư ở nghiên cứu của Đổ Mai Lâm trên các đối tượng ung thư tâm vị dạ dày [19] nhưng dưới môn vị 1-2 cm mặt cắt thường ít khi thấy tế bào ung thư ở tá tràng. Thường thì khối u càng lớn mức độ lan tràn của tế bào u cũng tăng theo, các tổn thương ung thư khi xâm lấn đến lớp cơ, thanh mạc và dưới thanh mạc thì mặt cắt càng gần u tỷ lệ tế bào ung thư càng cao, ngược lại UTDD sớm sự lan tràn này thường chỉ dừng lại ở lớp niêm mạc hơn là lớp cơ.
Kết quả nghiên cứu của Lê Đình Roanh cho thấy khi diện cắt cách bờ u 3 cm thì tỷ lệ còn tế bào ung thư là 20.8%, 5cm thì tỷ lệ này là 10.4%. Khi khối u có kích thước 2-5 cm tỷ lệ còn tế bào ung thư ở diện cắt tương ứng là 27% và 14%. Khi khối u bé hơn 2cm tỷ lệ này tương ứng chỉ là 7.1% và sạch u khi cách 5cm, một kết luận quan trọng của tác giả này nữa là khi ung thư di căn càng nhiều hạch thì tỷ lệ còn tế bào ung thư ở diện cắt càng cao [29]. Còn nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả khác như Trịnh Hồng Sơn, Lê Minh Quang… đều chỉ ra điều tương tự.
1.2.6.2. Lan tràn theo đường bạch huyết.
Lan tràn qua con đường bạch huyết là một yếu tố đã được công nhận rộng rãi, đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn chứng minh cho vấn đề này và nêu lên vai trò quan trọng của nạo vét hạch khi phẩu thuật và thời gian sống thêm của bệnh nhân sau mổ như của tác giả Trịnh Hồng Sơn, Nguyển Anh Tuấn, Đặng Thế Căn, Phạm Duy Hiển…
27