III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
2. Các hoạt động chính:
2.6. Hoạt động 6: Trải nghiệm cùng tác phẩm mĩ thuật (15 phút)
thuật (15 phút)
* Mục tiêu: Học sinh sáng tạo cùng các tác phẩm mĩ thuật.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm theo trình độ. - Giao việc cho các nhóm:
Nhóm trung bình, yếu: Tùy chọn và vẽ lại 01 bức tranh phong cảnh, lễ hội hay sinh hoạt, vui chơi.
Nhóm khá: Nặn 01 tượng tùy thích bằng sáp nặn về chủ điểm lễ hội dân gian Việt Nam.
Nhóm giỏi: Dùng dây thép uốn thành 01 bức tượng theo chủ điểm sinh hoạt, vui chơi, dùng giấy bồi (giấy báo cũ) quấn quanh rồi trang trí cho bức tượng.
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm khi cần.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Các nhóm chưa hoàn thành sẽ thực hiện tiếp vào tiết sau.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Học sinh lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Ngày dạy: Thứ ……., ngày ……. tháng … năm ……
Tích hợp các bài 5, bài 11, bài 19 và bài 26 (4 tiết)
(Tiết 4) I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu được giá trị của một tác phẩm mĩ thuật.
- Kĩ năng: Học sinh biết phân tích một tác phẩm về mặt hình thức, tạo dáng, màu sắc, chất liệu; phát triển khả năng phát hiện cái đẹp tìm tòi cái mới khi tiếp xúc với tranh vẽ qua các buổi trình bày về tác phẩm và các buổi triển lãm.
- Thái độ: Học sinh sử dụng được phương pháp tái hiện để tự mình tái hiện lại một tác phẩm yêu thích qua đó học cách thể hiện bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, các tranh phong cảnh, tranh của họa sĩ, tranh dân gian Việt Nam, tranh vẽ của thiếu nhi…
- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở thực hành Mĩ thuật, …
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):