Hoạt động 2: Vẽ biểu cảm (tiếp theo, 25-30 phút)

Một phần của tài liệu Bài 1. Màu sắc và cách pha màu (Trang 37 - 39)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

2. Các hoạt động chính:

2.2. Hoạt động 2: Vẽ biểu cảm (tiếp theo, 25-30 phút)

theo, 25-30 phút)

Bước 2. Thảo luận về các đường nét biểu cảm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đính các bức vẽ của mình trên tường.

- Giáo viên yêu cầu các em cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy” hoặc vẽ cách điệu.

- Học sinh đính các bức vẽ của mình trên tường.

- Học sinh cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy” hoặc vẽ cách điệu.

- Giáo viên gợi ý bằng một số câu hỏi: + Các em vẽ có giống mẫu không?

+ Bức tranh nào vẽ chi tiết nhất? Hiệu quả của những chi tiết này là gì?

+ Qua hoạt động này, chúng ta đã được hình thành kĩ năng nào?

 Bước 3. Thể hiện tranh biểu đạt bằng

màu sắc:

- Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn, điều chỉnh các tranh đã vẽ cho phù hợp với biểu cảm mà các em muốn thể hiện.

- Học sinh lựa chọn, điều chỉnh các tranh đã vẽ cho phù hợp với biểu cảm mà mình muốn thể hiện.

- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ màu vào bức vẽ đã chọn.

- Giáo viên khuyến khích học sinh lựa chọn chất liệu, màu sắc phù hợp để vẽ nhằm tăng tính biểu cảm.

- Giáo viên đi và quan sát cả lớp, giúp học sinh yếu.

- Giáo viên đặt câu hỏi để giúp các em lựa chọn được màu sắc và nội dung đạt chất lượng:

+ Em muốn thể hiện điều gì và em thể hiện nội dung đó như thế nào trong bức tranh này?

+ Hình ảnh trong tranh của em có theo những gì em muốn thể hiện không? + Trong bức “Vẽ không nhìn giấy” của mình, em muốn thêm hay bỏ chi tiết nào? Lí do?

+ Nhân vật trong bức vẽ thể hiện trạng thái tình cảm gì? Biểu hiện ở điểm nào?

3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.

Ngày dạy: Thứ ……., ngày ……. tháng … năm .……

Tích hợp các bài 4, bài 7, bài 20 và bài 34 (4 tiết)

(Tiết 3) I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh biết cách quan sát, hình dung để vẽ tranh về đề tài Ngày hội quê em; phong cảnh quê hương; ...

- Kĩ năng: Học sinh vẽ được tranh về đề tài Ngày hội quê em; phong cảnh quê hương; chép họa tiết trang trí dân tộc.

- Thái độ: Học sinh phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em về quê hương; khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (2 phút):

- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.

- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.

- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.

2. Các hoạt động chính (tiếp theo):

Một phần của tài liệu Bài 1. Màu sắc và cách pha màu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w