Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng vệ sinhan toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm chủ đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh trung học phổ thông (Trang 58)

2. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm

2.1.Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng vệ sinhan toàn thực phẩm

2.1.1. Mục tiêu

a. Kiến thức

- Biết được hiện trạng thực tế của thực phẩm tại thị trường địa phương - Nêu được quy trình nuôi cấy vi sinh vật

- Hiểu được vai trò của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người

b. Kĩ năng

- Kĩ năng làm việc nhóm - Kĩ năng giải quyết vấn đề - Kĩ năng giao tiếp và hợp tác

c. Tư duy, thái độ

- Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đến đời sống con người - Có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh, nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc.

d. Phẩm chất và năng lực hướng đến

- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và năng lực tìm hiểu tự nhiên

2.1.2. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Phương thức tổ chức

- Phương pháp thảo luận nhóm - Kĩ thuật 5W1H

59

- Phương thức thể nghiệm, tương tác: tranh biện, thí nghiệm

2.1.3. Chuẩn bị

* Chuẩn bị của giáo viên

- Chuẩn bị phòng thí nghiệm và các thiết bị, dụng cụ cần cho thí nghiệm nuôi cấy vi sinh vật

- Nội dung các hoạt động

- Câu hỏi nhằm khai thác kiến thức về vai trò và bản chất của an toàn thực phẩm

* Chuẩn bị học sinh

- Tìm hiểu về an toàn thực phẩm - Tìm hiểu về mẫu báo cáo thí nghiệm

- Mẫu thức ăn không rõ xuất xứ và hạn sử dụng

2.1.4. Kế hoạch thực hiện

STT Tên hoạt động Thời gian tổ chức

1 Tác nghiệp nhà báo môi trường 10 phút

2 Nuôi cấy Vi sinh vật 100 phút

3 Báo cáo tổng kết nội dung 25 phút

Hoạt động 1: Tác nghiệp nhà báo môi trường

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các công việc được dặn trước như sau: - Yêu cầu học sinh thu các mẫu thực phẩm không rõ xuất xứ hay hạn sử dụng tại địa phương hoặc khu vực trường học - Giáo viên phân chia lớp thành các nhóm 7-12 học sinh/ nhóm

- Giáo viên phân chia công việc cụ thể gồm :

+ Mỗi nhóm cần thu từ 5-7 mẫu

+ Nhóm trưởng phân chia công việc cho

60

các tổ viên : Lấy mẫu, thu thập hình ảnh, thông tin mẫu, thông tin về an toàn thực phẩm nói chung trên các phương tiện chính thống

- Hướng dẫn thu mẫu và viết nhãn cho các mẫu thu thu được

- Yêu cầu tổng hợp mẫu và các sản phẩm liên quan

- Học sinh tiến hành làm việc theo nhiệm vụ được phân công

- Học sinh viết nhãn cho mẫu

- Học sinh tổng hợp sản phẩm

Hoạt động 2: Nuôi cấy Vi sinh vật

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu học sinh đọc trước tài liệu về quy trình nuôi cấy vi sinh vật

- Hướng dẫn học sinh nuôi cấy Vi sinh vật từ các mẫu thu được

+ Thao tác thí nghiệm + Dụng cụ thí nghiệm + Hóa chất

+ Thiết bị nuôi cấy

- Hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị nuôi mẫu VSV

- Yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm. - Hướng dẫn học sinh quan sát tiêu bản sau nuôi cấy

- Yêu cầu học sinh quan sát tiêu bản

- Học sinh tìm hiểu về quy trình nuôi cấy vi sinh vật

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh thực hành thí nghiệm

- Học sinh quan sát tiêu bản qua kính hiển vi

61

Hoạt động 3: Báo cáo tổng kết nội dung

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu về nhà tìm hiểu trước những nội dung an toàn thực phẩm theo kĩ thuật 5W1H:

+ An toàn thực phẩm là gì?

+ Tại sao an tàn thực phẩm là cần thiết đối với sự sống? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các cơ quan có thẩm quyền về cấp và thu hồi chứng nhận an toàn thực phẩm trong nước là ở đâu ?

+ Đâu là nguyên nhân chính trong việc những thực phẩm không đảm bảo chất lượng tồn tại trong thị thường?

+ Ai là người chịu trách nhiệm cho những hậu quả mà mất an toàn vệ sinh thực phẩm mang lại?

+ Thực phẩm bẩn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

- Giáo viên chính xác hóa kiến thức: + An toàn thực phẩm là sự đảm bảo rằng thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chế biến theo mục đích sử dụng trước.

+ Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cấp thiết cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng song củng là nguồn có thể gây bệnh nếu như thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm bẩn chẳng những tác động xấu đến sức khở mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giống nòi mai sau.

- Học sinh tìm hiểu về an toàn vệ sinh thực phẩm

- Học sinh trả lời câu hỏi

- Học sinh lắng nghe và phản hồi các ý kiến thắc mắc

62

+ Tại điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiêọ và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ ở đủu điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

+ Những nguyên nhân chính sau đây dẫn đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm : * Nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và kháng sinh trong nuôi trồng không đúng quy định

* Lạm dụng hóa chất không rõ nguồn gốc nhăm trục lợi phi pháp

* Không tuân thủ đúng quy trình chế biến thực phẩm

* không tuân thủ quy định bảo quản thực phẩm

* sản xuất thực phẩm giả, kém chất lượng ...

+ Cá nhân những người tiêu dùng là ngươì trực tiếp sử dụng những thực phẩm bẩn nên họ sẽ là người chịu trách nhiệm với chính sức khỏe của họ sau cùng mới đến những người kinh doanh buôn bán thực phẩm bẩn

+ Thực phẩm bẩn ảnh hưởng tiêu cực vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, ngày càng nhiều người bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh tật liên quan khác đến sử dụng thực phẩm không vệ sinh sự tích lũy độc tố là nguyên nhân hàng đầu

63

dẫn đến bệnh hiểm nghèo có nguy cơ tử vong cao ở nước ta.

- Giaó viên hướng dẫn học sinh viết báo cáo thu hoạch gồm 3 phần :

+ Hình ảnh + Thông tin

+ Kết quả thí nghiệm

- Học sinh hoàn thành báo cáo thu hoạch

2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu về nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm 2.2.1 Mục tiêu 2.2.1 Mục tiêu

a. Kiến thức

- Biết được các nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

b. Kĩ năng

- Kỹ năng giao tiếp

- Kĩ năng giải quyết vấn đề - Kĩ năng diễn xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Tư duy, thái độ

- Nói không với việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc

d. Phẩm chất và năng lực hướng đến

- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và năng lực tìm hiểu tự nhiên

2.2.2. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học – Phương thức tổ chức

- Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp vấn đáp- tìm tòi - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật ổ bi

- Phương thức thể nghiệm, tương tác: Đóng kịch

2.2.3. Chuẩn bị

64

- Kế hoạch dạy học - Kịch bản

* Chuẩn bị của học sinh

- Tìm hiểu các nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm - Dụng cụ học tập

- Trang thiết bị cần sủ dụng cho vỡ kịch

2.2.4. Kế hoạch thực hiện

STT Tên hoạt động Thời gian tổ chức

1 Tìm hiểu nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

60 phút

2 Diễn kịch 30 phút

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm Nhóm 01: tạo thành vòng 1

Nhóm 02: tạo thành vòng 2

Nhóm 1 và 2 tạo thành hai vòng tròn quay mặt đối diện nhau

- Giáo viên phổ biến thể lệ hoạt động như sau

+ Lượt 01 : những bạn ở nhóm 01 đưa ra 3 ý kiến về nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho người đối diện ở nhóm 2

+ Lượt 02 : nhóm 01 di chuyển một đơn vị người đối diện và người đối diện ở nhóm 02 đưa ra 3 nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

65

- Hoạt động này được diễn ra nhiều vòng sao cho không được trùng lặp các cặp. - Yêu cầu các cá nhân ghi lại ý kiến của mình và của các bạn

- Cho học sinh trình bày về kết quả hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học sinh tiến hành thảo luận

- Học sinh tổng hợp ý kiến

- Trình bày kết quả thảo luận thu được

Hoạt động 2: Diễn kịch

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

GV cho 2 nhóm học sinh trong lớp lên diễn kịch mà GV đã cho sẵn nội dung từ trước, HS đã phân công chuẩn bị ở nhà.

- Học sinh nhóm 1 lên diễn kịch: A có 1 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ về chả lụa, giò thủ… tại nhà để bỏ mối tiêu thụ, vì ham lợi nhuận nên A chỉ mua loại thịt heo rẻ, bệnh, chết để chế biến, đồng thời khu chế biến không đảm bảo vệ sinh, từ đó thực phẩm làm ra không an toàn, mà chính người thân của A phải bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải sản phẩm làm từ cơ sở sản xuất của gia đình, cùng với sự tác động của B - cộng tác viên y tế mà Tâm đã ăn năn hối cải và hứa sửa lỗi của mình.

- Học sinh nhóm 2 lên diễn kịch: Một nhóm 4 học sinh đi ăn bò bía tại 1 quán hàng rong gần trường. Lúc mới ăn xong cả 4 bạn đều bị đau bụng tiêu chảy phải nhập viện. Sau khi được các bác sĩ và các cô y tá kịp thời cứu chữa và đưa ra lời khuyên không nên ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thì các bạn cũng rút ra được bài học cho bản thân.

66

- Sau khi mỗi nhóm diễn kịch xong, GV cho nhóm còn lại nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn về các vấn đề liên quan đến nội dung vở kịch.

- Các nhóm suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

2.3. Nội dung 3: Thảo luận về các biện pháp An toàn vệ sinh thực phẩm 2.3.1. Mục tiêu 2.3.1. Mục tiêu

a. Kiến thức

- Đề xuất được các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm - Nêu được các biện pháp phòng chống thực phẩm bẩn

b. Kĩ năng

- Kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm - Kĩ năng trình bày

c. Tư duy, thái độ

- Có ý thức trong việc tuyên truyền bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng

d. Phẩm chất và năng lực hướng đến

- Phẩm chất: Trách nhiệm

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và năng lực tìm hiểu tự nhiên

2.3.2. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Phương thức tổ chức

- Phương pháp thảo luận nhóm - Phương thức nghiên cứu

2.3.3. Chuẩn bị

* Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch dạy học

67

* Chuẩn bị của học sinh

- Tìm hiểu một số biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thực phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các phương tiện, dụng cụ học tập

2.3.4. Kế hoạch thực hiện

STT Tên hoạt động Thời gian tổ chức

1 Thảo luận nhóm về các biện pháp phòng chống thực phẩm bẩn và ngộ độc thực phẩm

35 phút

2 Trình bày kết quả thảo luận 10 phút

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về các biện pháp phòng chống thực phẩm bẩn và ngộ độc thực phẩm

Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh

- Giáo viên phân chia nhóm : 2 bạn một bàn

- Giáo viên giao nhiệm vụ như sau : Hãy thỏa luận và đưa ra ít nhất 5 biện pháp phòng chống thực phẩm bẩn và ngộ độc thực phẩm

- GV phát cho mỗi nhóm HS 5-10 mẩu giấy note, HS suy nghĩ và ghi lại những biện pháp để phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm

- Mỗi biện pháp được thể hiện trên phạm vi 1 mẫu giấy

- Học sinh thảo luận và đưa ra các ý kiến ví dụ :

 Cần giữ vệ sinh nơi nấu nướng và vệ sinh nhà bếp.

 Khi mua thực phẩm phải lựa chọn thực phẩm sạch

 Khi chế biến phải rửa nước sạch.  Không dùng thực phẩm có mầm

độc.

 Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật hay bị biến chất

 Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc hay bị ô nhiễm  Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử

dụng  ...

68

- Giáo viên theo dõi quá trình hoạt động và gợi ý cho học sinh

Hoạt động 2 Trình bày kết quả thảo luận

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên cung cấp bảng phân loại biện

pháp.

- Yêu cầu học sinh phân loại các biện pháp mà nhóm mình thảo luận được vào bảng được đính kèm cuối trang.

- Giáo viên theo dõi và chính xác hóa nội dung hoạt động cho học sinh.

- Học sinh phân chia các biện pháp

- Học sinh sắp xếp các biện pháp cho phù hợp

69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng phân loại biện pháp

Biện pháp đối với gia đình Biện pháp đối với cá nhân

70

2.4. Nội dung 4: Thí nghiệm kiểm định hàm lượng Hàn the có trong thực phẩm 2.4.1. Mục tiêu 2.4.1. Mục tiêu

a. Kiến thức

- Đánh giá được thực trạng việc sử dụng chất cấm trong chế biến thực phẩm.

- Phân biệt được thực phẩm dử dụng hàn the và không sử dụng hàn the trong quá trình chế biến.

b. Kĩ năng

- Kĩ năng giao tiếp và hợp tác - Kĩ năng làm thí nghiệm - Kĩ năng làm việc nhóm

c. Tư duy, thái độ

- Nói không với việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

d. Phẩm chất và năng lực hướng đến

- Phẩm chất: Nhân ái, Chăm chỉ, Trách nhiệm

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và năng lực tìm hiểu tự nhiên.

2.4.2. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Phương thức tổ chức

- Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương thức nghiên cứu.

2.4.3. Chuẩn bị

* Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch dạy học - Phòng thí nghiệm

- Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm - Que thử nhanh hàn the

- Bài giảng

71

- Tìm hiểu lý thuyết về hàn the - Mẫu chả lá

- Dụng cụ học tập

2.4.4. Kế hoạch thực hiện

STT Tên hoạt động Thời gian tổ chức

1 Thí nghiệm kiểm tra hàn the có trong chả lá 90 phút

2 Viết báo cáo thu hoạch 45 phút

Hoạt động1: Thí nghiệm kiểm tra hàn the có trong chả lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm chủ đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh trung học phổ thông (Trang 58)