Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 34)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.6. Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

a. Khái niệm

Dựa vào khái niệm nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ, đề tài đưa ra khái niệm nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ là khả năng hiểu biết, đánh giá các khía cạnh tiếp cận khái niệm, tiêu chí, thuận lợi và khó khăn về vấn đề nhận năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Từ đó, vận dụng các hiểu biết của mình vào giải quyết tình huống thực tế.

b. Biểu hiện nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ được biểu hiện qua những yếu tố sau:

- Hướng tiếp cận khái niệm năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm năng lực lãnh đạo nói chung và năng lực lãnh đạo của phụ nữ nói riêng. Mỗi hướng tiếp cận đều mang một quan điểm về năng lực lãnh đạo riêng. Có 3 khía cạnh tiếp cận chính hiện nay:

Thứ nhất, “năng lực lãnh đạo là khả năng áp đặt ý muốn chủ quan của một người hoặc một số người lên những người khác bất kể họ đồng ý hay không đồng ý nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.” Khái niệm này mang quan điểm lãnh đạo theo phong cách độc

đoán. Với sự phát triển cởi mở, bình đẳng hơn trong xã hội, hiện nay, khái niệm này không còn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến.

Thứ hai, “năng lực lãnh đạo đồng nhất với khái niệm năng lực quản lý, đó lý là khả năng phụ trách việc sắp xếp, điều hành công việc nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.” Hướng tiếp cận này đồng nhất khái niệm lãnh đạo với quản lý. Nó có sự cởi mở và góc nhìn rộng hơn khái niệm thứ nhất, tuy nhiên vẫn còn hạn chế.

Có thể hiểu, lãnh đạo là đưa ra đường lối, sách lược, hướng tới mục tiêu cuối cùng, còn quản lý là tổ chức thực hiện và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu đó. Lãnh đạo quan tâm đến vấn đề chiến lược, những mục tiêu lâu dài, còn quản lý chú trọng đến những yêu cầu có tính chiến thuật, mục tiêu cụ thể và thường ngắn hạn. Lãnh đạo dùng biện pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng dựa vào đạo lý là chính, ngược lại, quản lý phải sử dụng các biện pháp tổ chức chặt chẽ, dựa vào ràng buộc pháp chế, thể chế. Lãnh đạo tác động đến ý thức của con người, còn quản lý sử dụng con người như một nguồn lực. Lãnh đạo thuộc về phạm trù tư tưởng, lý luận và đạo đức, không có tính cưỡng chế, còn quản lý lại thuộc phạm trù luật pháp, pháp quy, có ý nghĩa cưỡng chế rõ rệt.

Chính vì vậy, phân biệt khái niệm “lãnh đạo” theo nghĩa rộng, bao gồm cả khái niệm “quản lý”.

Thứ ba, “năng lực lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng của một người hoặc một số người lên những người khác để họ tự nguyện thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.” Đây là khái niệm được sử dụng phổ biến và đánh giá cao hiện nay. Với hướng tiếp cận này, nó mang phong cách lãnh đạo cởi mở, bình đẳng và dân chủ, phù hợp với sự phát triển của thời đại.

- Tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Dựa vào nghiên cứu của Stogdill (1948) và Lord, Devader (1986), người ta đưa ra 14 tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo, gồm: Sự quyết đoán; Chấp nhận mạo hiểm; Sự hài hước; Đầu óc thực tế; Sự kiên trì; Sự hiểu biết; Sự năng động; Khả năng giao tiếp; Trình bày thuyết phục; Khả năng phân tích tình hình và dự báo xu hướng; Khả năng tiếp cận thông tin; Bình tĩnh xử lý các biến cố; Biết lắng nghe; Biết dùng người.

Tuy nhiên, các tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo của thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào yêu cầu của xã hội và tính chất công việc, nghề nghiệp. Ngày nay, các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo đã được mở rộng hơn với 3 tiêu chí là: Tính linh hoạt; Trí tuệ cảm xúc; Khả năng liên kết con người.

Theo kết quả khảo sát của công ty ”săn đầu người” hàng đầu thế giới Odgers Berndtson cho thấy 3 phẩm chất cần cho các nhà lãnh đạo tương lai bao gồm khả năng vận dụng trí tuệ cảm xúc, kĩ năng liên kết con người và tính linh hoạt. Những phẩm

chất này từ lâu đã được coi là những đặc điểm thiên về cách lãnh đạo của nữ giới, nay đang được đánh giá cao và các nhà lãnh đạo là nam giới được khuyến khích nên áp dụng để nâng cao hiệu quả công việc.

Như vậy, sinh viên có nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ cần phải nhận biết và lựa chọn được các tiêu chí quan trọng quyết định năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

- Thuận lợi và khó khăn của phụ nữ khi tham gia vào công tác lãnh đạo

Nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ, sinh viên cần có khả năng đánh giá các yếu tố thuận lợi và khó khăn. Dựa vào những thuận lợi và khó khăn khi tham gia công tác lãnh đạo của phụ nữ, đề tài đưa ra các yếu tố sau để khảo sát nhận thức của sinh viên:

Thuận lợi:

+ Có nhiều chính sách, hỗ trợ phụ nữ

+ Gánh nặng việc nhà được chia sẻ (Với chồng con, người giúp việc, …) + Dễ lấy được thiện cảm của đối tác

+ Dễ gần gũi, chia sẻ với đồng nghiệp + Được mọi người coi trọng và ủng hộ Khó khăn:

+ Mất một khoảng thời gian để mang thai, sinh đẻ và nuôi con + Thiếu thời gian học tập, nâng cao trình độ

+ Thiếu sự ủng hộ của gia đình + Thiếu sự ủng hộ của đồng nghiệp

+ Chưa được xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng mức.

+ Khó khăn trong việc vượt qua rào cản tâm lý về định kiến xã hội.

- Hiểu biết về các chính sách của hỗ trợ phụ nữ phát triển năng lực lãnh đạo Một trong những biểu hiện nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ cần được quan tâm là hiểu biết về các chính sách của nhà nước hỗ trợ phụ nữ phát triển năng lực lãnh đạo và các nhà lãnh đạo nữ hiện nay. Điều này vừa thể hiện sự quan tâm của sinh viên vừa cho thấy việc tiếp cận thông tin về các chính sách của nhà nước về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

- Quan điểm về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Biểu hiện nhận thức ở đây là sinh viên được thể hiện quan điểm của mình bằng cách đánh giá về các ý kiến liên quan đến vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Một số ý kiến được đưa ra dựa trên những quan điểm trong xã hội về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ như:

+ Năng lực lãnh đạo của nam giới tốt hơn phụ nữ

+ Khi phụ nữ tham gia vào lãnh đạo làm nảy sinh nhiều vấn đề hơn nam giới + Phụ nữ chỉ nên quan tâm đến gia đình

+ Nam giới nên được ưu tiên hơn nữ giới trong việc lựa chọn vai trò lãnh đạo. - Giải quyết tình huống thực tiễn về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Biểu hiện nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ không dừng lại ở biết và hiểu mà còn phải thể hiện qua việc vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tế. Sinh viên phải vận dụng những hiểu biết của mình để tìm ra nguyên nhân các của các vấn đề và tìm ra hướng giải quyết vấn đề liên quan đến năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

Đồng thời, sinh việc có thể xây dựng hoặc đưa ra các gợi ý, giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

c. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Sinh viên là đối tượng trí thức đặc biệt đang trong giai đoạn phát triển nhận thức về các vấn đề xã hội mạnh mẽ, họ có những quan điểm, ý kiến riêng về các vấn đề đó. Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

- Yếu tố khách quan

+ Môi trường giáo dục trong nhà trường: Sinh viên tiếp cận môi trường giáo dục ở trường đại học khác với môi trường giáo dục phổ thông. Ở môi trường giáo dục đại học, các quan điểm, tư tưởng tiếp cận mọi vấn đề rộng và sâu hơn. Các vấn đề tiếp cận đa dạng, có thể là thông quan các môn học, hội thảo hay các cuộc thi, … Chính vì vậy, yếu tố giáo dục trong nhà trường có thể ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về một vấn đề nào đó. Hiện nay, ở các trường đại học rất chú trọng đến việc phát triển năng lực lãnh đạo cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ. Xem năng lực lãnh đạo là chìa khóa thúc đẩy giáo dục đại học. Môi trường giáo dục trong nhà trường là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

+ Môi trường xã hội: Ở lứa tuổi sinh viên, hoạt động tham gia vào môi trường xã hội là một điều tất yếu. Trong môi trường xã hội, tập hợp tất cả các vấn đề xã hội cần được giải quyết, và năng lực lãnh đạo của phụ nữ cùng là một trong những vấn đề đó. Môi trường xã hội, sinh viên có thể được tiếp nhận những luồng tư tưởng, quan điểm mới mẻ, cởi mở nhưng cũng có thể được tiếp nhận những định kiến, quan điểm sai lệch về năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Điều này vô ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên, có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

+ Ảnh hưởng từ bạn bè: Các mối quan hệ giữa người với người có tính chất liên kết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau về nhiều mặt như cảm xúc, hành vi và cả nhận thức. Với sinh viên, thì mối quan hệ bạn bè rất được chú trọng. Nhận thức của một người có thể thay đổi trong quá trình tiếp xúc với các quan điểm, tư tưởng mới. Đây cũng chính

là lý do yếu tố này được xếp vào các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

- Yếu tố chủ quan:

+ Chủ thể nhận thức: Sinh viên là những người từ 18 tuổi trở lên, ở lứa tuổi này đã hình thành nhân cách, nhận thức từ những kinh nghiệm sống trước đó. Trong yếu tố chủ thể nhận thức, việc ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên cần xem xét ở hai việc. Thứ nhất là tính chọn lọc thông tin, nhận thức của sinh viên có thể thay đổi hoặc cố hữu phù thuộc rất lớn vào điều này. Thứ hai là hệ tư tưởng đã có. Trước khi trở thành sinh viên, trong quá trình sinh sống thì sinh viên đã ít nhiều hình thành nhận thức về một vấn đề nào đó. Khi là sinh viên thì nhận thức về vấn đề đó có thể bị thay đổi hoặc thúc đẩy phát triển.

Chính vì vậy, yếu tố chủ thể của nhận thức có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

d. Ý nghĩa nhận thức của sinh viên về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị. Họ là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ trí thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. Họ sẽ là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc tầng lớp trí thức xã hội. Các tổ chức chính trị, xã hội, gia đình đều đặt nhiều kỳ vọng vào sinh viên. Điều này làm cho thanh niên sinh viên có vai trò xã hội rõ rệt.

Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ có ý nghĩa của việc xác định nhận thức của thế hệ trẻ về các vấn đề của xã hội nói chung và vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ nói riêng. Điều này cũng sẽ giúp chúng ta dự đoán được sự phân công lực lượng lao động, phân chia vai trò lao động của giới trong xã hội ở tương lai gần.

Nâng cao nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thứ nhất, sinh viên chính là đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước, nhận thức của sinh viên cho thấy môi trường xã hội, giáo dục của một quốc gia đang phát triển như thế nào. Thứ hai, sinh viên là tầng lớp trí thức tương lai của đất nước, điều này tác động đến nhận thức chung của toàn xã hội về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Và cuối cùng là mang ý nghĩa triển vọng phát triển tốt đẹp của các thế hệ sau.

Đặc biệt, nghiên cứu nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ có ý nghĩa xây dựng nền móng giáo dục cho thế hệ tương lai và ảnh hưởng đến nhận thức của toàn xã hội.

Đối với cá nhân sinh viên, có nhận thức tốt về năng lực lãnh đạo của phụ nữ sẽ mở ra cho họ nhiều cơ hội trong công việc và niềm vui trong đời sống. Với nam giới,

nhận thức tốt sẽ giúp họ hiểu rõ tính cạnh tranh trong cơ hội nghề nghiệp và tự phát triển năng lực của bản thân. Với nữ giới, họ xác định quyền lợi, cơ hội của chính để phát triển, thăng tiến trong công việc. Ngoài ra, khi có nhận thức tốt về năng lực lãnh đạo của phụ nữ thì đời sống tinh thần của sinh viên đang và sẽ được cải thiện trong tương lai. Họ sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ nhau và hợp tác trong công việc, sự tôn trọng, bình đẳng được đề cao giúp con người có cái nhìn tích cực hơn về nhau và các vấn đề trong đời sống.

Tiểu kết chương 1

Nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ đã có nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện. Phần lớn các đề tài nghiên cứu đề tiếp cận theo khía cạnh xã hội học. Đề tài nghiên cứu nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ lựa chọn tiếp cận theo khía cạnh tâm lý học.

Đề tài đã sử dụng khái niệm nhận thức của Nguyễn Quang Uẩn “Nhận thức là một quá trình. Ở con người quá trình này thường được gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng,…) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện tượng khách quan (hình ảnh, hình tưởng, biểu tượng, khái niệm)”. Và thang đo nhận thức của Nikko để làm cơ sở khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên.

Đối với đối tượng nghiên cứu là năng lực lãnh đạo của phụ nữ, đề tài lựa chọn khái niệm: “Năng lực lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng của một người hoặc một số người lên những người khác để họ tự nguyện thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu của tổ chức”. Từ khái niệm này, nêu ra các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của phụ nữ, những thuận lợi và khó khăn mà phụ nữ gặp phải khi tham gia vào công tác lãnh đạo. Để có cá nhìn khách quan, toàn diện hơn, đề tài sử dựng khái niệm Nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ là khả năng hiểu biết, phản ánh, đánh giá của một hay một nhóm người đối với những khía cạnh tác động đến năng lực lãnh đạo của phụ nữ, qua đó vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.” làm cơ sở nghiên cứu. Tìm hiểu các

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 34)