Nhận thức của sinh viên về thuận lợi và khó khăn trong công tác lãnh đạo

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 52 - 56)

Chương 3: : Kết quả nghiên cứu nhận thức của sinh viên

3.2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về

3.2.2. Nhận thức của sinh viên về thuận lợi và khó khăn trong công tác lãnh đạo

rằng không có chính sách phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Khi được hỏi về việc nêu tên các lãnh đạo nữ ở Việt Nam thì chỉ có 10.8% là nêu được 3 cái tên, 16.1% nêu được tên của một nhà lãnh đạo nữ và có 65.7% nêu được 1 tên nhà lãnh đạo nữ. Những số liệu thu được cho thấy nhiều sinh viên đã có sự tiếp cận các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển năng lực lãnh đạo nhưng con số này chưa thật sự cao. Cách chính sách cần phải được tuyên truyền rộng rãi và phổ biến hơn đối với sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên chưa biết nhiều về các nhà lãnh đạo nữ cho thấy việc tìm hiểu về năng lực lãnh đạo của phụ nữ chưa được khuyến khích nhiều ở sinh viên.

Sinh viên năm 2 có tên là D, chia sẻ rằng: Em có biết về các chính sách phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ nhưng không tìm hiểu chi tiết về các chính sách đó. Còn về các nhà lãnh đạo nữ ở Việt Nam thì em chỉ biết thông quan các tin tức thời sự, còn tự tìm hiểu và ghi nhớ thì không. Vì em không cảm thấy nó cần thiết ạ.

3.2.2. Nhận thức của sinh viên về thuận lợi và khó khăn trong công tác lãnh đạo của phụ nữ đạo của phụ nữ

Nhận thức của sinh về những thuận lợi và khó khăn trong công tác lãnh đạo của phụ nữ được khảo sát theo các mức độ. Số liệu thu được:

Bảng 3.3: Khó khăn của phụ nữ khi làm lãnh đạo (đơn vị %)

Khó khăn Hoàn toàn

đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Mất một khoảng thời gian để mang thai, sinh đẻ và nuôi con

36.1 57 6.9 0

Thiếu thời gian để học tập, nâng cao trình độ

9.8 45.9 43.3 1.1

Thiếu sự ủng hộ của gia đình 8.2 50.4 37.7 3.7 Thiếu sự ủng hộ của đồng nghiệp 10 33.2 53.6 3.2 Chưa được xã hội nhìn nhận, đánh

giá đúng mức

15.6 51.5 31.9 1.1

Khó khăn trong việc vượt qua rào cản tâm lý về định kiến xã hội

19.8 59.1 20.1 1.1

Dựa vào số liệu ở bảng 3.4, đi vào phân tích từng yếu tố khó khăn. Khó khăn đầu tiên khi tham gia vào công tác lãnh đạo của phụ nữ là mất một khoảng thời gian để mang thai, sinh đẻ và nuôi con, khảo sát cho thấy có 36.1% sinh viên hoàn toàn đồng ý và 57% đồng ý với khó khăn này. Chỉ có số nhỏ 6.9% là không đồng ý. Điều này chứng minh đây là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

Trong hoàn cảnh xét hai ứng viên của hai giới khác nhau trong một kịch bản tương tự về tuổi (ví dụ, cả hai đều còn bốn năm làm việc nữa), cạnh tranh của ứng viên nữ sẽ kém ứng viên nam về mặt kinh nghiệm, cấp bậc và mức lương, đơn giản là do ứng viên nữ có thời gian làm việc ngắn hơn do gián đoạn công việc để sinh con và chăm sóc con. Quy định tuổi chỉ là một nhân tố quan trọng trong các chính sách và thực tiễn hiện hành, giới hạn cơ hội sự nghiệp và thăng tiến của phụ nữ. [28]

Theo báo cáo “nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện ở Việt Nam- phương pháp hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ đại diễn nữ” của Bộ Ngoại Giao và tổ chức UNDP cho biết nữ giới được tham gia các khóa đào tạo chính thức này ít hơn nhiều so với nam giới. Khó khăn thiếu thời gian học tập, nâng cao trình độ có 55.7% sinh viên tham gia khảo sát đồng ý và hoàn toàn đồng ý với khó khăn này, tỉ lệ sinh viên không đồng ý là 44.4%. Ngày này, phụ nữ được tạo điều kiện tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi. Sự phát triển của Internet là điều kiện mở ra cơ hội học tập rộng lớn cho phụ nữ. Điều này giải cho việc có một nhóm lớn sinh viên không đồng ý đây là nguyên nhân khó khăn.

Hai nguyên nhân, thiếu sự ủng hộ của gia đình và chưa được sự nhìn nhận đúng mức của xã hội đều có tỉ lệ sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý trên 50%, tỉ lệ sinh viên không đồng ý khoảng 30%. Điều này cho thấy, dưới góc nhìn của sinh viên thì

thiếu sự ủng hộ của gia đình và công nhận của xã hội không có là cản trở lớn nhất đối với sự phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ nữa.

Thiếu sự ủng hộ của đồng nghiệp là nguyên nhân có số lượng sinh viên không đồng ý lớn nhất, trên 50%. Nó thể hiện nhận thức của sinh viên có sử cởi mở về việc phụ nữ giữ chức vụ lãnh đạo. Một sinh viên tên L thể hiện ý kiến rằng: Mình có đi làm thêm ở môi trường công ty, mình thấy những chị gái giữ chức vụ lãnh đạo trong công ty rất được mọi người kính nể và yêu quý. Vì vậy mình không nghĩ yếu tố đồng nghiệp sẽ thiếu sự ủng hộ phụ nữ giữ chức vụ lãnh đạo là đúng.

Khó khăn xuất pháp từ bên trong đó chính là vượt qua rào cản tâm lý và định kiến xã hội, nhận được sự động tình lớn của sinh viên, với 19.8% hoàn toàn đồng ý và 59.1% là đồng ý. Để vượt qua được khó khăn này ngoài những yếu tố hỗ trợ bên ngoài thì bản thân người phụ nữ cũng cần phải có những nỗ lực bên trong. Có lẽ đây cũng chính là những khó khăn mà sinh viên nữ đang gặp phải khi mong muốn tham gia vào công tác lãnh đạo.

Như vậy có thể thấy, hai yếu tố khó khăn nhất đối với sự phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ được sinh viên lựa chọn là: mất một khoảng thời gian để mang thai, sinh đẻ và nuôi con; Khó khăn trong việc vượt qua rào cản tâm lý về định kiến xã hội.

Bên cạnh những khó khăn thì một số yếu tố thuận lợi cũng đã được sinh viên đánh giá:

Bảng 3.4: Thuận lợi của phụ nữ khi làm lãnh đạo (đơn vị %)

Thuận lợi Hoàn toàn

đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Có những chính sách, chế độ hỗ trợ cho phụ nữ 33.5 54.9 6.3 5.3

Gánh nặng việc nhà được chia sẻ (với chồng con, người giúp việc..)

28.8 54.9 12.7 3.7

Dễ lấy được thiện cảm của đối tác

16.6 56.7 25.6 1.1

Dễ gần gũi, chia sẻ với với đồng nghiệp

18.7 65.4 15.8 0

Được mọi người coi trọng và ủng hộ 21.4 63.3 15.3 0 Nhìn vào bảng 3.5, phần lớn sinh viên đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với những yếu tố thuận lợi đưa ra. Trong đó, yếu tố thuận lợi có những chính sách, chế độ hỗ trợ phụ nữ được nhiều người ủng hộ nhất với 33.5% hoàn toàn đồng ý và 54.9% đồng ý.

yếu tố cảm lại, với 25.6% không đồng ý. Như vậy, có khoảng ¼ sinh viên không cho rằng đây là lợi thế của phụ nữ khi tham gia vào công tác lãnh đạo. Trên thực tế, sự nhìn nhận vấn đề này của nhóm ¼ sinh viên là có cơ sở. Khi tham gia và công tác lãnh đạo, nhiều nhà lãnh đạo nữ phải chịu sự khinh thường, thiếu tôn trọng và quấy rối từ đối tác. Đôi khi yếu tố này còn trở thành bất lớn đối với phụ nữ.

Khi được hỏi về những thuận lợi cho phụ nữ ngày nay phát triển năng lực lãnh đạo của mình, một sinh viên đang giữ chức vụ cán bộ đoàn cho biết: Khi tham gia vào công việc thì mình nhận được nhiều sự hỗ trợ từ thầy cô và bạn bè. Mình cũng được nhận những chính sách ưu tiên như đào tạo, bồi dưỡng năng lực. Mình nghĩ điều này là yếu tố thuận lợi để mình tiếp tục vai trò của bản thân.

Ngoài việc đánh giá thuận lợi và khó khăn, sinh viên có thực hiện việc chọn lực các giải pháp giải quyết những vấn đề khó khăn đối với phụ nữ khi tham gia vào công tác lãnh đạo.

Biểu đồ 3.3: Thể hiện biện pháp khắc phục khó khăn của phụ nữ khi tham gia và công tác lãnh đạo

Chú thích: (đơn vị %)

A.Xây dựng thêm chính sách phúc lợi (đào tạo, thai sản, …) B.Xây dựng môi trường cởi mở, bình đẳng, tôn trọng

C.Xây dựng các chương trình đào tạo về kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ D.Chú trọng chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho phụ nữ

E.Xây dựng các bộ luật, không phân biệt đối xử giữa nam và nữ

Nhìn vào biểu đồ 3.2, các giải pháp giải quyết khó khăn được lựa chọn nhiều nhất là xây dựng môi trường cởi mở, bình đẳng và tôn trọng (60.7%) và xây dựng các

48 60.7 41.4 33.8 63.6 A B C D E Biện pháp khắc phục khó khăn

bộ luật không phân biệt đối xử giữa nam và nữ (63.6%). Những giải pháp này phù hợp với việc giải quyết những khó khăn đã được xác định ở trên.

Những giải pháp này có thể giải quyết một số vấn đề lớn, ví dụ như: Rào cản lớn hơn đối với phụ nữ đó là quy định về độ tuổi nghỉ hưu của Việt Nam. Luật Lao động quy định độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 55, trong khi nam giới là 60. Do khoảng cách về độ tuổi 5 năm này mà các nhà lãnh đạo thường chọn bổ nhiệm nam giới vì họ có nhiều thời gian cống hiến hơn.

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)