Chương 3: : Kết quả nghiên cứu nhận thức của sinh viên
3.3. Nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo giới tính
3.3.2. Nhận thức của sinh viên về thuận lợi và khó khăn trong việc tham gia vào
vào công tác lãnh đạo của phụ nữ theo giới tính
So sánh nhận thức của nam và nữ về khó khăn của phụ nữ khi tham gia vào công tác lãnh đạo, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.7: Nhận thức về khó khăn của phụ nữ
khi tham gia vào công tác lãnh đạo theo giới tính (đơn vị %)
STT Khó khăn Hoàn toàn
đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
1 Mất một khoảng thời gian để mang thai, sinh đẻ và nuôi con
31.2 39 61.7 54.2 7 6,7 0 0
2 Thiếu thời gian để học tập, nâng cao trình độ 12.7 8 40.4 49.1 44 42.8 3 0 3 Thiếu sự ủng hộ của gia đình 11.3 6.3 34.7 59.6 49 31.1 5 3 4 Thiếu sự ủng hộ của đồng nghiệp 17 5.1 28.3 36.1 54.6 53 0 5
5 Chưa được xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng mức
15.6 15.5 53.9 50 29.8 33.1 0.7 1.2
6 Khó khăn trong việc vượt qua rào cản tâm lý về định kiến xã hội
20.5 19.3 61 58 17.7 21.4 0.7 1,2
Dựa vào bảng số liệu 3.8, đề tài đi vào phân tích các yếu tố khó khăn: - Mất một khoảng thời gian để mang thai, sinh đẻ và nuôi con
Yếu tố khó khăn này có 39% sinh viên nữ được khảo sát hoàn toàn đồng ý, tỉ lệ này ở sinh viên nam thấp hơn với 31.2 %. Ngược lại đối với mức độ đồng ý, tỉ lệ sinh viên nam lại cao hơn với 61.7%, trong khi đó ở sinh viên nữ là 54.2%. Điểm giống nhau giữa nam và nữ là tỉ lệ không đồng ý gần bằng nhau là 7%.
Điều này cho thấy, cả nam và nữ đều hiểu rõ khó khăn của phụ nữ khi tham gia vài công tác lãnh đạo. Việc thực hiện thiên chức làm mẹ của phụ nữ đồng thời là rào cản tước đi cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
- Thiếu thời gian để học tập, nâng cao trình độ
Ngày này, với sự phát triển của giáo dục và internet, thời gian học tập dường như không phải là khó khăn lớn để phụ nữ tham gia vào trau dồi chuyên môn, kiến thức cho mình. Chính vì vậy, cả nam và nữ đề có ý kiến không đồng ý với khó khăn này trên 40%.
Tỉ lệ đồng ý ở cả nam và nữ cũng gần tương đương tỉ lệ không đồng ý. Như vậy, với yếu tố khó khăn này, ở cả hai nhóm nam và nữ đều phân chia thành hai luồng ý
kiến. Điều này cho thấy, sự nhìn nhận các khía cạnh vấn đề là khác nhau nhưng không có sự khác biệt lớn ở nam và nữ.
- Thiếu sự ủng hộ của gia đình
Ở yếu tố này, tỉ lệ không đồng ý của nam giới là cao nhất với 49%, trong khi đó tỉ lệ cao nhất ở nữ giới lai ở ý kiến đồng ý với 59.6%. Sự khác biệt trong thể hiện ý kiến về tố chất này có thể lý giải được. Dưới góc độ nhìn nhận của sinh viên nam, họ nhận được nhiều sự ủng hộ từ gia đình hơn vì vậy có thể sinh viên nam cho rằng phụ nữ cũng như vậy. Thực tế thì tỉ lệ nữ giới cao hơn đồng ý yếu tổ này là khó khăn đã cho thấy họ vẫn chưa thật sự nhận được sự ủng hộ của gia đình trong việc phát triển năng lực của mình.
So sánh sự khác biệt yếu tố “thiếu sự ủng hộ của gia đình” với các nhóm giới tính. Kết quả thu được Sig Levene‟s Test = 0 < 0.05 nên phương sai giữa hai giới tính nam và nữ có sự khác nhau. Tiếp tục so sánh kết quả Sig T-Test = 0.028 < 0.05, chúng ta kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về yếu tố “thiếu sự ủng hộ của gia đình” với các nhóm giới tính giữa nam và nữ.
- Thiếu sự ủng hộ của đồng nghiệp
Ở yếu tố này, không nhận được sự ủng hộ của đa số sinh viên nam và nữ. Có hơn 50 % sinh viên cả hai nhóm không đồng ý với ý kiến yếu tố này là khó khăn của phụ nữ trong việc tham gia vào công tác lãnh đạo. Đồng thời tỉ lệ sinh viên đồng ý với yếu tố này cũng thấp hơn nhiều so với các yếu tố khác, cả ý kiến đồng ý kiến hoàn toàn đồng ý chưa tới 50% .
- Chưa được xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng mức
Có 53.9% sinh viên nam đồng ý và 15.6% hoàn toàn đồng ý với yếu tố khó khăn “chưa được xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng mức”. Trong đó tỉ lệ đồng ý ở sinh viên nữ cũng gần tương đương với sinh viên nam, với đồng ý là 50% và hoàn toàn đồng ý là 15.5%. Nhìn vào số liệu phần trăm cho thấy giữa nam và nữ không có khác biệt lớn trong việc nhận thức yếu tố “chưa được xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng mức” đến sự phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ.
- Khó khăn trong việc vượt qua rào cản tâm lý về định kiến xã hội
Yếu tố này có sự khác biệt đặc biệt giữa nam và nữ. Có 20% nữ giới không đồng ý nhưng chỉ có 7% nam giới không đồng ý với khó khăn này. Tỉ lệ đồng và hoàn toàn đồng ý ở nam cao hơn nữ. Điều này cho thấy, sinh viên nữ có cách nhìn mạnh mẽ đối với các rào cảm tâm lý về định kiến xã hội. Tuy nhiên dưới góc độ nhìn nhận của sinh viên nam, thì đây là một khó khăn lớn, nó thể hiện việc nam giới đang dần quan tâm, hỗ trợ phụ nữ trong việc tham gia vào công tác lãnh đạo.
Tuy nhiên, khi so sánh sự khác biệt yếu tố “khó khăn trong việc vượt qua rào cản tâm lý về định kiến xã hội” với nhóm giới tính. Kết quả thu được Sig Levene‟s
Test = 0.321 > 0.05 nên phương sai giữa hai giới tính nam và nữ không có sự khác nhau. Tiếp tục so sánh kết quả Sig T-Test = 0.393 > 0.05, chúng ta kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về yếu tố “khó khăn trong việc vượt qua rào cản tâm lý về định kiến xã hội” với các nhóm giới tính giữa nam và nữ.
Như vậy, có thể kết luận chỉ có một yếu tố sự khác biệt về mặt thống kê về khó khăn của phụ nữ khi tham gia vào công tác lãnh đạo là “Thiếu sự ủng hộ của gia đình” với nhóm giới tính nam và nữ.
Bảng 3.8: Nhận thức về thuận lợi của phụ nữ
khi tham gia vào công tác lãnh đạo theo giới tính (đơn vị %)
STT Thuận lợi Hoàn toàn
đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
1 Có nhiều chính sách, chế độ hỗ trợ cho phụ nữ
44.7 26.9 42.5 62.2 6.4 6.3 6.4 4.6
2 Gánh nặng việc nhà được chia sẻ (với chồng con, người giúp việc..)
39 22.7 48.9 58.4 9.2 14.7 2.8 4.2
3 Dễ lấy được thiện cảm của đối tác
19.8 14.7 59 55.4 21.3 28.1 0 1.7
4 Dễ gần gũi, chia sẻ với với đồng nghiệp
18.4 18.9 72.3 61.3 9.2 19.7 0 0
5 Được mọi người coi trọng và ủng hộ
22 21 71 58.8 7 20.1 0 0
Xét đến những thuận lợi của phụ nữ khi tham gia vào công tác lãnh đạo, đề tài thực hiện phân tích từng yếu tố:
- Có nhiều chính sách, chế độ hỗ trợ cho phụ nữ
Thuận lợi này được đa số sinh viên đồng ý. Với sinh viên nữ thì có 62.2% đồng ý và 26.9% đồng ý hoàn toàn. Với sinh viên nam, tỉ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý có sự thay đổi tỉ lệ lần lượt là 42,5% và 44.7%. Như vậy, nam sinh rất đồng tình với việc phụ nữ có nhiều thuận lợi trong công tác lãnh đạo từ các chính sách.
- Gánh nặng việc nhà được chia sẻ (với chồng con, người giúp việc..)
Tỉ lệ sinh viên nữ và sinh viên nam đồng ý với yếu tố này là rất cao, trên 70%. Tuy nhiên sinh viên nam lại có mức độ đồng ý cao hơn sinh viên nữ. Điều này cho thấy, nam giới luôn sẵn sàng chia sẻ công việc với phụ nữ khi tham gia vào công tác
lãnh đạo, đây chính là một điểm nhìn tích cực cho sự phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ.
- Với các yếu tố còn lại như: Dễ lấy được thiện cảm của đối tác; Dễ gần gũi, chia sẻ với với đồng nghiệp; Được mọi người coi trọng và ủng hộ đều được sự đồng ý của hơn 70% sinh viên cả hai nhóm nam và nữ.
Có thể thấy, không có sự khác nhau lớn trong nhận thức của hai nhóm sinh viên nam và nữ về thuận lợi của phụ nữ khi tham gia vào công tác lãnh đạo.
Khi được hỏi về những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình giữ vai trò lãnh đạo, một sinh viên chia sẻ: “Trong quá trình làm việc mình cũng gặp một số khó khăn như tìm kiếm sự chia sẻ, hợp tác của mọi người. Tuy nhiên, mọi thứ dần được cải thiện khi mình nắm rõ được yêu cầu công việc của bản thân, càng về sau thì mình lại càng nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ mọi người”. – bạn M, một cán bộ đoàn.