Phương pháp thống kê toán học

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 45)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.4. Phương pháp thống kê toán học

Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhập vào phần mềm SPSS phiên bản 22.0 và được làm sạch dữ liệu để đảm bảo tính chính xác của việc nhập số liệu. Dữ liệu sau đó được xử lý bằng SPSS nhằm đánh giá về mặt định lượng và định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

Các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả: tần suất, điểm trung bình cộng (Mean), độ lệch chuẩn (Std. Deviation), tính phần trăm (Frequency).

Phần phân tích thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê: so sánh giá trị trung bình (Compare means).

Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, trong chương 2 đề tài thực hiện mô tả các giai đoạn nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu.

Ở chương 2, chúng tôi đã mô tả hai giai đoạn nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Trong đó, giai đoạn nghiên cứu lý luận mô tả mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu để làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn.

Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn mô tả khách thể nghiên cứu, cách tiến hành nghiên cứu và xử lý số liệu. Khách thể nghiên cứu được xác định là 383 sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài chỉ thu được 379 mẫu khách thể.

Mô tả các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu, gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê toán học. Đặc biệt mô tả cụ thể cách xử lý số liệu khi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Những nghiên cứu ở chương 2, là tiền đề để đề tài tiếp tục thực hiện nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu ở chương 3.

Chương 3: : Kết quả nghiên cứu nhận thức của sinh viên

trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ 3.1. Mức độ quan tâm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Vai trò về giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở phụ nữ và nam giới liên quan đến những đặc điểm và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ trong một xã hội hay một nền văn hóa cụ thể nào đó.

Việc quan tâm đến vấn đề về giới cho thấy sự quan tâm của mọi người đến năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Điều này được thể hiện qua chỉ số tương quan giữa hai biến là mức độ quan tâm các vấn đề về giới và mức độ quan tâm về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

r = 0.472

Bảng 3.1: Chỉ số tương quan hai biến

về mức độ quan tâm các vấn đề về giới và năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Correlations C2 C1 C2 Pearson Correlation 1 .472 ** Sig. (2-tailed) .000 N 379 379 C1 Pearson Correlation .472 ** 1 Sig. (2-tailed) .000 N 379 379

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Sự tương quan này là hai chiều, như vậy có thể thấy vấn đề về giới và năng lực lãnh đạo của phụ nữ có ảnh hưởng đến nhau và tác động đến nhận thức của sinh viên về các vấn đề này. Mối tương quan này còn được chứng minh dưới góc độ tiếp cận của xã hội học, nhận thức năng lực lãnh đạo của phụ nữ phản ánh nhận thức của con người về giới và bình đẳng giới.

Biểu đồ 3.1: Thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên về các vấn đề về Giới và phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Đối với mức độ quan tâm các vấn đề về Giới, số liệu thu thập được cho thấy có

mức độ rất quan tâm là 32.7 %, quan tâm là 54.9 % và hai mức độ còn lại lần lượt là ít quan tâm là 10.3% và không quan tâm là 2.1%. Từ số liệu thu được có thể thấy hầu như tất cả sinh viên đều quan tâm đến các vấn đề về Giới với 87.6% là rất quan tâm và quan tâm. Đây là một số liệu minh chứng minh cho việc sinh viên ngày càng ý thức rõ được những vấn đề xã hội và con người.

Đối với mức độ quan tâm đến “phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ” tỉ lệ này còn cao hơn nữa. Có tận 59.4% là quan tâm, 37.7% là rất quan tâm và không có ai là không quan tâm đến vấn đề này. Phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ dường như là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN.

Ở trong môi trường có nền tảng là giáo dục, sinh viên sư phạm hiểu ý thức được trách nhiệm của mình trong tương lai. Ngoài những kiến thức chuyên môn là điều bắt buộc thì việc nhận thức và quan tâm đến các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến con người là điều tất yếu. Mức độ quan tâm của sinh viên về phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ cho thấy một bức tranh tích cực trong giáo dục về vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong xã hội. Bên cạnh đó, nó đang thể hiện nhận thức của một thế hệ trẻ.

So sánh mức độ quan tâm “phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ” trong các năm học: 2.1 10.3 54.9 32.7 0 7.9 59.4 32.7 K H Ô N G Q U A N T Â M Í T Q U A N T Â M Q U A N T Â M R Ấ T Q U A N T Â M Vấn đề về Giới Năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Bảng 3.2: So sánh mức độ quan tâm phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo năm học

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Ít quan tâm 0 10% 14.7% 3.8%

Quan tâm 48.4% 45% 60% 71.1%

Rất quan tâm 51.6% 45% 29.3% 25.1%

Tổng 100% 100% 100% 100%

Bảng so sánh cho thấy kết quả mức độ quan tâm, rất quan tâm của sinh viên năm 1 lớn nhất và không có sinh viên nào là không quan tâm và ít quan tâm. Sinh viên năm 1 là những sinh viên mới rời khỏi môi trường trung học phổ thông lên đại học nhưng lại rất quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ cho thấy các bạn đã được giáo dục tốt ở môi trường phổ thông về vấn đề này. Đồng thời cũng chứng minh được sự cải thiện nhận thức trong vấn đề này ở thế hệ trẻ ngày càng phát triển.

Ở sinh viên năm 2, tỉ lệ sinh viên quan tâm và rất quan tâm là bằng nhau với 45%, tuy nhiên lại có 10% là ít quan tâm. Sinh viên năm 2 bắt đầu có sự ổn định trong học tập, họ cũng bắt đầu có nhiều sự quan tâm đến các vấn đề khác hơn. Việc ít quan tâm hơn đến vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ cũng là điều có thể hiểu được. Sinh viên năm 3, có một sự dịch chuyển về mức độ quan tâm, tỉ lệ rất quan tâm thấp dần nhưng tỉ lệ quan tâm cũng tăng dần. Điều này có thể lý giải là vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ không phải là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên năm 3. Đối với sinh viên năm 4, sự dịch chuyển này vẫn tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên có một sự khác biệt hơn, đó là tỉ lệ ít quan tâm đã giảm xuống. Năm 4 là thời điểm mà sinh viên chuẩn bị tất cả mọi thứ để tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm, ưu tiên hàng đầu của sinh viên năm 4 là nghề nghiệp tương lai. Việc quan tâm tới vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ là cơ sở để họ xem xét cơ hội việc làm, phát triển trong tương lai và tính cạnh tranh trong công việc.

Khi được hỏi vì sao bạn quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Bạn L, một sinh viên năm 4 cho biết: Mình quan tâm đến vấn đề này là vì muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt sau khi ra trường, hy vọng có cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Như vậy, mức độ quan tâm của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ là rất cao.

3.2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Để đánh giá nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ, ngoài việc đánh giá mức độ nhận thức chung thì đề tài cũng xem xét đánh giá nhận thức theo

nhiều khía cạnh khác nhau như khái niệm, biểu hiện, thuận lợi, khó khăn, … của vấn đề.

3.2.1. Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Đo mức độ biết và hiểu về năng lực lãnh đạo của nhân viên đã thu được kết quả sau: Có 52% người được hỏi cho rằng Năng lực lãnh đạo đồng nhất với khái niệm năng lực quản lý, đó lý là khả năng phụ trách việc sắp xếp, điều hành công việc nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Và 39.6% lại nghĩ Năng lực lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng của một người hoặc một số người lên những người khác để họ tự nguyện thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.Chỉ có 8.4% có ý kiến Năng lực lãnh đạo là khả năng áp đặt ý muốn chủ quan của một người hoặc một số người lên những người khác bất kể họ đồng ý hay không đồng ý nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.không có sinh viên tham gia khảo sát nào cho rằng không có khái niệm vào về lãnh đạo.

Số liệu thu được có thấy, hơn một nửa số sinh viên cho rằng năng lực lãnh đạo đồng nhất với năng lực quản lý. Điều này có nghĩa là nhiều sinh viên nghĩ rằng khái niệm lãnh đạo và quản lý đồng nhất với nhau. Cách tiếp cận khái niệm này mang ý nghĩa hẹp, quản lý là một người lãnh đạo, tuy nhiên, khái niệm quản lý chỉ là một tính chất công việc nhỏ trong lãnh đạo. Quản lý chỉ là điều hành, sắp xếp công việc, nhưng lãnh đạo còn phải là người định hướng chiến lược, có tầm nhìn, đào tạo nhân sự, … Lãnh đạo mang ý nghĩa rộng hơn. Tiếp cận khái niệm năng lực lãnh đạo cũ, là khả năng áp đặt ý muốn của quan của một người lên những người khác có rất ít sinh viên lựa chọn, chỉ 8.4%. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế thị trường cởi mở, lao động có nhiều quyền lợi và sự lựa chọn hơn thì khái niệm lãnh đạo nào không còn được ưa chuộng, thậm chí còn bị lên án. Số lượng sinh viên lựa chọn hướng tiếp cận khái niệm năng lực lãnh đạo này đã cho thấy đại bộ phận thế hệ trẻ có cách nhìn nhận vấn đề hợp với thời đại, xu hướng chung của xã hội. Việc tiếp cận khái niệm năng lực lãnh đạo đầy đủ và phụ hợp nhất là: Năng lực lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng của một người hoặc một số người lên những người khác để họ tự nguyện thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu của tổ chức (39.6%) được không ít sinh viên lựa chọn cho thấy một đại bộ phận sinh viên có hiểu biết về vấn đề này.

Từ cách tiếp cận các khái niệm “năng lực lãnh đạo”, đề tài đi vào phân tích sinh viên lựa chọn các (yếu tố) tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo của một người:

Biểu đồ 3.2 : Thể hiện những tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực của một nhà lãnh đạo

Chú thích: (đơn vị %)

A. Sự quyết đoán I. Khả năng phân tích tình hình và dự báo xu hướng B. Chấp nhận mạo hiểm J. Trình bày thuyết phục

C. Sự hài hước K. Khả năng tiếp cận thông tin D. Đầu óc thực tế L. Bình tĩnh xử lý các biến cố E. Sự kiên trì M. Biết lắng nghe

F. Sự hiểu biết N. Biết dùng người G. Sự năng động O. Tính linh hoạt H. Khả năng giao tiếp P. Trí tuệ cảm xúc

Q. Khả năng liên kết con người

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, hầu hết các tiêu chí đều được đánh giá rất cao. Có 3 tiêu chí được trên 80% sinh viên lựa chọn là Sự quyết đoán (88.7%); Khả năng giao tiếp (83.2%); Biết lắng nghe (83.6%). Có 6 tiêu chí trên 70% người lựa chọn là: Đầu óc thực tế (73.6%); Sự hiểu biết (74.9%); Biết dùng người (77.8%); Tính linh hoạt (72.3%); Trí tuệ cảm xúc (74.7%); Khả năng liên kết con người (74.4%). Chỉ có một tiêu chí dưới 50% đó là sự hài hước (26.9%).

Sinh viên nhận thức được các tiêu chí đều quan trọng để đánh giá năng lực lãnh đạo. Trong đó có ba tiêu chí đặc trưng phát triển ở nữ giới là tính linh hoạt, trí tuệ cảm xúc, khả năng liên kết con người đều được phần lớn sinh viên lựa chọn. Điều này minh chứng cho việc phụ nữ hoàn toàn có năng lực để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

So sánh sự lựa chọn các tiêu chí với nghiên cứu của Đỗ Minh Thúy (2008), Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ được thực hiện trên địa bàn Hà

88.7 45.1 26.9 73.6 43.8 74.9 55.9 83.2 65.2 68.3 51.2 61.2 83.6 77.8 72.3 74.7 74.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 A B C D E F G H I J K L M N O P Q Tiêu chí

Nội có một số thay đổi về số liệu thu được. Nghiên cứu của Đỗ Minh Thúy có kết quả: “sự quyết đoán”, “biết dùng người”, “khả năng phân tích tình hình và dự báo xu hướng” và “sự hiểu biết” là 4 tiêu chí được sinh viên cho là quan trọng nhất đối với người lãnh đạo. Không có sự thay đổi nhiều ở tiêu chí sự quyết đoán, tuy nhiên, mức độ đánh giá các tiêu chí khác lại thay đổi lớn. Đối với các tiêu chí “khả năng phân tích tình hình và dự báo xu hướng”, “biết dùng người”, “sự hiểu biết” vẫn được đánh giá cao nhưng không nằm ở các tiêu chí quyết định cao nhất. Một số tiêu chí ở nghiên cứu của Đỗ Minh Thúy bị đánh giá thấp như “biết lắng nghe”, “khả năng giao tiếp” nhưng trong đề tài này lại được đánh giá vào nhóm những tiêu chí quyết định. Bên cạnh đó, tỉ lệ lựa chọn tất cả các tiêu chí của hai nghiên cứu cũng có sự khác nhau.

Sự khác nhau trong số liệu thu được giữa hai đề tài có thể được lý giải với hai lý do sau: Thứ nhất, thời gian nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu của Đỗ Minh Thúy đã thực hiện cách đây hơn 12 năm, sự phát triển và thay đổi về đời sống, giáo dục cũng làm thay đổi các tiêu quyết định năng lực lãnh đạo. Sự thay đổi này có thể được gọi là thích nghi với tình hình mới, với yêu cầu thực tế; Thứ hai, khách thể thực hiện nghiên cứu cùng là sinh viên nhưng ở hai địa điểm khác nhau. Sự khác nhau của môi trường cũng sẽ dẫn đến sự khác nhau trong việc đánh giá và nhìn nhận các vấn đề.

Về các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển năng lực lãnh đạo, kết quả khảo sát cho thấy: Có 57.5% sinh viên biết về các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ và có 41.4% không biết về các chính sách này, chỉ có 1.1% cho rằng không có chính sách phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Khi được hỏi về việc nêu tên các lãnh đạo nữ ở Việt Nam thì chỉ có 10.8% là nêu được 3 cái tên, 16.1% nêu được tên của một nhà lãnh đạo nữ và có 65.7% nêu được 1 tên nhà lãnh đạo nữ. Những số liệu thu được cho thấy nhiều sinh viên đã có sự tiếp cận các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển năng lực lãnh đạo nhưng con số này chưa thật sự cao. Cách chính sách cần phải được tuyên truyền rộng rãi và phổ biến hơn đối với sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên chưa biết nhiều về các nhà lãnh đạo nữ cho thấy việc tìm hiểu về năng lực lãnh đạo của phụ nữ chưa được khuyến khích nhiều ở sinh viên.

Sinh viên năm 2 có tên là D, chia sẻ rằng: Em có biết về các chính sách phát

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 45)